Việc doanh nghiệp Bất Động Sản vỡ nợ chỉ là một phần, ngoài ra cũng cần nhìn nhận rõ nét hơn toàn cảnh thị trường Bất Động Sản hiện nay.
- Nợ như chúa chổm: Cái này chắc chắn rồi, đa số các CDT đang triển khai căn hộ đều rồi vào tình trạng này. Xuất phát từ thực tế là năng lực tài chính có hạn, chủ yếu sử dụng đòn bẩy tài chính, muốn bán hàng nhanh nên cặp kè với Ngân hàng đứng ra hỗ trợ Người dùng. Tuy nhiên điều này không lo lắng bởi Ngân hàng không giải ngân đồng nghĩa với việc chủ đầu tư không giao nhà, người mua không phải trả nợ. Cái khốn nạn là CDT lại nợ ngược nhà thầu, thường thì phải chạy trước một bước, nay bị khựng lại trước áp lực lãi suất, các hàng hóa không bán tiếp ra được nữa. Khối lượng tăng nhưng đầu vào không có Nợ thêm Nợ. Các chủ thầu lớn thì sẵn sàng sẻ thịt Chủ đầu tư và CDT buộc phải cắt thịt ra trả, đối với các chủ thầu nhỏ thì 2 bên nhẩy ra 2 hướng rốt cuộc chả thằng nào chịu thằng nào, thời gian thì vẫn trôi đều. Nợ đẻ ra thêm Nợ.
- Nợ trên trời rơi xuống: Thường các CDT không thuần về BDS các nguồn lực dành cho BDS do các nguồn khác tích tụ lại mà thành, nay các nguồn tích tụ ngày xưa giờ đây không còn nữa thậm chí bây giờ lại tứ tán, tiêu tan. Nợ BDS này chưa giải quyết được thì nợ khác ở đâu đó rơi xuống lã chã.
- Một mình gánh nợ: Các doanh nghiệp BDS đa số hình thành hoạt động dựa trên mối liên kết các nguồn lực riêng biệt lại với nhau. Trong bối cảnh hiện nay thằng sống, thằng chết thằng ngoi ngóp, thương tật,… liên minh tan rã, trăm dâu đổ đầu tằm, một thằng đi chưa nỗi nay cõng thêm vài thằng khác. Thử hỏi chừng nào mới tới đích đây.
- Nợ học phí: Lúc thị trường phất lên trăm hoa đua nở, nhà nhà làm BDS, người người làm BDS dẫu biết đây là cái nghành nghề khó gặm nhất trong tất cả các nghành nghề, đổi lại thì giá trị lợi nhuận đặt ra lại cao, nhưng viễn cảnh về cái gọi là đơn giản ăn ngay đã thành sách giáo khoa cho các nhà đầu tư BDS. Lúc đầu ngỡ rằng chỉ có thế ai ngờ sao lại nhiều thế???????????. Ngộ nhận, ảo tưởng, tự sướng dẫn đến lầm đường lạc lối cho CDT. Nhà đầu tư thì cũng không tránh khỏi bởi những hạn hẹp về thông tin, kiến thức. Bây giờ qay lại có còn được hay không!!!!!!!!!!!
- ‘Lừa’ hay Nợ: Chả biết sao nhưng có quá nhiều Chủ Đầu Tư thành Chủ Nợ. Nợ Thuế, Nợ khách hàng, Nợ đối tác, Nợ Liên minh, liên doanh,…rồi nằm vật ra tôi bị Lừa. Vấn đề bây giờ là kiếm ai là người thay mình vào chỗ ‘Lừa” đó.
- Ngậm bồ hòn làm ngọt: Bất chấp mọi thứ các CDT sẵn sàng làm bất cứ cái gọi là BDS ở bất cứ đâu, khi mà nhu cầu không có CDT cũng chỉ biết làm xong để nhìn, dùng BDS làm mồi cho các món Nợ khác.
- Nợ Pháp lý: Có quá nhiều BDS rơi vào tình trạng nhùng nhằng pháp lý, thậm chí còn chả có 1 tí ti gì. Luồn lách chính sách nhưng xét cho cùng cũng chỉ là luồn lách vòng vòng vẫn không thoát khỏi “bàn tay phật tổ”.
- Mắc nợ người nhà: Khi làm BDS ông CDT nào chả dựa vào một thế lực “bên trong” Ban đầu dự án xem ra rất là Thơm, nhưng khi bày ra rồi thì ôi thôi… thậm chí cái gọi gọi là ‘người nhà” ấy cũng không biết đường nào mà lần cho nổi âu cũng là cái không ngờ trước được do thiếu kinh nghiệm hay chính sách thay đổi.
- Các Nợ đá nhau: Khi làm được một dự án tạm gọi là Ngon, thì xung quanh rất nhiều người dòm kẻ ngó. Chưa làm đã có kẻ ngáng chân, bởi thế nếu có muốn làm đến nơi đến chốn cũng khó.
- Nuôi con Nợ: Trong khi hàng không ra được các CDT còn gánh trên mình khoản chi phí duy trì nuôi nấng bộ máy vận hành, quản lý, thậm chí còn phải đeo lên mình cái mác “tôi vẫn còn khỏe lắm”
- …
Nói tóm lại, trong bối cảnh khó khăn, các CDT bị Nợ bao vây, các dự án rơi vào vòng luẩn quẩn, thị trường toàn dòm ngó nhau coi động thái kế tiếp như thế nào.
- Nợ như chúa chổm: Cái này chắc chắn rồi, đa số các CDT đang triển khai căn hộ đều rồi vào tình trạng này. Xuất phát từ thực tế là năng lực tài chính có hạn, chủ yếu sử dụng đòn bẩy tài chính, muốn bán hàng nhanh nên cặp kè với Ngân hàng đứng ra hỗ trợ Người dùng. Tuy nhiên điều này không lo lắng bởi Ngân hàng không giải ngân đồng nghĩa với việc chủ đầu tư không giao nhà, người mua không phải trả nợ. Cái khốn nạn là CDT lại nợ ngược nhà thầu, thường thì phải chạy trước một bước, nay bị khựng lại trước áp lực lãi suất, các hàng hóa không bán tiếp ra được nữa. Khối lượng tăng nhưng đầu vào không có Nợ thêm Nợ. Các chủ thầu lớn thì sẵn sàng sẻ thịt Chủ đầu tư và CDT buộc phải cắt thịt ra trả, đối với các chủ thầu nhỏ thì 2 bên nhẩy ra 2 hướng rốt cuộc chả thằng nào chịu thằng nào, thời gian thì vẫn trôi đều. Nợ đẻ ra thêm Nợ.
- Nợ trên trời rơi xuống: Thường các CDT không thuần về BDS các nguồn lực dành cho BDS do các nguồn khác tích tụ lại mà thành, nay các nguồn tích tụ ngày xưa giờ đây không còn nữa thậm chí bây giờ lại tứ tán, tiêu tan. Nợ BDS này chưa giải quyết được thì nợ khác ở đâu đó rơi xuống lã chã.
- Một mình gánh nợ: Các doanh nghiệp BDS đa số hình thành hoạt động dựa trên mối liên kết các nguồn lực riêng biệt lại với nhau. Trong bối cảnh hiện nay thằng sống, thằng chết thằng ngoi ngóp, thương tật,… liên minh tan rã, trăm dâu đổ đầu tằm, một thằng đi chưa nỗi nay cõng thêm vài thằng khác. Thử hỏi chừng nào mới tới đích đây.
- Nợ học phí: Lúc thị trường phất lên trăm hoa đua nở, nhà nhà làm BDS, người người làm BDS dẫu biết đây là cái nghành nghề khó gặm nhất trong tất cả các nghành nghề, đổi lại thì giá trị lợi nhuận đặt ra lại cao, nhưng viễn cảnh về cái gọi là đơn giản ăn ngay đã thành sách giáo khoa cho các nhà đầu tư BDS. Lúc đầu ngỡ rằng chỉ có thế ai ngờ sao lại nhiều thế???????????. Ngộ nhận, ảo tưởng, tự sướng dẫn đến lầm đường lạc lối cho CDT. Nhà đầu tư thì cũng không tránh khỏi bởi những hạn hẹp về thông tin, kiến thức. Bây giờ qay lại có còn được hay không!!!!!!!!!!!
- ‘Lừa’ hay Nợ: Chả biết sao nhưng có quá nhiều Chủ Đầu Tư thành Chủ Nợ. Nợ Thuế, Nợ khách hàng, Nợ đối tác, Nợ Liên minh, liên doanh,…rồi nằm vật ra tôi bị Lừa. Vấn đề bây giờ là kiếm ai là người thay mình vào chỗ ‘Lừa” đó.
- Ngậm bồ hòn làm ngọt: Bất chấp mọi thứ các CDT sẵn sàng làm bất cứ cái gọi là BDS ở bất cứ đâu, khi mà nhu cầu không có CDT cũng chỉ biết làm xong để nhìn, dùng BDS làm mồi cho các món Nợ khác.
- Nợ Pháp lý: Có quá nhiều BDS rơi vào tình trạng nhùng nhằng pháp lý, thậm chí còn chả có 1 tí ti gì. Luồn lách chính sách nhưng xét cho cùng cũng chỉ là luồn lách vòng vòng vẫn không thoát khỏi “bàn tay phật tổ”.
- Mắc nợ người nhà: Khi làm BDS ông CDT nào chả dựa vào một thế lực “bên trong” Ban đầu dự án xem ra rất là Thơm, nhưng khi bày ra rồi thì ôi thôi… thậm chí cái gọi gọi là ‘người nhà” ấy cũng không biết đường nào mà lần cho nổi âu cũng là cái không ngờ trước được do thiếu kinh nghiệm hay chính sách thay đổi.
- Các Nợ đá nhau: Khi làm được một dự án tạm gọi là Ngon, thì xung quanh rất nhiều người dòm kẻ ngó. Chưa làm đã có kẻ ngáng chân, bởi thế nếu có muốn làm đến nơi đến chốn cũng khó.
- Nuôi con Nợ: Trong khi hàng không ra được các CDT còn gánh trên mình khoản chi phí duy trì nuôi nấng bộ máy vận hành, quản lý, thậm chí còn phải đeo lên mình cái mác “tôi vẫn còn khỏe lắm”
- …
Nói tóm lại, trong bối cảnh khó khăn, các CDT bị Nợ bao vây, các dự án rơi vào vòng luẩn quẩn, thị trường toàn dòm ngó nhau coi động thái kế tiếp như thế nào.