Thanks cho những Thông tin bổ ích của bạn nhé! Nhưng về chỗ LED mình có thêm tí ý kiến như thế này:tethien nói:Hiệu suất phát quang của một số loại đèn:
-Đèn sợi đốt : 12lm/W ( độ màu: 2.500K – 2.700K, thọ 1.000-2.000h)
- Đèn halogen: 18 lm/W (đèn halogen hiệu suất cao có thể đến ~30lm/W) ( độ màu: 3.000K – 3.200K, thọ 2.000-4.000h)
- Đèn huỳnh quang (đèn tuýp): 80 lm/W (khủng chưa, nhưng đây là chưa tính hao phí ở chấn lưu khoảng 9W đối với bóng 40W). ( độ màu: bất kỳ, thọ 7.000-15.000h)
- Đèn compắc : 60 lm/W ( độ màu: bất kỳ, thọ 7.000-15.000h)
- Đèn hơi thuỷ ngân : 50-60 lm/W ( độ màu: 2.200, thọ 16.000-24.000h)
- Đèn hơi natri cao áp : 50-90 lm/W ( độ màu: ấm, thọ ~24.000h)
- Đèn hơi natri thấp áp : 100-200 lm/W (rất khủng nhưng ánh sáng vàng 2.200 oK nên ít ứng dụng) (thọ 16.000h).
- Đèn hơi kim loại : 80 lm/W ( độ màu: 3000-6000oK, thọ 6.000-24.000h)
- Đèn LED : 80-100lm/W ( độ màu: 2000-6500oK, thọ 30.000-50.000h)
- Đèn Xenon : 60-80lm/W (4.000-6.000, thọ ~2.000h)
- Trong Các loại Đèn thì LED cực kì tiết kiệm Điện! Các Bạn có thể làm 1 phép thử rất đơn giản như sau: Mua 1 bóng đèn pin dây tóc loại 2,5v 0,1A trong các đèn pin nhôm liên xô cũ, và 1 con LED 1W. Sử dụng nguồn TEST là pin 9v. với đèn dây tóc, tgian từ khi phát sáng đến khi tắt hẳn vào khoảng 2-3h, nhưng về sáng rực thì chỉ được khoảng 15p là sáng rất yếu rồi! Nhưng đối với LED 1W, bạn để suốt 24h nó vẫn còn sáng lu lu. Điều này cho thấy LED có khả năng tiết kiệm x8 đối với so sánh đơn giản, nhưng nếu so sánh rõ thì sẽ thấy LED tiết kiệm Đến những x32 lần. Vì sao vậy? vì đơn giản với bóng 2,5v x 0,1A ~ 0.25W, còn LED 1W thì nó đã chênh nhau những 4 lần, lấy 4x tiếp cho 8 ở trên = 32. Cái này là tui tự thấy và là cái thực tế chứ có thể trên sách vở thì tui sai hết nhé!
- Tiếp đến là tuổi thọ LED: như bạn tethien đưa ra thì 30,000-50,000h là đối với các LED thường, chứ đối với các High Power LED tên tuổi thì có những Dòng tuổi thọ lên đến 80,000h++. Ví dụ điển hình như SSC P7, XML T6,Cree Q5... Đấy là dòng LED có gel silicon, còn 1 số dòng LED mới hiện nay không sử dụng môi trường silicon thì có tuổi thọ cao hơn, như dòng RMX,TTSR,...tuổi thọ là 100,000-166,000h++! Nhưng nói đến đây thì nhiều bạn Đã sử dụng LED sẽ bảo mình là xạo, vì sử dụng vài bửa hỏng liển, các bệnh chủ yếu của LED như bung đầu cầu bằng thủy tinh(Hoặc mica), dẫn đến giảm đến 70% độ sáng, hoặc là LED bị nháy.... Những bệnh này thường do các nguyên nhân sau gây ra:
+ Để Đạt những tuổi thọ như nhà sản xuất đưa ra thì khi hoạt động bạn cần đạt chuẩn về Tản nhiệt, dòng và áp sử dụng. Thường thì 1 bộ tản nhiệt cho LED đạt chuẩn trong các cuộc thử nghiệm là 42,66-63,75 độ. Dòng và Áp test thường chỉ load khoảng 70 đến tối đa là 81% công suất thực của LED. Điều này nhằm tránh làm sôi lớp gel silicon, vì chỉ cần vượt quá 65 độ ở 1 số LED cao cấp, và quá 55 độ(nóng đột ngột) ở LED hồ cẩm đào thì Nguy cơ bị lột mũ của LED đạt 100% rồi!
- Tiếp Đến là 1 đặc điểm của LED mà chỉ 1 số dòng bóng đèn khác có thể làm được là sáng tức thời khi có nguồn cấp vào!
Bởi vậy để sử dụng LED được An toàn thì cần chú ý:
+ Tản Nhiệt
+ Dòng
+ Áp
+ Đặc biệt chú ý hạn chế tối thiểu đụng vào mũ cầu thủy tinh(mica) của LED, đặc biệt là khi LED đang hoạt động hoặc đang nóng!(Cái này là cảnh báo ở 1 số datasheet của hãng CREE LED)
Trên đây chỉ là 1 số kinh nghiệm xương màu và hiểu biết của bản thân khi tham khảo các tài liệu, h post lên cho các bạn chung đam mê "ngọn đèn" điện tử tham khảo và hi vọng sẽ rất bổ ích với bạn nào đang mới tập tành. Khuyên các bạn mới chơi led là về cấu tạo chung thì LED nào cũng như LED nấy thôi, nên mới thử nghiệm nên chọn LED hồ cẩm đào, hoặc cao cấp hơn tí là LED của Cao Hùng chứ đừng mua LED cao cấp thử thì ruột đi từng đoạn Đấy!
Tiện Thể Cho mình hỏi ở đây có bạn nào đã vọc qua con CSM-360 chưa? Nếu có thì cho mình biết cảm giác với nhé. Trước h mình vọc cao nhất mới em CBM-360 với SST-90 BIN W65S thôi! Nếu có hình ảnh thì share thêm cho anh em chiêm ngưỡn nhé!