Tập Lái
17/2/14
9
0
0
Về GD thì thật ra cái zì cũng có nguyên do của nó thôi. Nền GD của Mỹ là khuyến khích hs tự thân vận động, tự tìm tòi tư liệu để bổ sung kiến thức, chứ ko phải cái zì cũng cái kiểu 'mớm' sẵn như nền GD của Châu Á. Thêm phần nữa là ctr học của các hs bên đó cũng rất nhẹ. Chương trình lớp 8 bên đó chỉ cỡ lớp 5 bên này thui nên tạo dk cho các học sinh tham gia các môn ngoại khóa khác, phát triển năng khiếu bản thân.
 
le.phong nói:
Về GD thì thật ra cái zì cũng có nguyên do của nó thôi. Nền GD của Mỹ là khuyến khích hs tự thân vận động, tự tìm tòi tư liệu để bổ sung kiến thức, chứ ko phải cái zì cũng cái kiểu 'mớm' sẵn như nền GD của Châu Á. Thêm phần nữa là ctr học của các hs bên đó cũng rất nhẹ. Chương trình lớp 8 bên đó chỉ cỡ lớp 5 bên này thui nên tạo dk cho các học sinh tham gia các môn ngoại khóa khác, phát triển năng khiếu bản thân.


Em cũng nghĩ như bác. Muốn học sinh tự lập và phát triển năng khiếu được thì phải xem lại về phần giáo dục của nước mình.
 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.484
113
copy & paste:

ice_kool nói:
Kinh nghiệm của em & các bạn em khi du học :

SVVN dư sức vào các trường trong top 10 ở Anh, nếu ở Mỹ thì top 30 (Ngành điện tử thì em không rành, em chỉ biết khối ngành kinh tế), em nghĩ ngành nào cũng vậy vì SVVN rất chịu khó học. Học ở những trường danh tiếng, cái nhận được nhiều nhất không phải là kiến thức, vì không phải tất cả lý thuyết đã học đều mang ra áp dụng khi đi làm được, cũng như không phải ai cũng nhớ hết kiến thức trong quá trình học, cũng ít người biết cách vận dụng lý thuyết đã học vào thời điểm nào trong thực tế, và thường thì các cty có chương trình huấn luyện riêng cho nhân viên mới. Cái nhận được nhiều nhất, là được sống và làm việc trong môi trường năng động với những người giỏi hơn mình. Điều đó sẽ làm thay đổi cách suy nghĩ , hành vi, mỗi ngày làm việc hiệu quả hơn, tự tin hơn, có trách nhiệm hơn. Cố gắng từng ngày để nổi bật trong đám SV có rất nhiều người giỏi và lợi thế hơn mình.

Nhưng rất nhiều người nghĩ chỉ cần đi du học rồi đem cái bằng NN về, nên học trường nào cũng được, có những trường nghe tên xong em không biết nằm ở đâu . Em để ý thấy đa số SV học các trường làng nhàng chỉ tụ tập từng nhóm người Việt chơi với nhau, con trai thì đá bóng, con gái shopping, cuối tuần tụ tập nấu ăn, chấm hết => do thường xuyên nói tiếng Việt nên tiếng Anh yếu; làm thêm trong các nhà hàng VN, TQ, Trung Đông => lúc nào cũng nghĩ đến việc kiếm tiền nên không có thời gian cho viẹc học hoặc làm những việc có ích khác; vì đầu vào các trường đó không đòi hỏi cao nên SV được nhận vào cũng chễnh mãng việc học & không tự tin. Tất nhiên cũng có vài người học trường trung bình nhưng ra làm rất tốt, nhưng đó là số rất ít mà em thấy => Nếu học trường bình thường ở NN thì học ĐHBK, NT ở VN tốt hơn.

Em ví dụ trường em ở Anh, gần 18,000 SV quốc tế nhưng chỉ khoảng 20 SVVN, mỗi tháng sẽ có các hoạt động sau:

+ Event với các cty lớn Airbus, RR, Unilever, McKinsey... các cty lớn thường ưu ái các trường top. Thường thì SV sẽ dược gặp nhân viên phòng nhân sự ( hoặc HR manager), hoặc các cựu SV trong trường đang làm việc cho các cy đó.

+ Họp mặt với 2 mentor, 1 người về academic sẽ giải thích những điều không hiểu trong quá trình học, 1 người về social life sẽ tư vấn về mọi thứ: đời sống tinh thần, sức khỏe, công việc sau này,...

+ Gặp nhân viên phòng hướng nghiệp của trường để góp ý về CV, interview, tham gia các buổi interview ảo để SV tự tin hơn. Thường thì họ sẽ tìm hiểu xem SV muốn nộp đơn cho Cty nào, rồi liên lạc với

+ Các hoạt động nâng cao soft skills của gần 200 clubs, rất nhiều, chỉ sợ không có thời gian để tham gia, các chtrình từ thiện trong nước hoặc NN (thường thì châu Phi), đại diện trường tham gia các kỳ thi thể thao, kinh doanh... hoặc giao lưu văn hóa với các trường nổi tiếng ở nước khác trong 3 tháng hè, vdụ học ở Mỹ thì qua các trường ở Anh, Pháp; học ở Anh thì đến Mỹ, Canada... em kể thêm tí , năm em học có 1 SVVN trong đội tuyển cầu lông của trường lọt vào tứ kết giải Quốc Gia, dự án giúp nông dân ở Uganda chống sạt lở đất của nhóm em lọt vào bán kết toàn quốc, 2 SVVN được bầu là chủ tịch hội SV quốc tế, các hoạt động từ thiện & promote Vietnamese culture của hội SVVN ở trường cũng được lên tạp chí..

+ Các buổi nói chuyện với những người thành công trong từng lĩnh vực. Năm em học thì được nghe Jack Welch, Richard Branson, Paul Polman, Toni Mascolo, Howard Webb, George Osborne, Dan Cobley... diễn thuyết. Hoặc gặp những cựu SV của trường giờ tự mở cty thành công. Các buổi gặp gỡ đó giúp SV tự tin & open-mind rất nhiều, gain networking nữa.

- Mỗi năm 2 lần có các event việc làm cho SV có cơ hội làm thêm trong trường, lương cao hơn ở ngoài & khi bận học thì xin nghỉ cũng dễ, tất nhiên là canh tranh nhiều vì SV nào cũng muốn làm. Có 1 SVVN phỏng vấn thành công & được nhận bằng khen trong quá trình làm việc.

- Chưa kể các hoạt động nhóm hằng ngày trong lớp sẽ giúp SV học cách làm việc với các bạn đến từ khắp nơi trên TG, học điểm mạnh của họ. Thường thì SV vào các trường top phải viết luận văn giải thích vì sao chọn học trường đó, vì sao học ngành đó & career plan là gì; sau đó thì trường gọi phỏng vấn. Vì đầu vào có chọn lọc nên SV học & chơi với nhau ăn ý hơn. Làm việc với xung quanh toàn người giỏi thì mình sẽ giỏi theo.

Tóm lại, nếu đích nhắm cuối cùng của bố học trò bác GS Tèo là tiền thì em thấy học đâu cũng được. Nếu muốn đứa con trở nên giỏi hơn, tốt hơn thì nên đi. Em thấy có nhiều SV ở VN thụ động nhưng qua đây thì tham gia hoạt động ngoại khóa năng nổ, làm việc part-time cho trường, và học rất giỏi. Nghĩa là làm 3 việc cùng lúc đều tốt. Bác GS Tèo có thể kiếm thông tin của những SVVN đã & đang học ngành điện trong các trường top ở Mỹ, rồi liên lạc với họ sẽ có nhiều thông tin hữu ích hơn, vdụ vào facebook - advance search - tìm người VN học ở MIT (trường đánh giá gần như số 1 về khối kỹ thuật ở Mỹ) - add friend.

Xin lỗi các bác, do buồn ngủ quá nên vài chỗ em viết tiếng Anh cho nhanh.
 
Hạng B2
27/5/11
290
548
63
Không thấy hệ thống trường chuyên lớp chọn nhỉ, đi thi olympich sao đoạt giải như VN được.
 
F12
Tập Lái
5/8/14
8
1
3
Tình hình này chắc phải xin 1 vé đi du học US! :)
 
Hạng D
29/1/13
1.354
16.538
113
Ở VN chúng ta tốn rất nhiều tiền cho việc học mà trong tương lai chúng ta biết chắc chăn sẽ không bao giờ sử dụng chúng , nhồi nhét đầy kiến thức như gà công nghiệp .
 
ium confirmed
Hạng D
24/6/14
1.271
3.055
113
Nên đọc để biết thêm đặc biệt là các bác làm về giáo dục
 
Tập Lái
6/7/14
3
3
1
51
Thớt nhiều thông tin hay, em cũng phải đọc dần là vừa để còn chuẩn bị cho F1.
 
Hạng D
29/10/03
1.303
362
83
Vietnam
Em thêm tí dầu ạ:
- Community Colleges (CC): nơi tiết kiệm chi phí nhất, học dễ hơn Universities, thân thiện hơn Uni. Dân bản xứ vẫn thường quay về CC học hè cho gần nhà và savings. Chú ý 1 số lớp không transfer được lên Uni, nên phải tham vấn Counselor của Uni trước (làm cái curriculum lun cho chắc ăn). Sau này (1995+), một số CC tổ chức lớp tốc hành lun, ~4 tuần là xong 1 lớp (thường là lớp dễ), học 5-6 ngày/tuần.
- Nếu muốn học nhanh hơn 1 chút vì lớp đó biết rồi (ở VN..) nhưng vì lý do nào đó mà phải học, thì gặp Counselor xin cái test để waive, nếu pass thì tiết kiệm ít và time.
- Nếu học kỹ sư thì kiếm cái trường nào có logo "College of Engineering" trong khoa Engineering.
- Ráng kiếm cái Work Study để kiếm thêm nhé. Đa số sinh viên mình tutoring Toán, Lý, Hóa.
- Lên Junior hay Seninor level, thì kiếm mấy cái Researches liên quan, vửa bổ sung việc học và kinh nghiệm, vừa kiếm thêm ($5-10k/topic). Cái này khó kiếm (1 compete với ~100).
- University: nếu muốn học kỹ, dễ kiếm việc nên chọn State Unis. Có tiền thì chọn Private. Tiền nào của đó.
Last but not least: mang theo cái ghi âm vào lớp học nhe, không chỉ vì lý do ngôn ngữ đâu :)