Đôi điều cần biết về sâm ngọc linh
<h2>Vì sao Sâm Ngọc Linh lại ít được biết đến tại Việt Nam và trên thế giới? </h2> Chúng ta hẳn là quen với tên gọi Nhân sâm Triều tiên hơn là với tên gọi Sâm Ngọc Linh - một cái tên hoang dã của một vùng rừng núi chẳng nói lên được cái sang trọng hay đẳng cấp mà bất kỳ loài sâm nào thường khoác lên mình thông qua những tên gọi mang đầy tính mỹ miều hay khoa học. Vẻ bề ngoài của Sâm Ngọc Linh cũng không hoành tráng và đầy nét hình thể như Sâm Cao Ly, Sâm Mỹ hay Sâm Trung Quốc, nó thật xù xì và mộc mạc. “Ngọc trong đá” hay “Thần châu xứ Ngọc” là những cái tên mà giới khoa học trong và ngoài nước thường dùng để ám chỉ tới loại Sâm Ngọc Linh này. Thật kỳ lạ, cái vẻ bề ngoài hoang dại mộc mạc lại là cái vỏ ẩn giấu che mình hữu dụng. Tồn tại tại vùng núi Ngọc Linh hàng trăm, hàng nghìn năm nhưng mãi tới năm 1973, nó mới bắt đầu chịu lộ diện. Từ đó tới nay, trải qua rất nhiều các cuộc nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước, giá trị đích thực của loài sâm này mới dần được phô bày.
Thật bất ngờ khi các nhà khoa học kết luận rằng Sâm Ngọc Linh đứng hàng đầu trong các loài sâm trân quý. Nó xếp trên cả sâm Triều Tiên, sâm Tây Dương (sâm Mỹ) và sâm Trung Quốc. Giới sành chơi sâm gọi nó với cái tên rất “hoành tráng” – Nhất đằng hùng sâm.
Vì sao vậy?
Sâm Ngọc Linh, Sâm Triều Tiên, Sâm Trung Quốc và sâm Mỹ (gồm 2 loại Panax quinquefolius và Panax trifolius mọc ở vùng Bắc Mỹ) được thế giới công nhận là 5 loài sâm quý giá nhất. Các loại sâm này đều có thành phần Saponin, được hiểu như là hoạt chất chính tạo nên những công dụng của sâm. Sâm càng có nhiều thành phần này thì càng tốt.
Hàng loạt các công trình nghiên cứu khoa học tại Việt Nam và tại nhiều viện nghiên cứu hàn lâm khoa học khắp nơi trên thế giới đã chứng minh nhân sâm Ngọc Linh là vị thuốc đặc biệt quý, đứng trên cả Nhân sâm Triều Tiên, Nhân sâm Trung Quốc và Nhân sâm Mỹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sâm Ngọc Linh chứa đến 52 saponin và nhiều hợp chất mới. Trong khi đó nhân sâm Triều Tiên có ở dạng tươi có khoảng 10 saponin, và ngay cả khi được xấy khô thành hồng sâm thì số saponin của sâm Hàn Quốc chỉ tăng lên 35.
Thực ra Sâm Ngọc Linh thường thì chỉ có giới Đông y, giới chuyên nghiên cứu về Sâm, giới chơi sâm, số ít giới đại gia và giới buôn sâm là biết đến giá trị thực sự của loài sâm này, người dân bình thường rất ít khi biết tới là tại Việt Nam mà cũng có một loài sâm, hơn nữa loại sâm này lại là loại được xếp là một trong những loại sâm đứng đầu thế giới, xếp trên cả sâm Hàn Quốc.
Vì sao vậy?
+ Thứ nhất: Đây là loại sâm rất quý và hiếm, nó chỉ phù hợp với thổ nhưỡng tại một số huyện tại hai Tỉnh Kon Tum và Đà Nẵng. Mọi nỗ lực di thực ra các vùng khác đều chưa đạt được kết quả như ý muốn.
+ Thứ hai: Các nghiên cứu về tạo sinh khối tế bào sâm Ngọc Linh tuy đã đạt được các bước khả quan nhưng cũng chưa áp dụng đại trà vào thực tế.
+ Thứ ba: Chúng ta chưa có một chiến lược và các kế hoạch hết sức cụ thể và hữu hiệu từ Bộ Y tế, các viện nghiên cứu sâm và các doanh nghiệp trong việc phát triển và marketing trên phạm vi toàn quốc cũng như quốc tế.
Gần đây trong các hội thảo dược liệu chuyên đề, hoặc trong các hội chợ triển lãm, người Hàn Quốc bắt đầu ít giới thiệu về sâm Hàn Quốc, họ đã bắt đầu giới thiệu các loại dược thảo khác. Đây là các bước đi hết sức có chủ ý của họ. Họ biết rằng Sâm Hàn Quốc đã in được một dấu ấn khó phai trong lòng người Việt rồi, đã có chỗ đứng vững chắc rồi và bây giờ là đến một loại sản phẩm khác. Chúng ta phải làm thế nào đây? Chúng ta phải quảng bá, giới thiệu và hướng cho người Việt Nam dùng SÂM NGỌC LINH - Sâm Việt Nam.
Các nghiên cứu về sâm ngọc linh ( sâm K5 )
Nghiên cứu về tác dụng dược lý của lá Sâm Ngọc Linh
Kết quả nghiên cứu về sinh học cây Sâm Ngọc Linh
Kết quả nghiên cứu về hóa học Sâm Ngọc Linh
B.S HOÀNG XUÂN ĐẠI -Thứ Sáu, 06/11/2009, 10:7 (GMT+7)
Ngọc Linh là loại sâm quý ở nước ta nên còn tên gọi như sâm Việt Nam, sâm khu 5 (sâm K5), sâm trúc (trúc tiết nhân sâm hay sâm đốt trúc), củ ngải rọm con hay cây thuốc dấu, tên khoa học là Panax Vietnamensis, thuộc họ Cam tùng (Araliaceae).
Năm 1985 do Hà Thị Dung và I.V Grushvistky đặt tên khi công bố tại Viện Thực vật Kamarov (Liên Xô) công nhận với tên khoa học là
Panax Vietnamesis Ha et Grushv thuộc họ Nhân sâm
Araliaceae. Là loại sâm quý hiếm nên được xếp đầu bảng trong sách đỏ thực vật Việt Nam năm 1994.
Loại sâm quý này được phát hiện tại miền Trung nước ta, thấy mọc tập trung ở núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum hay huyệt Trà My tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra còn thấy sâm phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và nhiều khi có ở cả trên đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam. Chúng sinh trưởng ở độ cao từ 1.200 – 2.100m so với mặt biển, mọc dày thành những đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên những mảnh đất nhiều mùn.
Sâm ngọc linh là loại cây thảo cao 80 – 100cm, thân rễ nằm ngang trên hoặc dưới mặt đất khoảng 1 – 3cm, mang rễ con và củ. Thân rễ có sẹo, nhiều đốt. Các thân mang lá; tương ứng với một thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5 – 0,7cm. Trên đỉnh của thân mang các lá mọc vòng, có 5 – 7 lá chét với phiến lá hình trứng ngược. Hoa mọc giữa các lá thẳng với thân. Quả dài từ 0,8 – 1,0cm, rộng khoảng 0,5 – 0,6cm, có màu đỏ khi chín. Cây mọc dưới tán rừng. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân, rễ củ. Cũng có thể sử dụng cả lá và rễ con. Nói chung phải chọn loại sâm có từ 7 – 8 tuổi mới sử dụng tốt. Người ta dựa vào sẹo trên thân rễ để tính tuổi của sâm; sâm trên thân rễ có trên 10 sẹo ước tính là trên 8 năm tuổi.
Người ta cũng đã phân tích thành phần trong sâm Ngọc Linh thấy chứa tới 26 hợp chất Saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không thấy có trong các loại sâm khác (theo Nguyễn Minh Đức 1994). Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu là các saponin triterpenic, song cũng là một trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung pammaran cao nhất khoảng 12 – 15% và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài khác của chi Panax trên thế giới (theo kết quả nghiên cứu của Viện dược liệu Bộ Y tế). Sâm Ngọc Linh có 14 acide béo, 16 acide amine (trong đó có 8 acide amine không thay thế được) và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng. Trong khi sâm Triều Tiên chỉ chứa có khoảng 25 saponin. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sâm Ngọc Linh có công hiệu như bổ toàn thân, trị suy nhược cơ thể, bổ thần kinh và sinh dục, tăng sức, tăng trí nhớ… Như vậy Ngọc Linh cũng là một loại nhân sâm thứ 20 được phát hiện trên thế giới.
Về công hiệu trị liệu trong dân gian, qua kết quả điều tra cho biết cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xê Đăng sử dụng làm thuốc cầm máu làm lành vết thương, làm thuốc bổ cho những người mới ốm dậy; chữa sốt rét, đau bụng, chảy máu, phù nề…
Trạm nghiên cứu dược liệu tỉnh Quảng Nam cũng như xí nghiệp dược phẩm Đà Nẵng đã bào chế thành các chế phẩm dược như “Tinh sâm quy Ngọc Linh”, Sâm quy mật ong… có chứa sâm Ngọc Linh và được chỉ định sử dụng như các loại nhân sâm hiện hữu.
Sâm Ngọc Linh thích hợp trồng vùng núi cao ở Quảng Nam, Kon Tum, Lâm Đồng, độ cao 1.200-1.500 m. Các vùng khác chưa được kiểm chứng.
Xem thêm