Cái này khó lắm ...Đợi xem nó có kiếm được cô vợ chịu nuôi một cha suốt ngày bibo thì mới hơn được bố nó anh nhé!
Thằng này chắc là phải nuôi vợ rồi
Cái này khó lắm ...Đợi xem nó có kiếm được cô vợ chịu nuôi một cha suốt ngày bibo thì mới hơn được bố nó anh nhé!
75% DHS VN ở Mỹ bắt đầu từ community college => chất lượng tùy theo sau college .Em thống kê tổng thể, còn cụ thể những ngành dễ ở lại như Kỹ Thuật hay những case giỏi hay trường ranking cao gì đó thì nó sẽ nằm trong tỷ lệ thiểu số rồi, miễn xét nữa các anh. Chỉ nói đến đa số và xu hướng chung thôi.
Chuẩn. Ngựa hay không cần phải phi nhanh như ngựa, chỉ cần phi như trâu nhưng được rất lâu.Đợi xem nó có kiếm được cô vợ chịu nuôi một cha suốt ngày bibo thì mới hơn được bố nó anh nhé!
Thớt đề cập chủ đề lớn nhưng ko cụ thể. Mở đầu bằng những dẫn chứng mơ hồ:Tỷ lệ du học sinh có khả năng ở lại làm việc sau khi học xong là cực thấp. 95% phải trở về VN và đa số đều không có lợi thế bằng các bạn học tại VN.
Thời của Rich thì du học chưa đại trà nên Rich & Zớt đều giỏi cảLội hết 12 trang em xin hỏi đã bao nhiêu anh/chị còm bên trên đã từng đi du học?
Bản thân đã đi du học thì ít.Lội hết 12 trang em xin hỏi đã bao nhiêu anh/chị còm bên trên đã từng đi du học?
Em bác đã không phụ lòng mong mỏi của gia đình.Mấy anh chia sẽ nhiều quá, làm em nhớ lại chuyện nhà mình, mà chuyện nhà em thì liên quan đến Thủ Thiêm , một Thủ thiêm có nhiều vui hơn là buồn , nhưng nguồn cơn cũng từ nó.
2009, lúc ấy nhà em có giấy xóa đói giảm nghèo p. an lợi đông, bị giải tỏa , tổng số tiền cầm đc khoảng gần 4 tỉ, vì lúc ấy hồ sơ có nhiều uất ức , nên cả nhà cùng quyết định vài việc :
_ từ cái nhà lá đã bàn giao ở An lợi đông, gia đình sẽ tiếp tục chuyển qua một cái nhà lá khác xa xôi hơn.
_ cho con em đi du học và đóng băng 2t dưới dạng vàng ( 2 tỉ chỉ đủ học chi phí 4 năm, trong khi chương trình học của nó 6 năm , còn cả nhà dự tính là nó phải học tới 10 năm ) , nếu tiếp tục thiếu sẽ bán tiếp, bán đến khi nào ko còn gì để bán.
_ Còn lai khoảng 1 ti thì để dùng mần ăn.
.................................................................................................................................................................................................................
Qua biết bao khó khăn , nhọc nhằn , chông gai , 2 tỉ vàng 2009 25 tr, bán ra 2011 , chuyển lại thành đô, tiền dư cộng với 1 t, dùng để mần ăn xoay dòng vốn....đến nay cũng tích góp được thêm 2 căn nhà, đến hôm nay thì cuộc sống khá ổn.
.................................................................................................................................................................................................................
Con em của em, không phụ kỳ vọng gia đình và ý chí được trui rèn trong mái lá mạt rệp.
Nó lưu ban năm đầu nhưng 6 năm sau thì cầm được bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa đại học Debrecen, Hungary.
Sau đó thì tiếp tục phỏng vấn và làm việc ở Malta .
Trong quá trình học, gia đình cũng động viên nó chuyên tâm, đừng vì hoàn cảnh mà ra ngoài làm thêm, ảnh hưởng đến quá trình học tập...gia đình vẫn ổn còn lo được, nói câu này xong, nhìn lại mái lá, thở dài.
.....................................................................................................................................................................................................................
Mỗi năm du học sinh Vn qua Debrecen khoảng 2 đợt, tổng cộng 40-50 người.
Mỗi năm, trường Debrecen tổ chức 3 lễ tốt nghiệp , nhưng số sinh viên Vn tốt nghiệp ngành bác sĩ , chỉ khoảng 1 người/năm, có năm còn không có người nào.
Chương trình này được nhiều cán bộ, bác sĩ, chức sắc trong ngành y từ nam ra bắc ưu tiên chọn cho con.
Học phí em mình 2009 khoảng 12500 usd, thêm tiền ăn ở thì chi phí mỗi năm 25k
.........................................................................................................
25k trong 7 năm mà gia đình phải nặn óc ra mà lo cho đủ.
Cộng thêm nhiều trường hợp du học sinh Vn, trong quá trình học, nhảy lầu, tâm thần nhẹ.
=>một chặng đường dài, vô vọng đến nay ngẫm lại thì gia đình em quả có máu liều.