Hạng B2
19/2/09
313
387
63
Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã được Quốc hội phê duyệt. Chính phủ cũng đã xây dựng dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ để hướng dẫn thực hiện Luật.

Trong nội dung dự thảo, rất nhiều nội dung được kế thừa từ nghị định 100, trong đó có nội dung xử phạt đối với hành vi đi chậm hơn nhưng vẫn bám làn trái, trừ trường hợp xe bên làn phải vượt quá tốc độ cho phép. Tôi cho rằng, quy định này trực tiếp hợp thức hóa hành vi đi chậm hơn nhưng vẫn bám ở làn trái, hành vi mà hiện đang gây nhức nhối trong xã hội.

Cụ thể: Mục b,c khoản 2, điều 7 của Dự thảo quy định: b)
Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định; c) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về làn đường bên phải chiều đi của mình, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định


Với quy định này, hầu như không thể xử phạt những xe chạy với tốc độ thấp hơn xe khác đi cùng chiều nhưng vẫn bám làn trái, bởi vì để xử phạt cần phải bắn tốc độ xe chạy ở phía bên phải (để xác định rằng xe này vượt quá tốc độ hay không), đồng thời phải quay phim để xác định rằng xe bên trái đang chạy chậm hơn ở đúng thời điểm xe bên phải vượt quá tốc độ.

Để có được 2 bằng chứng này thì khó hơn lên giời, và trong thực tế, xe chạy chậm bám làn trái vẫn phổ biến trên mọi con đường, chỉ vì cơ quan chức năng không thể xử phạt theo quy định.


Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm về trật tự, ATGT đường bộ: Tiếp tục hợp thức hóa hành vi bám làn trái?
*Ảnh minh họa

 
Last edited by a moderator:
Hạng D
16/11/20
3.075
9.882
113
38
Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã được Quốc hội phê duyệt. Chính phủ cũng đã xây dựng dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ để hướng dẫn thực hiện Luật.

Trong nội dung dự thảo, rất nhiều nội dung được kế thừa từ nghị định 100, trong đó có nội dung xử phạt đối với hành vi đi chậm hơn nhưng vẫn bám làn trái, trừ trường hợp xe bên làn phải vượt quá tốc độ cho phép. Tôi cho rằng, quy định này trực tiếp hợp thức hóa hành vi đi chậm hơn nhưng vẫn bám ở làn trái, hành vi mà hiện đang gây nhức nhối trong xã hội.

Cụ thể: Mục b,c khoản 2, điều 7 của Dự thảo quy định: b)
Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định; c) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về làn đường bên phải chiều đi của mình, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định


Với quy định này, hầu như không thể xử phạt những xe chạy với tốc độ thấp hơn xe khác đi cùng chiều nhưng vẫn bám làn trái, bởi vì để xử phạt cần phải bắn tốc độ xe chạy ở phía bên phải (để xác định rằng xe này vượt quá tốc độ hay không), đồng thời phải quay phim để xác định rằng xe bên trái đang chạy chậm hơn ở đúng thời điểm xe bên phải vượt quá tốc độ.

Để có được 2 bằng chứng này thì khó hơn lên giời, và trong thực tế, xe chạy chậm bám làn trái vẫn phổ biến trên mọi con đường, chỉ vì cơ quan chức năng không thể xử phạt theo quy định.


Đúng như anh nói là xử phạt hành vi này để xác minh lỗi là rất khó và cảm tính. Dù có bị bắt thì cũng có thể gây tranh cãi vì tài xế có thể nói tôi nhận định phía trước có thể có rủi ro xảy ra nên đi chậm, rất khó xác minh việc này. Thiết nghĩ đề xuất nên tăng tốc độ tối thiểu tại lane trái, tốc đố tối đa giữ nguyên chẳng hạn lane trái tối đa tối thiểu 120 - 90, lane phải 120 - 60 và tăng xử phạt đối với các trường hợp dưới tốc độ tối thiểu đối với trường hợp đường thoáng thì may ra mới giảm bớt được 1 phần vấn nạn này.
 
Hạng D
6/3/08
4.060
8.248
113
Sàigòn
"c) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về làn đường bên phải chiều đi của mình, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định;"

Có tiến bộ đấy, quan trọng là cách cơ quan chức năng vận dụng quy định này thế nào.

Khi có biểu hiện một xe (xe A) chạy chậm hơn một xe khác (xe B) mà xe A không chuyển qua & đi trên làn đường bên phải thì đã đủ điều kiện để lập biên bản xe A vi phạm.

Phần tiếp theo, xe A nếu thấy bị oan thì có thể chứng minh xe B đi quá tốc độ (bằng cách chứng minh mình đang đi đúng tốc độ tối đa cho phép chẳng hạn)

Tuy nhiên, Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng có vẻ là quá thấp, không khả thi!
 
  • Like
Reactions: CuBiMi and nttanmam
Hạng B2
19/2/09
313
387
63
Đúng như anh nói là xử phạt hành vi này để xác minh lỗi là rất khó và cảm tính. Dù có bị bắt thì cũng có thể gây tranh cãi vì tài xế có thể nói tôi nhận định phía trước có thể có rủi ro xảy ra nên đi chậm, rất khó xác minh việc này. Thiết nghĩ đề xuất nên tăng tốc độ tối thiểu tại lane trái, tốc đố tối đa giữ nguyên chẳng hạn lane trái tối đa tối thiểu 120 - 90, lane phải 120 - 60 và tăng xử phạt đối với các trường hợp dưới tốc độ tối thiểu đối với trường hợp đường thoáng thì may ra mới giảm bớt được 1 phần vấn nạn này.
Ở nước ngoài rất hiếm khi nhìn thấy quy định tốc độ cho từng làn. Họ chỉ cần tuân thủ nguyên tắc chạy chậm hơn đi bên phải, chạy nhanh hơn đi bên trái là đã đủ. Tất nhiên là do CS của họ có xử phạt lỗi chạy chậm hơn mà không đi về phía bên phải nên giao thông trên đường mới được quy củ.
 
Hạng B2
19/2/09
313
387
63
"c) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về làn đường bên phải chiều đi của mình, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định;"

Có tiến bộ đấy, quan trọng là cách cơ quan chức năng vận dụng quy định này thế nào.

Khi có biểu hiện một xe (xe A) chạy chậm hơn một xe khác (xe B) mà xe A không chuyển qua & đi trên làn đường bên phải thì đã đủ điều kiện để lập biên bản xe A vi phạm.

Phần tiếp theo, xe A nếu thấy bị oan thì có thể chứng minh xe B đi quá tốc độ (bằng cách chứng minh mình đang đi đúng tốc độ tối đa cho phép chẳng hạn)

Tuy nhiên, Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng có vẻ là quá thấp, không khả thi!
Chỉ cần quy định "Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về làn đường bên phải chiều đi của mình" là đủ. Cứ đi chậm hơn mà đi ở phía bên trái là phạm luật, không cần biết các xe khác đi tốc đô bao nhiêu. Đưa thêm quy định "trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định" làm rối vấn đề và gần như không thể thực hiện xử phạt, làm cho quy định này trở nên vô nghĩa.
 
Hạng B1
16/7/16
66
79
20
TP HCM
Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã được Quốc hội phê duyệt. Chính phủ cũng đã xây dựng dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ để hướng dẫn thực hiện Luật.

Trong nội dung dự thảo, rất nhiều nội dung được kế thừa từ nghị định 100, trong đó có nội dung xử phạt đối với hành vi đi chậm hơn nhưng vẫn bám làn trái, trừ trường hợp xe bên làn phải vượt quá tốc độ cho phép. Tôi cho rằng, quy định này trực tiếp hợp thức hóa hành vi đi chậm hơn nhưng vẫn bám ở làn trái, hành vi mà hiện đang gây nhức nhối trong xã hội.

Cụ thể: Mục b,c khoản 2, điều 7 của Dự thảo quy định: b)
Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định; c) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về làn đường bên phải chiều đi của mình, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định


Với quy định này, hầu như không thể xử phạt những xe chạy với tốc độ thấp hơn xe khác đi cùng chiều nhưng vẫn bám làn trái, bởi vì để xử phạt cần phải bắn tốc độ xe chạy ở phía bên phải (để xác định rằng xe này vượt quá tốc độ hay không), đồng thời phải quay phim để xác định rằng xe bên trái đang chạy chậm hơn ở đúng thời điểm xe bên phải vượt quá tốc độ.

Để có được 2 bằng chứng này thì khó hơn lên giời, và trong thực tế, xe chạy chậm bám làn trái vẫn phổ biến trên mọi con đường, chỉ vì cơ quan chức năng không thể xử phạt theo quy định.


View attachment 3184750*Ảnh minh họa

Nếu
Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã được Quốc hội phê duyệt. Chính phủ cũng đã xây dựng dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ để hướng dẫn thực hiện Luật.

Trong nội dung dự thảo, rất nhiều nội dung được kế thừa từ nghị định 100, trong đó có nội dung xử phạt đối với hành vi đi chậm hơn nhưng vẫn bám làn trái, trừ trường hợp xe bên làn phải vượt quá tốc độ cho phép. Tôi cho rằng, quy định này trực tiếp hợp thức hóa hành vi đi chậm hơn nhưng vẫn bám ở làn trái, hành vi mà hiện đang gây nhức nhối trong xã hội.

Cụ thể: Mục b,c khoản 2, điều 7 của Dự thảo quy định: b)
Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định; c) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về làn đường bên phải chiều đi của mình, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định


Với quy định này, hầu như không thể xử phạt những xe chạy với tốc độ thấp hơn xe khác đi cùng chiều nhưng vẫn bám làn trái, bởi vì để xử phạt cần phải bắn tốc độ xe chạy ở phía bên phải (để xác định rằng xe này vượt quá tốc độ hay không), đồng thời phải quay phim để xác định rằng xe bên trái đang chạy chậm hơn ở đúng thời điểm xe bên phải vượt quá tốc độ.

Để có được 2 bằng chứng này thì khó hơn lên giời, và trong thực tế, xe chạy chậm bám làn trái vẫn phổ biến trên mọi con đường, chỉ vì cơ quan chức năng không thể xử phạt theo quy định.


View attachment 3184750*Ảnh minh họa

Nếu họ chạy chậm bên lane trái thì mình chuyển quân lane phải chạy thôi, đâu có vấn đề gì , sao cứ phải tranh nhau lane trái trong khi lane phải vẫn được lưu thông theo tốc độ cho phép. Việt Nam đã tham gia công ước Vienna về giao thông nên luật của VN phải cập nhập thông công ước quốc tế mà không thể làm khác được. Trong tương lai không xa , người nước ngoài làm việc hoặc du lịch VN họ sẽ thuê xe tự lái chạy đầy đường như Thailand mà mình tự làm luật riêng không theo quốc tế thì làm sao họ chạy ! TP HCM có những đại lộ 4 , 5 lane tốc độ 80km/h chạy chậm đi bên phải rồi muốn rẻ trái thì làm sao ?
 
Hạng C
7/3/07
575
1.862
93
HCM
Cái này nếu làm nghiêm thì có thể áp dụng lỗi không nhường đường cho xe sau xin vượt. Nó cà rề ở làn trái nếu xe sau nhá đèn xin vượt mà không cho vượt thì đè ra phạt.
 
Hạng B2
19/2/09
313
387
63
Nếu

Nếu họ chạy chậm bên lane trái thì mình chuyển quân lane phải chạy thôi, đâu có vấn đề gì , sao cứ phải tranh nhau lane trái trong khi lane phải vẫn được lưu thông theo tốc độ cho phép. Việt Nam đã tham gia công ước Vienna về giao thông nên luật của VN phải cập nhập thông công ước quốc tế mà không thể làm khác được. Trong tương lai không xa , người nước ngoài làm việc hoặc du lịch VN họ sẽ thuê xe tự lái chạy đầy đường như Thailand mà mình tự làm luật riêng không theo quốc tế thì làm sao họ chạy ! TP HCM có những đại lộ 4 , 5 lane tốc độ 80km/h chạy chậm đi bên phải rồi muốn rẻ trái thì làm sao ?
Bác nhắc đến Công ước Viên, nhưng có vẻ không hiểu nó thì phải. Công ước Viên quy định người lái xe phải cho phương tiện của mình đi ở gần lề đường theo hướng đi, như vậy những xe muốn chạy nhanh hơn sẽ chỉ còn cách đi ở phía bên trái của xe đó. Bác lên youtube, xem những clip về đường giao thông ở những nước Châu Âu sẽ thấy, tất cả xe cộ của họ đều đi ở làn đường sát bên phải, chỉ chuyển sang làn bên trái để vượt, sau đó lại quay trở về làn bên phải ngay khi có đủ khoảng trống, đó là do họ tuân thủ luật của họ, phù hợp với Công ước Viên. Tóm lại, ở Việt Nam nếu tuân thủ Công ước Viên thì quy định xe cộ chạy chậm hơn phải đi về phải bên phải và không kèm theo điều kiện về tốc độ. Còn về logic, nếu tất cả xe chạy chậm hơn đi ở phía bên phải, những xe chạy nhanh hơn đi ở phía bên trái sẽ làm cho giao thông thông suốt hơn so với cách hiểu của bác: Xe chạy chậm hơn có thể đi ở bất cứ làn nào, còn xe chạy nhanh hơn sẽ phải luồn lách giữa các xe chạy chậm hơn để vượt lên. Còn về thắc mắc của bác, cái này có lẽ bác không đọc kỹ quy chuẩn 41 thì phải. Khi đến gần nút giao, xe cộ phải chuyển sang làn phù hợp với hướng rẽ (theo biển 411 và vạch kẻ mũi tên trên đường)
 
Hạng B1
16/7/16
66
79
20
TP HCM
Các clip em xem trên Youtube anh chưa xem nhưng anh nghĩ những clips đó quay trên cao tốc có nhiều lane , ở những nước văn minh họ biết nhường nhau khi lưu thông muốn chuyển lane không khó như ở VN . VN ta có thói quen giành đường để chạy, có thể em không thường xuyên lưu thông trên những đại lộ ở Saigon, từ lane phải chuyển qua 3 lane để quẹo trái nếu lưu thông bình thường thì phải cả nửa cây số, có khi không chuyển được luôn, lúc đó sẽ gây trở ngại rất lớn và làm nhiều người bực tức từ phía sau , đó là tôi đang nói xe du lịch, xe tải còn khó hơn cả chục lần.
Tôi đi các nước đúng là xe chạy chậm họ có khuynh hướng chạy ở lane bên phải , nếu chạy chậm ở lane trái cũng chẳng ai phạt nhưng mình cảm giác là đang sống khác người nên phải theo xu hướng chung là chuyến vào lane phù hợp với tốc độ của mình nhưng khi chuyển hướng thì gần như tất cả các xe đều nhường , mà họ chuyển lane từ rất xa , cách cả 1 hoặc 2 km là đã chuyển lane theo hướng đi rồi không phải chờ đến nơi rồi cúp đầu như xe ở ta . Có 2 lý do thứ nhất là ý thức họ tốt, thứ 2 là giao thông thông thoáng, xe không chạy dính đít như VN .
Bác nhắc đến Công ước Viên, nhưng có vẻ không hiểu nó thì phải. Công ước Viên quy định người lái xe phải cho phương tiện của mình đi ở gần lề đường theo hướng đi, như vậy những xe muốn chạy nhanh hơn sẽ chỉ còn cách đi ở phía bên trái của xe đó. Bác lên youtube, xem những clip về đường giao thông ở những nước Châu Âu sẽ thấy, tất cả xe cộ của họ đều đi ở làn đường sát bên phải, chỉ chuyển sang làn bên trái để vượt, sau đó lại quay trở về làn bên phải ngay khi có đủ khoảng trống, đó là do họ tuân thủ luật của họ, phù hợp với Công ước Viên. Tóm lại, ở Việt Nam nếu tuân thủ Công ước Viên thì quy định xe cộ chạy chậm hơn phải đi về phải bên phải và không kèm theo điều kiện về tốc độ. Còn về logic, nếu tất cả xe chạy chậm hơn đi ở phía bên phải, những xe chạy nhanh hơn đi ở phía bên trái sẽ làm cho giao thông thông suốt hơn so với cách hiểu của bác: Xe chạy chậm hơn có thể đi ở bất cứ làn nào, còn xe chạy nhanh hơn sẽ phải luồn lách giữa các xe chạy chậm hơn để vượt lên. Còn về thắc mắc của bác, cái này có lẽ bác không đọc kỹ quy chuẩn 41 thì phải. Khi đến gần nút giao, xe cộ phải chuyển sang làn phù hợp với hướng rẽ (theo biển 411 và vạch kẻ mũi tên trên đường
 
  • Like
Reactions: nttanmam