Em mạn phép giải thích thắc mắc của bác theo kiểu nhận định cùi bắp của em (đừng cười em nha)Hồi eon mall mở bên quận Tân Phú, em cứ thắc mắc là tại sao nó không chọn ở các quận trung tâm để kinh doanh cho dễ, mở ở đây ai mà thèm đến, vừa xa vừa k phải khu dân cư giàu có như quận 7 chẳng hạn, nhưng e không ngờ là nó thành công, nhất là những ngày cuối tuần, lớp trẻ đến rất đông. Đặc biệt từ khi eon mall Tân Phú mở ra thì Pandora BigC trên đường Cộng Hoà góc Mũi tàu trở nên vắng khách mặc dù chỗ này có vị trí tốt hơn eon mall TP. Theo e nghĩ vị trí là điều kiện cần nhưng chưa phải là yểu tố quyết định thành công của 1 dự án kinh doanh như ngành siêu thị chẳng hạn.
Mỗi loại "siêu thị - Trung Tâm Thương Mại" khi mở ra, họ (các siêu thị - TTTM) đã chọn được phân khúc khách hàng của mình. Họ biết họ là ai, họ hiểu khách hàng ở các vùng đô thị cần gì và cuối cùng là họ định lượng được sự phát triển của khu vực khi có họ trong tương lai gần. Từ đó, họ vạch ra một chiến lược/kế hoạch để hành động. Họ là những "bậc thầy trong kinh doanh BĐS". Bởi, họ thừa biết khi họ có mặt tại đó cư dân sẽ về sống cạnh họ vì họ hiểu cư dân cũng thích thế (bản thân bác có cái nhà gần Mall sẽ có cảm giác thế nào, hay khi mua đất cất nhà bác có muốn mua gần "siêu thị" ko, ... để từ đó suy ra), dần dần tạo nên một quần thể cư dân đông đúc. Một khi họ đã đạt được kỳ vọng, họ sẽ sang tay cho những ông chủ khác, những ông chủ sẳn sàng chi trả khoản tiền khổng lồ mà khi nghe đến ai cũng bất ngờ. Thử hỏi, khi họ đặt nền móng đầu tư họ bỏ ra bao nhiêu tiền? và khi họ bán đi họ thu được bao nhiêu? Metro Cash & Carry Việt Nam là một ví dụ điển hình.