Status
Không mở trả lời sau này.
joy
Hạng B2
22/11/11
212
31
43
Bọn BBC thật là đốn mạt khi cho rằng nước Nga của anh hùng đang kiệt quệ, hấp hối :

Kinh tế Nga 'xuống dốc không phanh'

Robert Peston Chủ biên trang Kinh tế BBC

Dưới đây là những con số giải thích lý do tại sao nền kinh tế Nga đang lao đao khi đối mặt với một giá dầu sụt giảm và lệnh trừng phạt của phương Tây.
Dầu và khí đốt chiếm hai phần ba tổng xuất khẩu của Nga với khoảng 530 tỉ USD. Nếu không có dầu khí, Nga sẽ có mức thâm hụt lớn về thương mại và giao dịch tài chính với phần còn lại của thế giới - đó là lý do tại sao ngân hàng trung ương của Nga dự kiến sẽ bị bơm tiền ra ngoài hơn 100 tỉ USD trong năm nay và năm sau.
Và chi tiêu công gần như hoàn toàn được hỗ trợ bởi các khoản thu từ dầu khí. Nếu không có nguồn thu này, chính phủ sẽ bị tăng các khoản nợ của mình khoảng hơn 10% một năm, theo số liệu của IMF.
Vì vậy, thâm hụt phi dầu mỏ lớn và không bền vững ở khu vực công và thương mại giải thích lý do tại sao các nhà đầu tư không muốn đụng chạm đến đồng rúp.
Và biện pháp trừng phạt của phương Tây, áp đặt đối với hành động của ông Putin cho sự phiêu lưu của mình ở Ukraine, chỉ làm cho nền kinh tế Nga khó khăn hơn.
Chính phủ tuyệt vọng?
Việc đồng rúp mất giá 50% trong năm nay chẳng mấy bất ngờ, ít nhiều do giá dầu sụt giảm.
Điều đó làm tăng lạm phát tràn lan – với giá cả đã tăng hơn 9%.
Và ngân hàng trung ương của Nga dự báo nền kinh tế sẽ sụt giảm gần 5% trong năm tới.
Phương Tây thanh trừng Nga vì những quyết định của ông Putin tại Ukraine.
Nhưng ngay cả trong bối cảnh như vậy thì quyết định của ngân hàng trung ương Nga tăng lãi suất cơ bản từ 10,5% lên 17% là động thái gây sửng sốt.
Nó có thể có tác dụng là đồng rúp đỡ mất giá. Rồi sau đó quyết định này sẽ khiến các nhà đầu tư lo ngại rằng chính phủ đang ngày càng tuyệt vọng và bất lực khi đối mặt với một cơn sóng thần của thị trường.
Gợn sóng toàn cầu
Nga chưa phá sản. Vào giữa năm nay IMF dự đoán Mosocw có ngoại hối dự trữ tương đương với giá trị khoảng một năm nhập khẩu. Mức này có thể giảm xuống còn gần 10 tháng vào lúc này, nhưng cũng đóng vai trò chống đỡ phần nào.
Điều đó có ý nghĩa gì đối với các nước khác? Việc Nga đang hút nhu cầu từ nền kinh tế toàn cầu đang có vấn đề, như khu vực châu Âu và Trung Quốc trì trệ, thực ra cũng không hay ho gì.
Đối với các ngân hàng nước ngoài cho Nga vay- khoảng 364 tỉ USD thì đó là mức nghiêm trọng nhưng không quá nguy hiểm (và tiền mà những ngân hàng Anh cho vay chỉ khoảng vài phần trăm trong tổng số Nga vay mượn).
Ngoài ra còn có khoảng nửa tỷ đôla trái phiếu Nga đang trên sàn giao dịch, với khoảng một phần ba số trái phiếu này được chính phủ phát hành. Hầu hết số trái phiếu này được các nhà đầu tư xem là trái phiếu nhiều rủi ro mặc dù các hãng xếp hạng chưa chính thức phân loại vào dạng này.
Xét về tổng thể những gì đang diễn ra, Nga đang bị rò rỉ tiền mặt ở mức ồ ạt. Và khi thiếu một sự thỏa hiệp với phương Tây về Ukraine, người ta khó có thể thấy được Moscow sẽ cầm cự thế nào với đà xuống dốc này.

000000000
Tạm lý giải việc chi tiêu quá mức cho quốc phòng, cộng với việc thoái vốn ồ ạt do cấm vận, đồng tiền vốn không mạnh, nhưng do ảo tưởng và tinh tướng trong thời gian giá dầu cao - tự sướng bằng cách hô hào cho việc dùng rouble (ngay cái tên cũng đã thấy ... bất ổn!) để thay thế cho dollar trong thanh toán quốc tế - cùng với mất cân bằng, thiếu ổn định trong thu nhập dẫn đến ... khó thở cũng là điều dễ hiểu !

Ngẫm cho cùng, nước Nga là anh hùng trong ... oánh lộn, đầu gấu chứ đã bao giờ là cường quốc kinh tế đúng nghĩa nhỉ !?
Híhí .... tội cho nước Nga của anh hùng !
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
5/4/08
1.586
5.249
113
chả phải do khai thác dc dầu đá phiến đâu
cái này khai thác từ lâu rùi, khoảng 80 năm về trước đã khai thác rồi
còn cái công nghệ khoan mà báo chí Mẽo PR, thì cũng có từ lâu rùi, VN cũng có áp dụng cho dàn khoan mới sau này (nói là sau này, nhưng thực ra cũng áp dụng lâu rùi)
dầu từ 120$ tụt về 70$ thì ko PR công nghệ sideways drilling
tự nhiên khi về 60$ thì báo chí Mẽo PR
công nhận, sức mạnh truyền thông
quá mạnh, tầm ảnh hưởng ghê thật
 
joy
Hạng B2
22/11/11
212
31
43
Ờ chỉ có dân Việt ở Nga thất điên bát đảo vì phải ăn cơm chứ hổng ăn bánh mì với muối như dân Nga nhé !

Người Việt ở Nga 'hoang mang' vì kinh tế

Cộng đồng người Việt ở Nga và người dân Nga đang 'lo lắng và hoang mang' do đồng rúp trượt giá kỷ lục so với đôla Mỹ, theo đánh giá của người Việt tại Nga.
Hôm 15/2, đồng rúp lần đầu tiên tụt xuống dưới mức 60 rúp đổi được một đôla dù có cải thiện đôi chút sau khi Nga tăng lãi suất lên 17% từ mức 10,5% trước đó.
Bà Lan Hương, một doanh nhân người Việt và nhà quan sát thời sự sống ở Moscow, nói với BBC hôm 16/12:
"Người Việt ở Nga phần lớn, phải tới hơn 90%, là nhập hàng từ các nước vào Nga để bán trên thị trường Nga nên trong điều kiện đồng rúp bị mất giá và bất ổn như hiện nay thì tất cả mọi người đều gặp rất nhiều khó khăn.
"Khó khăn thứ nhất là đồng rúp bán ra mà không lấy lại được ngay thì sẽ mất bị mất tiền một cách rất nhẹ nhàng từ khoản nợ của khách hàng.
"Mối lo thứ hai là không biết tính giá thế nào là vừa, tính giá cao quá thì người ta không mua, tính giá thấp quá thì mình bị lỗ vì đồng rúp ngày hôm nay có giá trị một đồng, ngày mai nó chỉ còn 80 xu và ngày kia nữa có khi còn lại chỉ 50 xu thôi.
"Sự bất ổn làm người ta không biết định hình đướng lối giá cả như thế nào cho hợp lý.
"Và cái thứ ba, cái điều lo lắng nhất, là trong bối cảnh đồng rúp mất giá, hàng hóa nhập khẩu sẽ bị đắt lên trong khi lương của dân chúng bằng rúp không thay đổi, như vậy sức mua càng ngày càng giảm và không ai biết được trong thời gian tới thị trường Nga sẽ tiêu thụ hàng hóa như thế nào, tiêu thụ những mặt hàng nào, tiêu thụ ở mức độ như thế nào."
'2015 sẽ còn khó khăn nữa'

Bà Lan Hương cũng nói dù chính quyền Nga có kiểm soát được các phương tiện truyền thông chính thì sự lo lắng của người sống ở Nga có thể thấy được trên Facebook và ngay cả trên đường phố.
Có người đã mang biển 'Ngân hàng Nga hãy trả lại chúng tôi tỷ giá cũ' đi trên đường.
Người Việt sống ở Nga lâu năm này cũng cho BBC biết:
"Dự đoán khả thi nhất là năm 2015 sẽ là năm còn khó khăn hơn nữa và tình hình có thể còn tồi tệ hơn hiện nay.
"Còn dự đoán mang tính cụ thể rằng đồng rúp đến mức nào thì dừng lại thì không ai dám đưa ra vào thời điểm này bởi vì trong hai tháng qua các dự báo đều không được thực hiện, đồng rúp cứ ngày càng mất giá, nằm ngoài mọi dự đoán và chờ đợi của mọi người.
Bà Lan Hương cũng nói giá cả biến động 'hàng ngày, hàng tuần' và dù nhu yếu phẩm được sản xuất tại Nga và Belarus tăng 10%, các mặt hàng điện tử và hàng nhập khẩu nói chung đã tăng giá 25-30% và được dự đoán sẽ còn tăng thêm khoảng 15% trong năm mới.
 
Status
Không mở trả lời sau này.