Hạng F
4/1/08
8.317
118.971
113
Lọc nước Watts
www.thietbiloc.com
Theo PC67 HN và PC67 TPHCM, số vụ tai nạn xe máy tại 2 thành phố này cũng chủ yếu liên quan đến người mới từ địa phương khác chuyển về hoặc chạy ngang qua. Số nạn nhân là công nhân, sinh viên ngoại tỉnh cũng chiếm tỷ lệ cao.
 
Hạng F
8/2/12
10.197
32.677
113

Một thực tế cho thấy, tình trạng tai nạn giao thông (TNGT) do những người điều khiển môtô, xe máy ở nhiều vùng quê, đặc biệt là các khu vực ngoại thành có xu hướng tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Nhiều vụ tai nạn khiến cùng lúc 3 đến 4 người thiệt mạng.
[pagebreak][/pagebreak]
Giật mình với những con số


Không ít người vẫn nghĩ rằng, tai nạn giao thông nghiêm trọng dẫn đến thương vong thường chỉ xảy ra trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ nên có phần chủ quan khi tham gia giao thông trên các tuyến đường liên xã, xóm. Nhưng thực tế, tai nạn giao thông trên địa bàn nông thôn đang gia tăng vơi mức báo động.

Trong năm 2014, theo báo cáo của một số địa phương, tình trạng tai nạn giao thông ở nông thôn như sau: Theo thống kê của Ban ATGT tỉnh Bến Tre, chỉ tính trong tháng 4/2014, toàn tỉnh đã xảy ra 36 vụ tai nạn, va chạm giao thông đường bộ, làm chết 20 người, bị thương 25 người. Ban ATGT tỉnh Lâm Đồng cho biết, tính riêng 2 tháng vừa qua, toàn tỉnh đã xảy ra 15 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 13 người và 11 người bị thương, trong đó, hơn 30% số vụ tai nạn giao thông xảy ra tại khu vực nông thôn và các tuyến đường tỉnh qua vùng nông thôn. Theo tổng kết của Ban ATGT tỉnh Tuyên Quang, trong tổng số 29 vụ tai nạn giao thông 3 tháng đầu năm thì có gần 70% số vụ tai nạn xảy ra ở các tuyến đường liên xã.

Các con số trên cho thấy đã đến lúc không thể xem nhẹ vấn đề giao thông nông thôn.

Vì sao TNGT ở nông thôn luôn cao?

Có thể nói, tai nạn giao thông trên địa bàn nông thôn liên tục gia tăng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông ở cả 3 khía cạnh: hạ tầng giao thông, phương tiện và người tham gia giao thông.

View attachment 108685
Nguy cơ gây mất an toàn giao thông nông thôn gồm cả 3 khía cạnh: hạ tầng giao thông, phương tiện và người tham gia giao thông.
Trên thực tế, nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa, năng lực lưu thông nâng cao... nhưng trật tự giao thông lại phức tạp. Đường giao thông nông thôn được cải tạo mở rộng, nâng cấp nhưng nhiều ngõ ngách, đường ngang, đường nhánh, vật che khuất thiếu hệ thống biển báo và thiết bị an toàn giao thông... trong khi đó, người tham gia giao thông chủ quan, phóng nhanh vượt ẩu dẫn đến tai nạn.

Phần lớn xe máy đang lưu hành ở nông thôn không bảo đảm an toàn, xe máy cũ từ các đô thị lớn dồn về, xe tự chế còn phổ biến. Người điều khiển phương tiện không có bằng lái, kỹ năng điều khiển phương tiện của người dân khu vực nông thôn không cao, xử lý tình huống kém. Hầu hết các vụ tai nạn giao thông ở vùng nông thôn rơi vào lứa tuổi thanh niên với các nguyên nhân do người điều khiển phương tiện không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ, sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Do vậy, khi tai nạn giao thông xảy ra, hậu quả để lại rất nặng nề.

View attachment 108686
Người dân nông thôn thường thiếu ý thức chấp hành luật giao thông
Một nguyên nhân khác cũng cần nhắc tới là sự vắng mặt của các lực lượng chức năng trên các tuyến đường giao thông nông thôn để xử lý hành vi vi phạm luật. Bởi cơ bản các lực lượng chức năng, đặc biệt là cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông tập trung vào các tuyến quốc lộ để giảm ùn tắc, để kiểm soát các xe chở khách, nên lực lượng đảm bảo TTATGT ở địa bàn đô thị, nông thôn mỏng.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Việc để xảy ra nhiều vụ tai nạn tại khu vực nông thôn có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc huy động các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên địa bàn, cũng như tuyên truyền giáo dục không hiệu quả. Vì vậy, muốn tai nạn giao thông giảm và giảm bền vững thì sự vào cuộc của chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền địa phương đóng vai trò rất quan trọng, vì chúng ta không thể đủ lực lượng để “giăng” khắp các mặt trận, địa bàn. Nếu chính quyền địa phương theo đúng chức trách, thẩm quyền thành lập các tổ, đội, nhóm, tổ chức các lực lượng công an xã, dân phòng... để đảm bảo TTATGT và các lực lượng này làm việc tích cực thì chắc chắn TNGT đã không xảy ra nhiều như vậy.

View attachment 108687
Lực lượng chức năng trên các tuyến đường giao thông nông thôn thường mỏng hơn

Mặt khác, công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật về TTATGT có vai trò rất quan trọng. Bởi để giảm TNGT cần nhiều yếu tố như hạ tầng giao thông, công tác quản lý nhà nước, các văn bản pháp luật..., nhưng ý thức người tham gia giao thông là cái gốc, vì vậy về lâu dài phải xây dựng được văn hóa giao thông của người dân.
(theo autodaily.vn)
đường thông, hè thoáng, dân trí chưa cao....phi nhanh nên đụng là lên bàn thờ
SG có muốn chạy nhanh cũng chả được nên va quẹt trầy xe là chính :), đông đúc thì khó chết hơn thì phải
 
Hạng D
16/11/09
2.027
720
113
Đọc đến phần "trách nhiệm thuộc về ai" là lại thấy lối mòn: "hầu hết", "phần lớn", "trách nhiệm thuộc về ai",...
 
12/10/07
772
236
43
Sài Gòn
Chạy ở quê thì xe máy giành đường với cả Ô tô luôn ấy, không có tín hiệu rẽ , ko còi , ...nói chung là cứ như mua đường rồi ấy :3dngacnhien:
 
Hạng D
20/7/11
1.138
671
113
HCM
www.facebook.com
Ở quê chạy xe máy ra đường hầu như ko có ai dội mũ bảo hiểm, chie khi nào đi xa khỏi vùng thì người dân mới đội, đường vắng, đi cứ như bay, dễ tai nạn là vậy.
 
Tập Lái
25/8/14
2
1
3
41
batdongsansymax.com
về quê đi xe đúng là sợ thật. nhiều người đi cứ như là đường nhà mình, thích là sang đường thôi chả cần xi nhan làm gì :))
 
Hạng B1
7/8/12
56
10
8
Đi về miền Tây toàn thấy từ trong hẻm chạy ra ko bao giờ nhìn trước sau, băng ngang đường thì toàn nhìn thẳng. Đi VT qua QL51 thì ôi thôi, toàn cảm tử quân. Đặc biệt là giờ chiều khi công nhân của mấy KCN đi về.
 
Hạng B2
12/4/11
261
20
18
Nhưng chết toàn thây ... chứ ở thành thị toàn nát thây ko ah ...........
Ui giời, đàng nào chả vào hóa thân Hoàn vũ bác lại còn lo nát với lành, hãy lo giữ lấy cái mạng đi bác ơi !