Sau môt tuần tài chính biến động , buồn nhiều hơn vui, nhân dịp cuối tuần , mình xin đăng một câu chuyện nhẹ nhàng đã xảy ra với góc nhìn cá nhân :
TẠI SAO KINH TẾ THẾ GIỚI KHỦNG HOẢNG 2007 MÀ ĐẾN 2011 LÃI SUẤT MỚI VỤT TĂNG PHI MÃ ?
_ Đầu tiên xin khẳng đinh là khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 KHÔNG ẢNH HƯỞNG gì đến Việt nam cả , với nền kinh tế xuất khẩu vn đã số là nông sản thô và hàng phổ thông ( quần , áo, giày dép ) . Khi khủng hoảng, người ta chỉ ngưng mua xa xỉ phẩm chứ khong ngưng mua gạo, tôm , cá , rau củ , cafe, điều....
=> Vn bị khủng hoảng là do điều hành.
_ 2010, vinashin quịt nợ quỹ đầu tư Eliot.
=> mọi lại trái phiếu quốc tế chính phủ và cty do chính phủ bão lãnh (evn, vinachem..) đều ế và ế tới hôm nay 2018.
_ 2011, sau khi thanh tra , vinashin lỗ 3.2 tỷ đô, và nếu ai để ý sẽ thấy thời đó, hơn 20 tập đoàn -tổng công ty đều kinh doanh như vậy, đây cũng là năm đầu tư, ngân sách bội chi và chúng ta bội chi từ đó đến nay mỗi năm khoảng 200-300k tỷ vnd , để có tiền nhà nước phát hành trái phiếu bắt ngân hàng nội đia mua.
_ Hệ thống ngân hàng mỗi năm chỉ huy động-hút từ dân một lượng tiền nhất định , nghiệp vụ của họ là cho vay nhẹ lãi được nhà nước bảo kê , nay bị ép phải mua môt lượng trái phiếu , họ phải cạnh tranh lương tín dụng-tiền còn lại để duy trì hệ thống, để dân ham mà gửi tiền, họ buộc phải nâng lãi suất để cạnh tranh lẫn nhau - từ chuyên ngành gọi là " chen lấn tín dụng "
=> lãi suất tăng như mọi người đã thấy.