Thông tin về lê hội Nghinh Ông ở Cần Giờ em sưu tầm trên mạng đây :
Hàng năm, cứ đến giữa tháng Tám âm lịch, ngư dân huyện Cần Giờ, TPHCM lại tổ chức lễ hội Nghinh Ông, vừa trang trọng vừa sôi nổi, cả ở trên đất liền tại thị trấn Cần Thạnh và trên biển với sự tham gia của hàng trăm tàu thuyền cùng hàng nghìn ngư dân và du khách.
Với quan niệm cá Ông là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển, lễ Nghinh Ông (còn gọi là lễ rước cốt Ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá Ông, lễ cúng Ông, lễ Nghinh Ông Thủy tướng) gắn liền với tục thờ cá Ông, là loại lễ hội nước lớn nhất của ngư dân.
Lễ nghinh Ông là hoạt động văn hóa tiêu biểu nhằm duy trì các phong tục, tập quán truyền thống của ngư dân, vừa góp phần giới thiệu, quảng bá và khai thác tiềm năng kinh tế du lịch biển, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái biển đang rất được du khách yêu thích hiện nay.
Đây là lễ hội truyền thống của ngư dân ven biển nói chung, lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm nay diễn ra từ ngày 11 – 14/9/2011 tại xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. HCM.
Lễ hội năm nay bao gồm nhiều hoạt động hấp dẫn như nghi thức Nghinh ông với đoàn thuyền hàng trăm chiếc đồng loạt nối đuôi nhau theo thuyền Nghinh lướt sóng tiến ra biển.
Sau khi thuyền nghênh về lại đất liền, lễ rước Ông về vạn diễn ra rất đông vui với những đoàn lân rồng, ba ông Phước - Lộc - Thọ cùng nhau tiến vào Lăng Ông để dự lễ mừng công của ngư dân làng biển. Sau nghi thức chính, phần hội bao gồm tiết mục biểu diễn như hát bội - diễn các tích xưa cùng các trò chơi dân gian như thả diều, đi cà kheo, lễ hội hoa đăng và những cuộc tranh tài giữa các xóm chài các xã diễn ra thật hấp dẫn như bơi thuêỳn, thi đấu bóng đá trên biển.
Lễ nghinh Ông là hoạt động văn hóa tiêu biểu nhằm duy trì các phong tục, tập quán truyền thống của ngư dân, vừa góp phần giới thiệu, quảng bá và khai thác tiềm năng kinh tế du lịch biển, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái biển đang rất được du khách yêu thích hiện nay.
Du khách sẽ được hòa mình vào lễ hội, tháp tùng đoàn nghinh Ông, đồng thời bạn còn ngoạn cảnh sông nước, hệ thực vật đa dạng và đặc trưng của rừng ngập mặn Cần Giờ, nơi được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam. Từ tháp Tang Bồng cao 25m bạn sẽ quan sát được toàn cảnh vườn cò và thảm rừng xanh mát một màu tại Khu du lịch Vàm Sát hay tham quan khu thiên nhiên Lâm viên Cần Giờ với đàn khỉ sống tự nhiên hàng trăm con rất dạn dĩ với con người….
Nằm ở phía đông nam, là “tiền đồn” của thành phố ở phía biển, huyện Cần Giờ chiếm 1/3 diện tích TPHCM, trong đó rừng ngập mặn chiếm gần một nửa, từ ngày 21-1-2000 đã được Unesco công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Bên cạnh “nhà máy lọc không khí” đó, rừng ngập mặn Cần Giờ còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật, trong đó có những loài nằm trong sách đỏ. Cần Giờ cũng có khá nhiều di tích lịch sử - văn hóa, các đình, chùa, nhà thờ, thánh thất, miếu, lăng; trong đó có những ngôi chùa cổ kính như chùa làng ở Cần Thạnh có tượng A Di Đà bằng gỗ đã trên trăm tuổi và các khu du lịch như Vàm Sát, Đảo Khỉ...
Do chỉ bằng nửa đường đi Vũng Tàu, du khách từ các quận nội thành TPHCM chỉ trong ngày cũng đủ để vừa dự lễ hội Nghinh Ông vừa tham quan một vài điểm du lịch của Cần Giờ.
Hàng năm, cứ đến giữa tháng Tám âm lịch, ngư dân huyện Cần Giờ, TPHCM lại tổ chức lễ hội Nghinh Ông, vừa trang trọng vừa sôi nổi, cả ở trên đất liền tại thị trấn Cần Thạnh và trên biển với sự tham gia của hàng trăm tàu thuyền cùng hàng nghìn ngư dân và du khách.
Với quan niệm cá Ông là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển, lễ Nghinh Ông (còn gọi là lễ rước cốt Ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá Ông, lễ cúng Ông, lễ Nghinh Ông Thủy tướng) gắn liền với tục thờ cá Ông, là loại lễ hội nước lớn nhất của ngư dân.
Lễ nghinh Ông là hoạt động văn hóa tiêu biểu nhằm duy trì các phong tục, tập quán truyền thống của ngư dân, vừa góp phần giới thiệu, quảng bá và khai thác tiềm năng kinh tế du lịch biển, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái biển đang rất được du khách yêu thích hiện nay.
Đây là lễ hội truyền thống của ngư dân ven biển nói chung, lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm nay diễn ra từ ngày 11 – 14/9/2011 tại xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. HCM.
Lễ hội năm nay bao gồm nhiều hoạt động hấp dẫn như nghi thức Nghinh ông với đoàn thuyền hàng trăm chiếc đồng loạt nối đuôi nhau theo thuyền Nghinh lướt sóng tiến ra biển.
Sau khi thuyền nghênh về lại đất liền, lễ rước Ông về vạn diễn ra rất đông vui với những đoàn lân rồng, ba ông Phước - Lộc - Thọ cùng nhau tiến vào Lăng Ông để dự lễ mừng công của ngư dân làng biển. Sau nghi thức chính, phần hội bao gồm tiết mục biểu diễn như hát bội - diễn các tích xưa cùng các trò chơi dân gian như thả diều, đi cà kheo, lễ hội hoa đăng và những cuộc tranh tài giữa các xóm chài các xã diễn ra thật hấp dẫn như bơi thuêỳn, thi đấu bóng đá trên biển.
Lễ nghinh Ông là hoạt động văn hóa tiêu biểu nhằm duy trì các phong tục, tập quán truyền thống của ngư dân, vừa góp phần giới thiệu, quảng bá và khai thác tiềm năng kinh tế du lịch biển, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái biển đang rất được du khách yêu thích hiện nay.
Du khách sẽ được hòa mình vào lễ hội, tháp tùng đoàn nghinh Ông, đồng thời bạn còn ngoạn cảnh sông nước, hệ thực vật đa dạng và đặc trưng của rừng ngập mặn Cần Giờ, nơi được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam. Từ tháp Tang Bồng cao 25m bạn sẽ quan sát được toàn cảnh vườn cò và thảm rừng xanh mát một màu tại Khu du lịch Vàm Sát hay tham quan khu thiên nhiên Lâm viên Cần Giờ với đàn khỉ sống tự nhiên hàng trăm con rất dạn dĩ với con người….
Nằm ở phía đông nam, là “tiền đồn” của thành phố ở phía biển, huyện Cần Giờ chiếm 1/3 diện tích TPHCM, trong đó rừng ngập mặn chiếm gần một nửa, từ ngày 21-1-2000 đã được Unesco công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Bên cạnh “nhà máy lọc không khí” đó, rừng ngập mặn Cần Giờ còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật, trong đó có những loài nằm trong sách đỏ. Cần Giờ cũng có khá nhiều di tích lịch sử - văn hóa, các đình, chùa, nhà thờ, thánh thất, miếu, lăng; trong đó có những ngôi chùa cổ kính như chùa làng ở Cần Thạnh có tượng A Di Đà bằng gỗ đã trên trăm tuổi và các khu du lịch như Vàm Sát, Đảo Khỉ...
Do chỉ bằng nửa đường đi Vũng Tàu, du khách từ các quận nội thành TPHCM chỉ trong ngày cũng đủ để vừa dự lễ hội Nghinh Ông vừa tham quan một vài điểm du lịch của Cần Giờ.