Thường chạy thi thì thầy chỉ mẹo rồi cũng dễ lắm nhưng ra thực tế k bít canh thế nào.
Em mới lấy bằng trước tết. Tâm sự của một tài mới )
Em mới lấy bằng trước tết. Tâm sự của một tài mới )
Đỗ xe kiểu gì cũng vậy, nếu không ước lượng được khoảng cách thì cách xa cả mét cũng tưởng là sắp đụng.
Bài thi này chỉ cần hiểu được khi mình lái chiếc xe sẽ đi đâu thì vào rất dể, còn chưa hiểu được thì lái mòn luôn cũng không vào được. Bài này k khó cứ cho bánh sau lên đến vạch đầu chuồng, xe cách lề chừng 30 cm rộng hơn chút ít cũng không sao thì dừng lại. Đánh hết lái sang phải cho xe de vào chuồng khi nhìn kính hậu thấy bánh xe sau bên phải đến giữa chuồng thì dừng lại, trả lái thẳng de tiếp khi thấy bánh sau cách vạch dọc chừng 20-25 cm thì dừng, đánh lái hết trái de tiếp phỉ luôn nhìn bánh sau không để bánh xe đạp vạch. Đánh lái phải chạy tới chỉnh xe // với vạch rồi de về cho OK thôi.cách này k cần dấu . Còn bác nào làm theo dấu thì chuẩn là 1 phát ăn luôn , nhưng sau này ra đường thì không có dấu
bài này trong sa hình có đánh dấu và thày chỉ mẹo hết, cứ yên tâm vô ngọt luôn. Hôm qua mình thi đánh liều k làm theo mẹo mà tự căn chỉnh theo gương vô ngon lành, bị trừ 5đ đè vạch
Em mới thi xong và rớt bài này đây. Lí do vào đc nhưng xa lề 30cm nên ko hú . Chán đời(Nguồn: Tuổi Trẻ Online)
Hiện nay, phần thi sa hình đỗ xe được phân bổ lại. Trong đó, hạng B1, B2, D và E thực hiện bài thi mới có nội dung "đỗ xe song song" tạo làn sóng dư luận trong cộng đồng lái xe ôtô.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hình ảnh minh họa việc đỗ xe song song - Ảnh: Google{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo thông tư 58/2015/TT - Bộ GTVT, kể từ ngày 1-4-2016, quy định mới về việc thi bằng lái xe các hạng B1, B2, D và E… có phần phức tạp và khó khăn hơn.
Trong đó, phần thi sa hình ở nội dung ghép xe vào nơi đỗ được phân bổ lại như sau: hạng B1, B2 và C thực hiện đỗ xe vuông góc (ghép hình dọc); hạng B1, B2, D và E thực hiện đỗ xe song song (ghép hình ngang).
Người dự thi có tối đa 2 phút để tiến, lùi xe tấp vào lề đường để đậu trong khi khoảng giữa còn trống và “bị khóa” ở đầu và đuôi bởi hai xe đã đậu trước đó, với khoảng không gian có chiều dài 6,45 m và rộng 2,2 m.
Khi lọt vào ô trống ngang, hai bánh trước-sau ở bên phải xe không được cán vào vạch chỉ đen có gắn thiết bị cảm ứng, nếu “đè vạch” xem như bị loại.
Anh K.L, người có hơn 5 năm kinh nghiệm lái xe với mực độ lái thường xuyên, cho biết: “Bài thi này khá khó, phải nắm rõ lý thuyết lẫn thực hành nhuần nhuyễn, phải thường xuyên chạy và đỗ xe. Tuy lái xe nhiều năm, bản thân anh cảm thấy đỗ xe song song chưa tốt lắm”.
Theo nhiều bác tài, nội dung mới này cũng thú vị, chỉ có điều thời gian 2 phút khá khó cho người mới lái.
“Nhiều lúc, tôi thấy mấy chị em phụ nữ đã cầm lái khá lâu cũng gặp trở ngại trong việc đỗ xe song song. Có cho ra thi cũng tốt, nhưng đánh đố về lượng thời gian thực hiện. Riêng tôi, thi thoảng mất gần 10 phút để lọt vào giữa 2 xe vì vừa canh xe vừa xem chừng dòng xe lưu thông trên đường. Nếu chỉ đỗ không, 2 phút cũng quá ít so với người mới lái” - anh Tú, nhân viên văn phòng marketing Q.1, lái xe mỗi ngày đến công ty cho biết.
Tuy nhiên, thầy N.V.Hùng (hiện làm việc tại trung tâm dạy nghề và đào tạo lái xe quận Thủ Đức) khá đồng tình với quy định mới này.
“Bài thi càng khó, càng tốt cho học viên và xã hội. Khi gặp trường hợp thực tế, người lái có thể xử lý, đâu phải lúc nào cũng có người giúp mình đỗ xe”, anh cho biết.
--------
Mấy bác thi B2 lâu rồi chắc không có bài này, em vừa thi hôm 28/6 có bài này, cũng may là qua được. Mấy bác đang tập lái có ai gặp khó với bài này không nhỉ? Mấy bác có kinh nghiệm vào đây chia sẻ cho các bác mới tập lái với nhe!!!
Thầy mình chỉ mánh là bạn cứ lùi đến vạch vàng, bị trừ 5 điểm rồi cứ đi ra. Kết thúc bài này và đến bài tiếp theo. Chấp nhận mất 5đ.Em mới thi xong và rớt bài này đây. Lí do vào đc nhưng xa lề 30cm nên ko hú . Chán đời
với điều kiện phải chạm vạch và đèn hú mới ra nhé, k là loại luôn. Nói chung cũng đơn giản thôi, quan trọng tâm lí vững lí đậu. bài qua cầu là khó nhất mà em qua ngon lành, bị trừ mấy lỗi nhỏ do chủ quan nên đè vạchThầy mình chỉ mánh là bạn cứ lùi đến vạch vàng, bị trừ 5 điểm rồi cứ đi ra. Kết thúc bài này và đến bài tiếp theo. Chấp nhận mất 5đ.
Tham gia với anh em chút.
Thi lấy bằng lái thường có 3 loại:
- học nghiêm chỉnh vì trách nhiệm sau này sẽ trực tiếp tham gia giao thông;
- học mẹo để lấy bằng lái;
- kết hợp 2 loại trên.
Thường loại thứ hai và 3 là những người ít thời gian, phương tiện thiếu, điều kiện kinh tế hạn chế (nói nôm na là không có nhiều tiền thuê xe tập tăng thời gian luyện tay lái). Không tính những anh lười học nha.
Về phần lý thuyết thì đơn giản hơn vì tài liệu để học có đủ.
Loại thứ nhất thì học luật kỹ sau đối chiếu với các câu hỏi để bổ khuyết những phần còn chưa vững.
Loại thứ hai học lý thuyết sơ sơ, dùng mẹo do các thầy và các lứa đi trước truyền lại để thi đỗ, ra đường thực tế bổ khuyết sau.
Phần thực hành thì khó hơn vì nhiều khi phụ thuộc vào thời gian được cầm lái, vào sự nhiệt tình của các thầy và phụ thuộc rất nhiều vào sự nghiêm túc, chuyên cần của người học.
Lan man vậy, giờ vào cụ thể:
Phần đậu xe thẳng góc (lùi vào chuồng) không khó bằng đậu xe song song vì những lý do:
- lùi xe vào chuồng chủ yếu dựa vào căn bánh sau và phần đuôi xe;
- đậu xe song song ngoài bánh sau, đuôi xe còn phải xác định được thân xe và mũi xe bên phụ.
Lý thuyết thì các anh em học ở trường, trên mạng cũng rất nhiều bài sinh động dạy về đỗ xe song song. Ở đây mình chỉ đóng góp chút kinh nghiệm nhỏ với anh em là phải cảm nhận được chiếc xe mình lái, phải xác định được vị trí của từng bộ phận thân xe, bánh trước, bánh sau, đuôi xe, mũi xe. Có như vậy thì mới điều khiển xe theo ý mình được.
Ít có điều kiện thuê xe thì tranh thủ tận dụng thời gian trên xe người khác lái thì tập xác định các vị trí cơ bản của xe và chuyển động tương đối của chúng so với các mốc trên đường (mình thấy nhiều anh em khi không lái ngồi trên xe ít chú ý mà thường 8 cho vui chờ tới lượt lái).
Làm vậy sẽ giúp cảm nhận xe tốt hơn và tiết kiệm được thời gian thực hành tay lái.
Chút kinh nghiệm nhỏ chia sẻ với anh em.
Thi lấy bằng lái thường có 3 loại:
- học nghiêm chỉnh vì trách nhiệm sau này sẽ trực tiếp tham gia giao thông;
- học mẹo để lấy bằng lái;
- kết hợp 2 loại trên.
Thường loại thứ hai và 3 là những người ít thời gian, phương tiện thiếu, điều kiện kinh tế hạn chế (nói nôm na là không có nhiều tiền thuê xe tập tăng thời gian luyện tay lái). Không tính những anh lười học nha.
Về phần lý thuyết thì đơn giản hơn vì tài liệu để học có đủ.
Loại thứ nhất thì học luật kỹ sau đối chiếu với các câu hỏi để bổ khuyết những phần còn chưa vững.
Loại thứ hai học lý thuyết sơ sơ, dùng mẹo do các thầy và các lứa đi trước truyền lại để thi đỗ, ra đường thực tế bổ khuyết sau.
Phần thực hành thì khó hơn vì nhiều khi phụ thuộc vào thời gian được cầm lái, vào sự nhiệt tình của các thầy và phụ thuộc rất nhiều vào sự nghiêm túc, chuyên cần của người học.
Lan man vậy, giờ vào cụ thể:
Phần đậu xe thẳng góc (lùi vào chuồng) không khó bằng đậu xe song song vì những lý do:
- lùi xe vào chuồng chủ yếu dựa vào căn bánh sau và phần đuôi xe;
- đậu xe song song ngoài bánh sau, đuôi xe còn phải xác định được thân xe và mũi xe bên phụ.
Lý thuyết thì các anh em học ở trường, trên mạng cũng rất nhiều bài sinh động dạy về đỗ xe song song. Ở đây mình chỉ đóng góp chút kinh nghiệm nhỏ với anh em là phải cảm nhận được chiếc xe mình lái, phải xác định được vị trí của từng bộ phận thân xe, bánh trước, bánh sau, đuôi xe, mũi xe. Có như vậy thì mới điều khiển xe theo ý mình được.
Ít có điều kiện thuê xe thì tranh thủ tận dụng thời gian trên xe người khác lái thì tập xác định các vị trí cơ bản của xe và chuyển động tương đối của chúng so với các mốc trên đường (mình thấy nhiều anh em khi không lái ngồi trên xe ít chú ý mà thường 8 cho vui chờ tới lượt lái).
Làm vậy sẽ giúp cảm nhận xe tốt hơn và tiết kiệm được thời gian thực hành tay lái.
Chút kinh nghiệm nhỏ chia sẻ với anh em.