Hạng C
29/10/17
751
4.231
93
Biên Hòa
Trở lại với chủ đề chính của bài viết là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ‘Khi nào thì thị trường bất động sản Việt Nam sụp đổ’ ?
Trái với hầu hết mọi dự đoán của nhiều chuyên gia bất động sản trong và ngoài nước (trong đó có cả người viết), thị trường bất động sản sẽ suy sụp vào một thời điểm nào đó nhưng bất động sản ở Việt Nam vẫn tăng giá đều đều và không hề có dấu hiệu dừng lại.
Tại sao lại như vậy ? Các chuyên gia đã sai ở chổ nào ? Sự thật thì thị trường bất động sản Việt Nam không giống ai và nằm ngoài mọi qui luật phát triển. Đến giờ này có thể khẳng định rằng thị trường bất động sản Việt Nam cũng như tỉ giá USD/VND hoàn toàn gắn chặt với sinh mệnh của Đảng cộng sản Việt Nam. Nghĩa là thị trường Bất động sản chỉ sụp đổ khi chế độ sụp đổ.
Chúng ta có thể thấy được, trong danh sách 10 người giàu nhất Việt Nam năm 2016 thì có đến 7 người xuất thân từ bất động sản. Đó là Phạm Nhật Vượng (Vingoup), Trịnh Văn Quyết (FLC), Trần Đình Long (Hòa Phát), Bùi Cao Nhật Quân-Bùi Thành Nhơn (Novaland), Dương Công Minh, chủ dự án sân golf Tân Sơn Nhất (Công ty Cổ phần Him Lam), Phạm Thu Hương (Vingroup), Phạm Thúy Hằng (Vingroup)… (1).
Một lý do khiến bất động sản Việt Nam luôn tăng giá vì đó là kênh kiếm tiền nhanh nhất, hiệu quả nhất và hợp pháp nhất của giới quan chức Việt Nam. Ông Trịnh Xuân Thanh có lần nói rằng chỉ cần có thông tin về các dự án qui hoạch đất đai là ông ta có thể kiếm hàng trăm tỉ đồng bằng con đường đầu tư một cách hợp pháp. Dự án Ecopark Văn Giang, Hưng Yên là một ví dụ, tiền đền bù cho người nông dân chỉ 135.000 đồng m2 (là cao nhất và thấp nhất là 63.925 đồng m2) nhưng sau khi qui hoạch được chào bán từ 20 triệu đến 60 triệu đồng m2, nghĩa là hơn từ 150 đến 500%.
Lý do nữa khiến bất động sản Việt Nam tăng giá là do rửa tiền, hối lộ… Dư luận đồn rằng công ty dược VN Pharma đã hối lộ cho bà Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến căn biệt thự hơn 60 tỉ đồng để nhập lô thuốc chống ung thư giả đang làm xôn xao dư luận.
Rửa tiền bằng cách đầu tư vào bất động sản Việt Nam là dễ nhất vì các giao dịch luôn được trả tiền mặt và không có cơ quan chức năng nào của Việt Nam quan tâm nguồn gốc tiền đấy ở đâu ra.
Chính quyền Việt Nam đang có ý định đánh thuế vào những người sở hữu nhiều bất động sản, đây là việc làm cần thiết và hợp lý vì người giàu phải đóng thuế nhiều hơn người nghèo, tuy nhiên dự định này khó lòng thực hiện vì đa số đất đai thuộc sở hữu của thành phần con ông cháu cha và các đại gia có quan hệ chặt chẽ với chính quyền. Đây cũng là lãnh vực duy nhất có ‘tăng trưởng’ nên bằng mọi cách chính quyền phải duy trì sự tăng trưởng đó.
Không khó để nhận ra sự liên kết hay đúng hơn là sự cấu kết giữa chính quyền và các doanh nhân làm ăn bất chính trong việc thu hồi đất của người nông dân với giá rẻ mạt rồi sau đó bán lại với giá cao ngất ngưỡng. Tất nhiên là không ít người làm ăn chân chính cũng phất lên nhờ đầu tư vào bất động sản. Đây là sự ‘ăn may’ nhờ ăn theo các đại gia bất động sản và chính sách ‘ưu tiên’ của chính phủ trong lĩnh vực này.
Vấn đề đáng quan tâm nhất là bạn có giữ được tài sản của mình hay là do mải ‘lướt sóng’ cùng bất động sản hoặc găm hàng chờ giá lên… và rồi bị chìm lúc nào không biết. Những người ăn non sẽ thắng còn những người không biết điểm dừng sẽ có kết cục buồn khi thị trường bất động sản sụp đổ kéo theo sự trắng tay của người đầu tư.
Với xã hội Việt Nam hiện nay, muốn yên thân và không bị ‘làm thịt’ thì không nên quá giàu. Nếu tài sản của bạn dừng ở vài triệu USD thì không sao nhưng khi bạn có hàng chục, hàng trăm triệu USD thì bạn sẽ là con vịt béo trong mắt chính quyền và bất cứ lúc nào bạn cũng có thể bị ‘lên thớt’.
Nhiều doanh nhân Việt Nam đang tìm cách bỏ chạy khỏi Việt Nam, một người khá nổi tiếng trong số đó là cựu tổng giám đốc FPT Trương Đình Anh với quyết định đem cả nhà sang Mỹ định cư.
Một số doanh nhân không hiểu thời cuộc hoặc do chạy không kịp nên ‘thân tàn ma dại’ như Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), Huỳnh Uy Dũng (Dũng lò vôi), Lý Xuân Hải (Cựu tổng giám đốc ACB), Trầm Bê… Tất nhiên là không kể những doanh nhân đảng viên là lãnh đạo những doanh nghiệp nhà nước đã đốt hàng nghìn tỉ của đất nước như Phạm Thanh Bình (Vinashin), Mai Văn Phúc-Dương Chí Dũng (Vinalines)… Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều thua lỗ nặng, ví dụ Tập đoàn Than-Khoáng sản nợ gần 5 tỉ USD (2).
Nhiều người sẽ nói rằng, tôi vẫn đang đầu tư vào bất động sản Việt Nam và vẫn đang thắng lớn vậy cớ gì tôi phải nghe bạn ? Nên hay không nên đầu tư vào bất động sản ? Khi nào thì nên dừng ?...
Thật sự đó là những câu hỏi khó có câu trả lời. Tất cả đều tùy thuộc vào lòng tin của bạn vào sự tồn tại của chế độ. Nếu chế độ vẫn còn tồn tại thì thị trường bất động sản Việt Nam vẫn phát triển tốt đẹp và tăng giá đều đều. Sau đó sẽ là một sự đổ vỡ rất kinh khủng để thị trường bất động sản trở lại bình thường và chỉ khi đó mọi người Việt Nam mới có thể tiếp cận và sở hữu được một ngôi nhà mà mình mong ước trong khả năng của mình.
 
Hạng C
11/10/17
796
9.172
93
Xin mạn phép góp chút kinh nghiệm.
Thực tế hiện nay là khi chính phủ hay báo chí kết luận suy thoái thì phải dựa vô báo cáo về tình hình bất động sản liên tiếp 2 quý.( đó là quốc tế, việt nam chắc cũng vậy )
Để nhận sớm nhất báo cáo này phải mất 1,5 tháng tổng kết.
=> Vậy khi ta kết luận là bất động sản suy trầm thì ta đã mất 7.5 tháng lúc đó thì đã ở trong vòng xoáy mất rồi.
vd: 6.2016 khi gói 30k ko còn, lãi suất ưu đãi cũng mất, thị trường đi xuống, mình đọc báo cáo của savills và cbre cộng thêm vài vấn đề về ngân sách đói kém ko giảm thuế được lãi suất .
Minh kết luận là tình hình đã xấu, nhưng lúc ấy kẹt cái noel, 2 cái tết, sau đó là lình xình khởi động, đến thang 4 thì tình hình đã ứ đọng giao dịch.

* suy trầm : giảm 2 quý liên tiếp
suy thoái : tăng trường bằng 0 hay âm
khủng hoảng : suy thoái lan rộng.
 
  • Like
Reactions: Jomsviking
Hạng D
14/8/14
1.431
893
113
Đầu Năm 2016 mình dự báo cuối 2017 bóng vỡ chứ không nổ, tuy nhiên mình nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc rằng giờ không những không nổ mà còn lên đỉnh nữa(mảng đất nền), thôi chả dự báo nữa, không biết thế nào mà lần.
 
  • Like
Reactions: Tony.bui
Hạng B2
16/5/17
340
1.519
93
Đầu Năm 2016 mình dự báo cuối 2017 bóng vỡ chứ không nổ, tuy nhiên mình nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc rằng giờ không những không nổ mà còn lên đỉnh nữa(mảng đất nền), thôi chả dự báo nữa, không biết thế nào mà lần.
Lên thôi chứ chưa tời đỉnh. Đất nền em vẫn nhận thấy khó có khả năng vỡ hay nổ.
 
  • Like
Reactions: nickznguyen
Hạng D
14/8/17
1.076
1.640
113
43
Em không quan tâm thị trường nó như thế nào, em chỉ quan tâm một dự án cụ thể nào đó có khả năng thanh khoản hay không thôi. Nếu đánh hơi 70% dân đầu tư + lái thì em đi ra trước.
 
Hạng F
12/10/16
7.712
6.656
113
Nhiều khi những người chưa có khái niệm sâu về đầu tư bđs lại là những người nắm bắt tốt nhất tình hình. E dự là căn hộ cc chết từ nửa năm nay zồi, nhà phố đất nền thì ko thể đưa ra dự đoán. Dù sao thì đất nền cũng vẫn an toàn nếu pháp lý đầy đủ
 
  • Like
Reactions: live4today
Hạng B1
30/8/16
52
65
18
41
Chắc ngày đó sắp đến. Nhà hẻm 4m khu Lê Liễu - Q. Tân Quý. 4x10 nhà cũ lắm rồi bán 2,580 tỷ - hôm sau cò sang tay 2,760 tỷ - và cò kia đang rao giá tiếp 2,930 tỷ mà ko biết có khách mua chưa hay là vẫn cò qua cò. Có 1 tuần mà cái nhà chênh lên 300tr. Giờ là 3 tuần từ ngày bán, chủ nhà vẫn đang ở đó vì mới cầm cọc 200tr, ko biết em cò cuối đã sang tay chưa hay bỏ cọc rồi. Hẻm các cụ nhà em ở, nên thực tế em thấy là nhà phố đang bị đẩy giá cao bất hợp lý. Có 1 tuần mà cái nhà chênh lên 300tr. Như hồi 2007-2009. Sắp bùm chưa các bác. Miệng sale thì dự án nào cũng bán hết, lãi lắm. Em thấy vinhome tân cảng chủ đầu tư còn đang nhả hàng ra kia kìa
 
  • Like
Reactions: winds
Tập Lái
6/7/15
14
87
28
Trở lại với chủ đề chính của bài viết là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ‘Khi nào thì thị trường bất động sản Việt Nam sụp đổ’ ?
Trái với hầu hết mọi dự đoán của nhiều chuyên gia bất động sản trong và ngoài nước (trong đó có cả người viết), thị trường bất động sản sẽ suy sụp vào một thời điểm nào đó nhưng bất động sản ở Việt Nam vẫn tăng giá đều đều và không hề có dấu hiệu dừng lại.
Tại sao lại như vậy ? Các chuyên gia đã sai ở chổ nào ? Sự thật thì thị trường bất động sản Việt Nam không giống ai và nằm ngoài mọi qui luật phát triển. Đến giờ này có thể khẳng định rằng thị trường bất động sản Việt Nam cũng như tỉ giá USD/VND hoàn toàn gắn chặt với sinh mệnh của Đảng cộng sản Việt Nam. Nghĩa là thị trường Bất động sản chỉ sụp đổ khi chế độ sụp đổ.
Chúng ta có thể thấy được, trong danh sách 10 người giàu nhất Việt Nam năm 2016 thì có đến 7 người xuất thân từ bất động sản. Đó là Phạm Nhật Vượng (Vingoup), Trịnh Văn Quyết (FLC), Trần Đình Long (Hòa Phát), Bùi Cao Nhật Quân-Bùi Thành Nhơn (Novaland), Dương Công Minh, chủ dự án sân golf Tân Sơn Nhất (Công ty Cổ phần Him Lam), Phạm Thu Hương (Vingroup), Phạm Thúy Hằng (Vingroup)… (1).
Một lý do khiến bất động sản Việt Nam luôn tăng giá vì đó là kênh kiếm tiền nhanh nhất, hiệu quả nhất và hợp pháp nhất của giới quan chức Việt Nam. Ông Trịnh Xuân Thanh có lần nói rằng chỉ cần có thông tin về các dự án qui hoạch đất đai là ông ta có thể kiếm hàng trăm tỉ đồng bằng con đường đầu tư một cách hợp pháp. Dự án Ecopark Văn Giang, Hưng Yên là một ví dụ, tiền đền bù cho người nông dân chỉ 135.000 đồng m2 (là cao nhất và thấp nhất là 63.925 đồng m2) nhưng sau khi qui hoạch được chào bán từ 20 triệu đến 60 triệu đồng m2, nghĩa là hơn từ 150 đến 500%.
Lý do nữa khiến bất động sản Việt Nam tăng giá là do rửa tiền, hối lộ… Dư luận đồn rằng công ty dược VN Pharma đã hối lộ cho bà Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến căn biệt thự hơn 60 tỉ đồng để nhập lô thuốc chống ung thư giả đang làm xôn xao dư luận.
Rửa tiền bằng cách đầu tư vào bất động sản Việt Nam là dễ nhất vì các giao dịch luôn được trả tiền mặt và không có cơ quan chức năng nào của Việt Nam quan tâm nguồn gốc tiền đấy ở đâu ra.
Chính quyền Việt Nam đang có ý định đánh thuế vào những người sở hữu nhiều bất động sản, đây là việc làm cần thiết và hợp lý vì người giàu phải đóng thuế nhiều hơn người nghèo, tuy nhiên dự định này khó lòng thực hiện vì đa số đất đai thuộc sở hữu của thành phần con ông cháu cha và các đại gia có quan hệ chặt chẽ với chính quyền. Đây cũng là lãnh vực duy nhất có ‘tăng trưởng’ nên bằng mọi cách chính quyền phải duy trì sự tăng trưởng đó.
Không khó để nhận ra sự liên kết hay đúng hơn là sự cấu kết giữa chính quyền và các doanh nhân làm ăn bất chính trong việc thu hồi đất của người nông dân với giá rẻ mạt rồi sau đó bán lại với giá cao ngất ngưỡng. Tất nhiên là không ít người làm ăn chân chính cũng phất lên nhờ đầu tư vào bất động sản. Đây là sự ‘ăn may’ nhờ ăn theo các đại gia bất động sản và chính sách ‘ưu tiên’ của chính phủ trong lĩnh vực này.
Vấn đề đáng quan tâm nhất là bạn có giữ được tài sản của mình hay là do mải ‘lướt sóng’ cùng bất động sản hoặc găm hàng chờ giá lên… và rồi bị chìm lúc nào không biết. Những người ăn non sẽ thắng còn những người không biết điểm dừng sẽ có kết cục buồn khi thị trường bất động sản sụp đổ kéo theo sự trắng tay của người đầu tư.
Với xã hội Việt Nam hiện nay, muốn yên thân và không bị ‘làm thịt’ thì không nên quá giàu. Nếu tài sản của bạn dừng ở vài triệu USD thì không sao nhưng khi bạn có hàng chục, hàng trăm triệu USD thì bạn sẽ là con vịt béo trong mắt chính quyền và bất cứ lúc nào bạn cũng có thể bị ‘lên thớt’.
Nhiều doanh nhân Việt Nam đang tìm cách bỏ chạy khỏi Việt Nam, một người khá nổi tiếng trong số đó là cựu tổng giám đốc FPT Trương Đình Anh với quyết định đem cả nhà sang Mỹ định cư.
Một số doanh nhân không hiểu thời cuộc hoặc do chạy không kịp nên ‘thân tàn ma dại’ như Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), Huỳnh Uy Dũng (Dũng lò vôi), Lý Xuân Hải (Cựu tổng giám đốc ACB), Trầm Bê… Tất nhiên là không kể những doanh nhân đảng viên là lãnh đạo những doanh nghiệp nhà nước đã đốt hàng nghìn tỉ của đất nước như Phạm Thanh Bình (Vinashin), Mai Văn Phúc-Dương Chí Dũng (Vinalines)… Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều thua lỗ nặng, ví dụ Tập đoàn Than-Khoáng sản nợ gần 5 tỉ USD (2).
Nhiều người sẽ nói rằng, tôi vẫn đang đầu tư vào bất động sản Việt Nam và vẫn đang thắng lớn vậy cớ gì tôi phải nghe bạn ? Nên hay không nên đầu tư vào bất động sản ? Khi nào thì nên dừng ?...
Thật sự đó là những câu hỏi khó có câu trả lời. Tất cả đều tùy thuộc vào lòng tin của bạn vào sự tồn tại của chế độ. Nếu chế độ vẫn còn tồn tại thì thị trường bất động sản Việt Nam vẫn phát triển tốt đẹp và tăng giá đều đều. Sau đó sẽ là một sự đổ vỡ rất kinh khủng để thị trường bất động sản trở lại bình thường và chỉ khi đó mọi người Việt Nam mới có thể tiếp cận và sở hữu được một ngôi nhà mà mình mong ước trong khả năng của mình.

Em thì nghĩ thế này, kinh tế sụp đổ khi không còn ngoại tệ/vàng để ngoại thương nữa, khi ấy tiền việt mất giá, vậy đồn trú tài sản trong BDS vẫn là kênh an toàn, trừ khi bác quy đổi được đống VND ra ngoại tệ.
 
Hạng C
11/10/17
796
9.172
93
Đầu Năm 2016 mình dự báo cuối 2017 bóng vỡ chứ không nổ, tuy nhiên mình nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc rằng giờ không những không nổ mà còn lên đỉnh nữa(mảng đất nền), thôi chả dự báo nữa, không biết thế nào mà lần.
Không ai dự đoán được chính phủ sẽ bơm tiền ở 5 tháng cuối 2017 để bốc gdp đồng thời đổ thêm tín dụng cho bds nên nó lên.
Nhưng vẫn là biện pháp tình thế, cho người sắp chết uống sâm thôi
 
  • Like
Reactions: Đồng xanh
Hạng D
20/11/14
4.573
12.007
113
Không ai dự đoán được chính phủ sẽ bơm tiền ở 5 tháng cuối 2017 để bốc gdp đồng thời đổ thêm tín dụng cho bds nên nó lên.
Nhưng vẫn là biện pháp tình thế, cho người sắp chết uống sâm thôi
chính xác bác à: để số liệu cuối năm đẹp nên quý IV ngân hàng xả van tín dụng..hèn gì GDQ lên 6.8 %. haha
 
  • Like
Reactions: tikitudo