Hạng D
9/1/06
2.624
13.381
113
HCM
Các bác có xem 1 số film giới thiệu về các cty Nhật được chiếu tại VJCC không. Em tình cờ xem được và thấy rất hay, kể về sự phát triển của các Cty Nhật. Nhìn chung, các công ty Nhật phát triển được là nhờ siêng năng. Ông bà ta thường nói "Cần cù bù thông minh" Em nghĩ Việt Nam hoàn phát triển như Nhật được chỉ cần tuân thủ theo lời dạy dân gian.
 
Tối qua xem về Honda nhưng em lại không ấn tượng về Cty Nhật này mà lại có 1 ấn tượng khác.
 
Câu chuyện về Honda như thế này:
Khởi đầu Honda đúng là 1 trong những cty hàng đầu trong chế tạo xe máy, và vị trí đó đến giờ vẫn còn nguyên giá trị. Được sáng lập bởi Soichiro Honda, một nhà quản lý miệng nói tay làm. Nhưng nhiều khi nói nhiều quá làm cho lính ở dưới nó rối.
Sau thành công xe máy, đến 1966 thì Honda chuyển sang chế tạo xe hơi, chiếc xe đầu tiên là N360. Đây là thời kỳ hoàn kim của Honda, vượt mặt tất cả các công ty chế tạo oto khác tại Nhật về doanh số. Nhà máy sản xuất ngày đêm mà không đủ số lượng cung cấp. Có thể nói N360 phổ biến ngang với VW Beetle. Nên ai còn sở hữu N360 đến giờ này là 1 chiếc xe quý giá gắn liền với sự khởi đầu sx oto của Honda, tiền thân cho những chiếc Accord, Civic, Acura bây giờ. Thế nhưng sự đời lên hương thì đùng 1 cái, Honda bị tố tội danh "Giết người" vì làm ra chiếc xe N360 không an toàn, sau khi có 1 khách hàng đi xe này bị tai nạn chết. Câu chuyện N360 làm ra có đặc tính như Tata Nano của Ấn độ bây giờ, vẫn bán chạy như tôm tươi.  Mặc dù, sau khi điều tra không có kết luận sai phạm gì nhưng Honda lúc này cực kỳ khó khăn vì người sử dụng bắt đầu hoài nghi 1 cty Nhật lùn chuyên sx xe máy thì làm sao có thể làm ra 1 chiếc oto an toàn được. Doanh số sụt giảm chỉ còn 20%. Người tiêu dùng trở lại với Big Three và xe Mỹ vẫn là đỉnh.
 
Hoạt động không hiệu quả thì đến năm 1970, Thượng viện Mỹ bắt đầu thông qua luật Muskie, yêu cầu giảm lượng khí thải xuống còn 1/10 so hiện nay trong vòng 5 năm. Nếu ai không đạt thì đừng hòng lưu hành xe tại Mỹ. Lúc này, Big Three la ó phản đối kich liệt. Honda không còn cách nào khác muốn sinh tồn thì phải làm theo yêu cầu.
Ban đầu, để giảm khí thải thì suy nghĩ trươc tiên là giảm tiêu hao nhiên liệu bằng cách bóp xăng cho vào Caburator ít đi. Nhưng làm như vậy thì động cơ rất yếu, không còn là xe hơi nữa mà thành xe máy mất rồi. Càng bóp thì động cơ hết nổ luôn.
Đang ngày đêm suy nghĩ, mà công nhận người Nhật làm việc giống như tự sát vậy, cả mấy tháng trời toàn ngủ lại cty chừng 2h/đêm, mà cuối cùng cũng potay.com.
Đến năm 1972, tình cờ 1 kỹ sư Nhật kiếm đâu được bí kiếp của USSR nói về cách chế tạo động cơ hạn chế khí thải, tiết kiệm nhiên liệu. Hóa ra cái động cơ nổ này Liên Xô làm được từ 1950 khi kinh tế thế giới lúc đó khó khăn sau WarII.
Xem toàn bộ film thì em ấn tượng nhất chi tiết này, SoViet giỏi quá còn gì, em đoán là còn nhiều phát minh, ứng dụng nữa mà thế giới copy của SoViet đang còn sử dụng mà ta chưa biết. Thế mà chẳng ai biết để cảm ơn SoViet , toàn thấy USA, EU, Japan là số 1 về chế tạo.
 
Trở lại vấn đề động cơ tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế khí thải mà Honda đặt tên là CVCC. Kỹ sư Nhật phát hiện người Nga đặt thêm 1 bình xăng phụ nhỏ nằm trong bộ Caburator, chính bình xăng này chỉ cần cung cấp 1 lượng xăng nhỏ, nhưng  vẫn làm động cơ nổ được & sinh đủ công suất. Như bắt được vàng, Honda bắt đầu đẩy mạnh nghiên cứu hoàn thiện & trình làn động cơ hạn chế khí thải theo luật Muskie đầu tiên trên thế giới vào 12/1973 (sớm hơn quy định 2 năm). Đây là thời điểm Honda hồi sinh sau khi các hãng oto khác Big Three phải theo Honda năn nỉ học hỏi nếu không muốn bị chính phủ cấm sx.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
euro car nói:
Xem toàn bộ film thì em ấn tượng nhất chi tiết này, SoViet giỏi quá còn gì, em đoán là còn nhiều phát minh, ứng dụng nữa mà thế giới copy của SoViet đang còn sử dụng mà ta chưa biết. Thế mà chẳng ai biết để cảm ơn SoViet , toàn thấy USA, EU, Japan là số 1 về chế tạo.
dễ ợt : chế độ đãi ngộ bèo quá thì chảy máu chất xám
24.gif


Nước nào giàu thì đón dìa (và cả gia đình họ) cho nhập tịch ta lun hưởng đủ thứ chế độ lương bổng toàn hàng 5 sao -  từ công nghệ vũ trụ cho tới cầu thủ đá banh
21.gif
 
Hạng C
20/3/08
860
4
18
em có cuốn sách nói về ông Honda này,em chỉ ấn tượng nhất cảnh ông đối tác của Honda bị rớt hàm răng giả vào cầu tiêu,chính ông Honda lội xuống hầm cầu,mò cho được hàm răng giả,sau đó rửa thật sạch và ngậm vào miệng và nhảy múa cho ông khách đó xem,chỉ để chứng tỏ răng giả đã được rửa rất sạch.Sau đó là màn đấu khẩu giữa Honda và hiệu trưởng về cái bằng tốt nghiệp,ông Honda tuyên bố một câu xanh rờn"đối với tôi,bằng tốt nghiệp không bằng một cái vé xem phim",hình như những người như ông Honda đều có tính cách mạnh và hơi lập dị.
 
Hạng D
9/1/06
2.624
13.381
113
HCM
Đến giờ, Honda đã là 1 tập đoàn nhiều quốc tịch, nhưng ai ai trong cty cũng gọi Soichiro Honda là "Bố". Nếu có những khó khăn vướng mắc chưa giải quyết, ai cũng nghĩ trong đầu là" Giá mà có Bố ở đây thì chắc Bố sẽ nói câu gì đó". Soichiro được kính trọng chính vì tính cách làm việc tận tình, thực tế, gần gũi công nhân ngay tại xưởng, họ xem ông thân thiết & là chỗ dựa tinh thần như là người cha già.
 
Hạng C
11/9/10
554
296
63
A+ cho bác đã bỏ công tìm kiếm và chia sẻ cùng AE OS.
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.861
113
Miền Không Xác Định
Phim tài liệu này đã chiếu trên HTV9 cách nay mấy năm. Đại khái:
- Thập niên 70s là thời kỳ bùng nổ xe hơi ở phương Tây. Hậu quả là không khí các đô thị ô nhiễm trầm trọng (thời đó xe hơi không có bộ lọc khí thải, động cơ không đốt hết nhiên liệu), trẻ em và người già mắc bệnh đường hô hấp tăng đột biến. Các tổ chức xã hội, bên y khoa đều coi đó như 1 thảm hoạ, áp lục lên chính phủ. Kết quả là các bên thống nhất 1 thời điểm nhất định (em không nhớ là năm nào) các hãng xe hơi phải giảm nồng độ khí thải xuống ở mức an toàn, nhất là các hạt bụi nhỏ gây tắc nghẽn hô hấp...Thế nhưng rào cản về công nghệ là bất khả thi, người ta cho rằng có lẽ nên đóng cửa toàn bộ ngành SX xe hơi.
- Ông Honda nhóm họp "nội các" và đưa ra quyết tâm: đây là cơ hội duy nhất ngàn năm có 1 để Honda bước lên hàng đại gia trong ngành chế tạo xe hơi toàn cầu. Nếu (tất nhiên) Honda làm được điều mà ai cũng cho là không thể đó. Hàng trăm kỹ sư ưu tú nhất tập hợp lại, ăn ngủ tại chỗ, xem xét mọi vấn đề xoay quanh cấu trúc động cơ đốt trong với quyết tâm cao nhất.
- Thế nhưng đã hàng tháng trời mà chẳng có chút tiến triễn nào. Trong khi đó, nhân lúc dư luận đang quan tâm, ngài chủ tịch tập đoàn đã mạnh dạng đứng ra truyền thông hứa hẹn là hãng Honda sắp sửa tìm ra giải pháp trong thời gian gần. Rõ ràng là ông Honda gan cùng mình ở xứ sở trọng danh dự. Nếu ông ta hứa hão thì coi như Honda tèo.
- Các kỹ sư lớn tuổi thì bắt đầu nãn. Nội bộ Cty lời ra tiếng vào...May thay, các kỹ sư trẻ vẫn chưa chịu đầu hàng. Vì có nhiệt huyết tuổi trẻ, và vì...danh dự của ngài chủ tich đánh kính!
Có 1 anh kỹ sư trẻ tình cờ đọc 1 tài liệu đã cũ = tiếng Nga. Trong đó có giới thiệu về loại động cơ xăng cỡ nhỏ dùng trong quân dội Nga. Điểm đặt biệt ở loại động cơ này là thiết kế 2 buồng đốt: thêm 1 buồng đốt rất nhỏ cạnh buồng đốt truyền thống. Hệ thống đánh lửa sẽ đốt hổn hợp nhiên liệu trong đó trước mới cháy lan ra buồng đốt chính bên ngoài. Nguyên lý này tương tự như hãng Isuzu giới thiệu động cơ dầu trên xe HiLander so với loại động cơ dầu thông thường.
Có điều người Nga đã bỏ không dùng loại động cơ đó từ lâu. Nó bị quên lãng rồi. Tập thể kỹ sư hãng Honda lấy nguyên lý đó phát triển ra động cơ ít ô nhiễm đạt yêu cầu. Ngài Honda không bị thất hứa.
Như vậy, nhờ cơ hội đó mà hãng Honda có chỗ đứng trong ngành chế tạo xe hơi như hiện nay.
 
Hạng C
20/3/08
860
4
18
lần đầu tiên em nghe hai buồng đốt,đốt rồi thì lấy đâu ra mà đốt nữa,là sao ta?