Hạng B2
26/7/05
341
9
18
RE: Di Truyền Học

@mb-fan: bài này em nhớ đâu như trong chương trình Sinh học lớp 9 mà, bác có mở sách giáo khoa coi chưa? Theo phân loại của SGK thì tật di truyền là các biến đổi bất thường về HÌNH THÁI có liên quan đến gen, còn bệnh di truyền là các biến đổi bất thường về SINH LÝ có liên quan đến gen.

Còn hình thái khác với sinh lý thế nào thì bác mở sách ra coi dùm em nhé :D
 
Hạng F
6/5/06
6.835
145
83
RE: Di Truyền Học

em coi rồi nhưng nó hơi rối, em hỏi cô, cô lại bắt cả lớp đi tìm, thế mới đau[8|]. Bây giờ em hiểu rồi, cảm ơn các bác, mod khóa topic lại giùm, không thôi lại xàm:)
 
DNT
Hạng D
22/10/05
1.083
76
83
RE: Di Truyền Học

Bệnh là do cơ thể.
Tật là do môi trường.
Di truyền là do...trời :D:D:D
 
Hạng B2
27/9/07
184
4
18
52
Vietnam
RE: Di Truyền Học

Cái này là phải "nàm dõ" chứ không mập mờ được heng! LL là gì?
Các bác không "nàm dõ" thì để em đi khám bệnh.
 
Hạng B2
18/8/07
307
1
0
32
RE: Di Truyền Học

Theo Mình nghĩ : Bịnh di truyền là những bệnh ( đại khái vậy đi ) tìm ẩn trong thế hệ sau , dể có nguy cơ phát triển nếu không có kế họach phòng ngừa . Còn tật di truyền là thế hệ sau khi sinh ra là đã có ngay.
 
Hạng D
26/7/07
3.864
6
38
HCM
RE: Di Truyền Học

Đầu tiên fải phân biệt bệnh và tật đã, phân biệt hai cái này thì mới làm rõ được.
Đi sâu vào thì nên hỏi bác Sịa nhá:D
 
Hạng B2
1/7/07
269
11
18
RE: Di Truyền Học

Thật ra, sách thuốc nó không phân biệt "tật" và "bệnh" (ciondition, disorder, disease...). Nhưng nó chia làm 2 nhóm:

1. Rối loạn có tính Di truyền (genetic, inherited): các bệnh lý nằm trong gene và có khả năng truyền từ các thế hệ sang cho nhau (không bắt buộc 100% tình huống là cha hay mẹ bị bệnh, con cái phải bị bệnh)

2. Rối loạn có tính gia đình (familial disorder): có nguồn gốc trong gene hoặc ngoài bộ gene của gia dình. Ví dụ: một gia đình vì ăn chung một khẩu phần ăn nên nếu cha mẹ béo phì, con cái có thể bị béo phì. Nhưng khi đem cho con nuôi, sống chung với một gia đình ăn uống đạm bạc hơn thì các cháu lại hết béo phì.

Một ví dụ khác: nếu gia đình nọ sống gần 1 nơi ô nhiễm, có thể nhiều thành viên trong gia đình đó bị dễ bị ung thư, hen suyễn. Nhưng nếu 1 thành viên chuyển hộ khẩu, sống nơi khác, các bệnh tật có tính gia đình này có thể biến mất.

Ngu ý của em là như thế. Các bác có thể suy ra nhiều ví dụ hay ho khác
 
O.S.P.D
24/12/06
1.197
20
38
hcmc
yahoo.com.vn
RE: Di Truyền Học

Mọi thông tin di truyền từ bố mẹ sang con qua sự di truyền acid dexoyribonucleic (ADN). Mọi bệnh tật ở người có thể được coi như là KQ của sự tương tác giữa cấu tạo gen độc đáo của cá thể với môi trường. Trong một số bệnh, thành phần gen mạnh đến mức nó tự biểu hiện mà có thể đoán trước, như thế chúng ta gọi là bệnh gen hay bệnh di truyền.

Hiện nay y học phân loại thành 3 loại bệnh di truyền chính:
- Rối loạn thể nhiễm sắc: thiếu thừa hay là sắp xếp bất thường của một hay nhiều thể nhiễm sắc do đó gây thừa or thiếu chất liệu di truyền.
- Rối loạn di truyền đơn thuần hay theo kiểu Mendel: do một gen đột biến đơn độc.
- Những bệnh đa yếu tố: gây nên bởi tương tác giữa nhiều gen với nhiều yếu tố bên ngoài hay môi trường.

Ngày nay thì việc tìm bệnh di truyền tương đối dể nhờ vào việc chọc nước ối của bà mẹ vào tuần 14-16 của chu kì mang thai, nhờ thế thì có thể tránh cho ra đời những đứa con mang bệnh.