Đậu ở đâu cũng được, miễn là ko vi phạm cấm dừng đỗ, không đổ ở cổng cơ quan trường học bệnh viện, không đỗ ở nơi làm cản trở việc ra vào của chủ nhà/chủ cơ sở kinh doanh.
Theo luật không có bản cấm đậu thì được đậu. Nhưng theo tình chỗ người ta kinh doanh buôn bán kiếm tiền nuôi sống gia đình và góp phần phát triển xã hội. Do vậy không nên làm cản trở việc kinh doanh của người khác.
Còn có loại này mới bực nè, đường cho đậu, đường không có cửa hàng kinh doanh mới đậu lại tự nhiên có cha bợm trợn nào chạy lại nói chỗ này không được đậu, đậu lâu đi chỗ khác. Xí chỗ để xe khác đậu thu tiền. Vậy mới ớn.
Còn có loại này mới bực nè, đường cho đậu, đường không có cửa hàng kinh doanh mới đậu lại tự nhiên có cha bợm trợn nào chạy lại nói chỗ này không được đậu, đậu lâu đi chỗ khác. Xí chỗ để xe khác đậu thu tiền. Vậy mới ớn.
Cái này thuộc về QL của chính quyền. Phải cắm bảng Cấm Đậu.. Đúng và Đầy Đủ.
Lấy ví dụ ở Mỹ, các khu Downtown ( Cũng na ná TT SaiGon hay nhà dân ven đường ko có parking) đều cắm bảng No Packing. Nếu ko có mà Bạn có lý do chính đáng , vd mở Business, nhiều người phải đi bộ qua lại, hay thậm chí cần Private Parking ...thì có thể gởi Yêu Cầu lên NN xem xét cắm bảng... Nhẹ thì Parking có giới hạn, hay Private parking, nặng sẽ là No packing luôn.
Lấy ví dụ ở Mỹ, các khu Downtown ( Cũng na ná TT SaiGon hay nhà dân ven đường ko có parking) đều cắm bảng No Packing. Nếu ko có mà Bạn có lý do chính đáng , vd mở Business, nhiều người phải đi bộ qua lại, hay thậm chí cần Private Parking ...thì có thể gởi Yêu Cầu lên NN xem xét cắm bảng... Nhẹ thì Parking có giới hạn, hay Private parking, nặng sẽ là No packing luôn.
Cái này giải quyết ko quá khó. Thành phố hay cơ quan công an giao thông cử ra 1 đội đi khảo sat tất cả các tuyến đường nóng trong thành phố. Rồi treo biển đổ/ cấm đổ các nơi. Mỗi đường được đậu bao nhiêu xe, kẻ vạch đàng hoàng. Mỗi lần đổ xe ko quá 1-4 tiếng tùy tuyến đường. Có người đi kiểm tra xử phạt đàng hoàng nếu cố tình đổ dai dẳng. Cái này lúc đầu tuy sẽ có nhiều bị phạt, nhưng dần sẽ quen, thành phố có thêm tiền phạt. Ý thức nâng cao, dân sẽ ko còn cãi nữa vì có biển chính quy đàng hoàng. Nước ngoài đã làm rất tốt, Vn chỉ việc làm theo thôi.
Theo tôi phải có thểm biển được phép đậu trong thành phố nữa mới ổn. Biển sẽ quy định giờ đậu, mỗi lần bao nhiêu tiếng, được mấy chỗ.Theo luật không có bản cấm đậu thì được đậu. Nhưng theo tình chỗ người ta kinh doanh buôn bán kiếm tiền nuôi sống gia đình và góp phần phát triển xã hội. Do vậy không nên làm cản trở việc kinh doanh của người khác.
Còn có loại này mới bực nè, đường cho đậu, đường không có cửa hàng kinh doanh mới đậu lại tự nhiên có cha bợm trợn nào chạy lại nói chỗ này không được đậu, đậu lâu đi chỗ khác. Xí chỗ để xe khác đậu thu tiền. Vậy mới ớn.
Ví dụ ở Úc nó có biển 4P, 2 cars. Nghĩa là đậu được 4 tiếng, cho 2 chỗ. Sẽ có officers thỉnh thoảng đi tuần và đánh dấu, chụp ảnh giờ đổ. Ai mà cố tính đổ quá 4 tiếng là ăn vé phạt liền. Lâu dần thì dân sẽ có ý thức thôi. Và vì chính quyền đã khảo sát chỗ đặt biển trước nên sẽ tránh tình trạng đổ bậy bạ trước cổng nhà dân nếu ko muốn ăn vé phạt. Mà phạt cũng phải đủ nặng. Từ 500k trở lên.
Vế sau của bác là cơ sở để gây tranh cãi đó, chủ quán cãi cản người ta vào mua bán thì sao, còn chủ xe bao còn cả vỉa hè đó mà cản gì. Nên cơ quan thành phố phải ra tay thôi, cắm cái biển cho đỗ hay ko khỏi cãi nhau.Đậu ở đâu cũng được, miễn là ko vi phạm cấm dừng đỗ, không đổ ở cổng cơ quan trường học bệnh viện, không đỗ ở nơi làm cản trở việc ra vào của chủ nhà/chủ cơ sở kinh doanh.
Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, không làm phiền nhau. Mọi công dân được thực hiện mọi quyền lợi của mình, miễn là việc thực hiện đó không mâu thuẫn với quyền lợi của người khác.Vế sau của bác là cơ sở để gây tranh cãi đó, chủ quán cãi cản người ta vào mua bán thì sao, còn chủ xe bao còn cả vỉa hè đó mà cản gì. Nên cơ quan thành phố phải ra tay thôi, cắm cái biển cho đỗ hay ko khỏi cãi nhau.
Hay nói rõ hơn: anh có quyền đậu đỗ, miễn là việc đó không cản trở việc sử dụng ngôi nhà của công dân khác, hay nói trừu tượng hơn là không mâu thuẫn với lợi ích của người khác.
Xứ người, họ rất rạch ròi vấn đề này trong việc lập pháp, hành pháp ở mọi lĩnh vực. Riêng VN tuy có tham khảo khi lập pháp nhưng tham khảo chưa tới, người làm luật trình độ còn hạn chế nên sinh ra nhiều hệ luỵ. Tuy nhiên, nguyên tắc vẫn giữ đó là: mọi công dân được bảo hộ quyền của mình, miễn là khi thực hiện quyền đó không mâu thuẫn với quyền lợi của công dân khác.
Khi ta là tài xế thì chủ nhà sai, còn khi ta là chủ thì tài xế sai...luật bù trừ...hè hè...View attachment 2448077*Ảnh minh họa
Nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM không có biển cấm dừng, đậu nhưng ‘chủ nhà’ thường không vui, hoặc lời qua tiếng lại khi có xe ô tô dừng, đỗ, một số nơi còn để bảng ‘vui lòng không đỗ xe’ trước nhà. Vậy ai đúng, ai sai?
View attachment 2442649
Trung tâm thương mại tại Q.7 đặt cọc hình chóp để ngăn xe đậu
Tài xế đỏ mắt tìm chỗ đỗ xe
Tại các quận trung tâm TP.HCM, nhiều tuyến đường có biển cấm dừng và cấm đỗ xe hoặc biển cấm đỗ xe khiến giới tài xế taxi, xe công nghệ phải đỏ mắt tìm chỗ dừng/đỗ lúc chờ khách.
Một số tuyến đường có biển báo cho phép xe ô tô đỗ dưới lòng đường như Lê Anh Xuân (Q.1, đỗ theo ngày chẵn, lẽ), Huyền Trân Công Chúa (Q.1, đỗ xe có thu phí), Bà Huyện Thanh Quan (Q.3, đỗ xe theo khung giờ quy định) thì giới tài xế cũng phải tìm cách “né” cửa nhà dân hoặc nơi buôn bán ra.
View attachment 2442651
Đường Huyền Trân Công Chúa cho phép đỗ xe có thu phí là nơi nhiều tài xế lựa chọn vì ít nhà dân, quán xá.
Ông T.V.N (57 tuổi, ngụ Q.8) hiện đang chạy xe hợp đồng cho một công ty cho biết những nơi cho đỗ hoặc có thu phí thì đỗ xe đều “vướng” nhà dân nên việc tìm chỗ đỗ xe vừa đúng luật, vừa hợp tình hợp lý thật sự “khó trăm bề” nên đôi lúc ông cũng bị chủ nhà ra “mắng vốn”.
“Nhiều khi chỗ người ta buôn bán hay cửa nhà người ta mình chạy lại đỗ cũng kỳ dù con đường đó cho phép xe ô tô dừng hoặc đỗ lại. Mình đỗ lại cũng được, không sai nhưng nhiều lúc chủ nhà khó tính, ngang ngược, gây chuyện um sùm thì phiền phức lắm. Lời nói đỗ mất tiền mua, nói đàng hoàng một tiếng là tôi đi ngay, cũng chỉ là chỗ đỗ xe thôi mà”, ông N. giải thích.
Cùng quan điểm đó, ông Nguyễn Văn Hạnh (63 tuổi, Q.8) là tài xế xe công nghệ nhiều năm nay cho biết luôn né tránh những cuộc xung đột về chỗ đỗ xe với chủ nhà. Ông cho hay: “Tôi thường lựa công viên, bóng cây mát hay ở những con đường vắng, nói chung là nơi không ảnh hưởng đến người khác. Cãi nhau thì mệt mình chứ mệt ai nên tôi chưa bao giờ bị chủ nhà phàn nàn về việc này”.
View attachment 2442652
Một công ty để biển vui lòng không đỗ xe ở đường Võ Văn Tần
View attachment 2442653
Một văn phòng làm việc trên đường Võ Văn Tần (Q.3) để biển lưu ý các tài xế vui lòng không đỗ xe trước cửa.
Còn ông Lê Triều Hưng (58 tuổi, ngụ Bình Dương) cho biết mỗi khi đến TP.HCM công tác là mỗi lần ông vất vả tìm chỗ đỗ xe cho “thích hợp”. Ông Hưng kể: “Sáng giờ tôi chạy vòng vòng tìm chỗ đỗ xe mệt xỉu luôn, nào là né đường cấm, rồi tự biết mà né nhà người ta, né quán xá ra. Chạy một vòng tới Huyền Trân Công Chúa thấy hợp lý nên vào đỗ, có thu phí mình cũng chịu, vậy cho lành”.
“Do lời nói, thái độ mà ra chuyện”
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp tài xế xe chắn trước cửa nhà, đỗ ngay cửa hàng hay quán xá khiến chủ “khó mà kìm lòng” dẫn đến nhiều trận cãi vã không đáng có. Theo chị Thạch Thị Mỹ Thanh (36 tuổi) bán nước trên đường Lê Anh Xuân cho biết con đường này chủ yếu là khách sạn, quán ăn.
“Tôi bán ở đây mấy năm nay, lâu lâu lại thấy mấy đợt cự cãi về chỗ đỗ xe. Tôi thấy bảo vệ nào mà ra nói chuyện lịch sự, đàng hoàng, nhờ dời xe đi chỗ khác thì thôi, còn không là cãi lộn, tất cả cũng từ lời nói với thái độ mà ra thôi”, chị Thanh nhận xét.
View attachment 2442655
Các cửa hàng trên đường Hồ Xuân Hương (Q.3) “dễ thở” vì tài xế đậu xe tự né cửa hiệu
Trường hợp khác, theo một người bán hàng trên đường Hồ Xuân Hương, con đường này có biển cấm dừng, đỗ xe trong khung giờ quy định tuy nhiên vẫn có những xe ngang nhiên đỗ bất chấp thời gian và không chịu “nhìn trước ngó sau”.
“Lâu lâu cũng có nhiều xe dừng trước cửa hàng tôi khá lâu, tôi ra nhờ dời đi thì người đó trả lời “tôi đỗ ngoài đường chứ có đỗ trong nhà bà đỗ”. Mình nghe vậy cũng tức, biết người ta không phạm luật nhưng việc này mình xét về ý thức, tôi nói đỗ phải nhìn đường để cho tôi làm ăn nữa. Cãi qua cãi lại một hồi người ta nghe hợp lý cũng chịu chạy đi”, người này kể lại.
Theo bà, đó chỉ là số ít, còn lại phần lớn những người tài xế bà gặp đều rất hiểu chuyện: “Chủ yếu những người đỗ xe ở đường này là dưới tỉnh lên, họ đi khám bệnh nhưng bên kia hết chỗ nên qua đây đỗ đỡ. Nhiều người ăn nói đàng hoàng xin mình cho dừng năm ba phút để đón trả khách mình cũng cho chứ, chủ yếu do thái độ thôi”.
View attachment 2442657
Đường Lê Anh Xuân cho phép đỗ xe theo ngày chẵn, lẻ, nhiều xe ô tô “lấp kín” các khách sạn, quán ăn.
Cách đó không xa, ông Trần Thanh Hùng (67 tuổi) làm bảo vệ một quán ăn trên đường Bà Huyện Thanh Quan cho biết đa phần tài xế dừng, đỗ xe đều rất ý thức. “Họ có việc đỗ một xíu cũng đi hà, có khách thì nhờ tài xế di chuyển một chút, vậy là êm chuyện”, ông Hùng nói thêm.
Anh T.Q.T (chủ một quán ăn ở Q.3) cũng cho rằng, tài xế đỗ xe dưới lòng đường ở nơi không có biển cấm dừng, đỗ thì đúng pháp luật, nhưng nếu đỗ ngay trước quán ăn hay nơi buôn bán mặt tiền thì cũng… hơi kỳ. “Mặt tiền thuê 100 triệu mỗi tháng vì có vị trí đắc địa, mà tài xế đỗ chắn ngang thì thiệt thòi cho chủ quán hoặc cửa hàng quá, thôi thì nói qua nói lại vài câu mong thông cảm để vui vẻ đôi bên sẽ hay hơn”, anh T. chia sẻ.
View attachment 2442658
Trung tâm thương mại giăng dây để ngăn tài xế đậu xe
Theo ghi nhận, không chỉ trước hàng quán, mà trước trung tâm thương mại Crescent Mall (Q.7) cũng được giăng dây và để bảng cấm đậu xe dưới lòng đường. Một bảo vệ làm việc tại đây thừa nhận, trung tâm giăng dây và bảng cấm đậu xe =để hạn chế xe đậu trước cửa trung tâm thương mại.
"Cọc tiêu chỗ đèn đỏ là bên trung tâm để ra, ngăn không cho xe đậu chỗ người đi bộ qua lại trung tâm thương mại. Cọc đó để cũng khá lâu rồi, có lần cũng dẹp vô nhưng người ta đậu nhiều quá nên lại đem ra để như vậy", người bảo vệ cho biết thêm.
Một bạn đọc của Báo Thanh Niên nêu ý kiến: "Các vật chắn để ngay dưới lòng đường nếu buổi tối đi mà không để ý rất nguy hiểm, đặc biệt là các cục bê tông".
Lãnh đạo một đội CSGT tại TP.HCM cho biết, lòng đường là một trong những bộ phận của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc sở hữu của nhà nước, chứ không phải của người dân ở nhà mặt tiền. Do đó, tại tuyến đường không có biển cấm dừng, đỗ thì tài xế được quyền đỗ xe dưới lòng đường.
Nói về việc một số nhà dân, công ty đặt biển “vui lòng không đỗ xe trước công ty”, vị CSGT này nhận xét: “Việc đặt biển như vậy là không chính xác và không có cơ sở pháp lý, tuy nhiên trên đường không có biển cấm dừng, đỗ tài xế nên lựa chọn các vị trí đỗ phù hợp để vui lòng đôi bên, tránh lời qua tiếng lại. Bên cạnh đó, việc tự ý đặt biển cũng không phù hợp cả góc độ tình và lý”.
Nguồn: Thanh niên
Theo các bác thì nên đậu như thế nào cho thỏa lòng 2 bên đây
Một câu chuyện có thật.
Trước một cửa hàng phân phối siêu thị, phần cửa và đường dành cho các xe đến chuyển hàngc, chỉ đậu xe chuyển hàng rồi đi, chứ không đậu lâu được. Có một chiếc xe đậu khá lâu, các xe tãi không thể nào giao hàng cho siêu thị vì bị chấn mất chổ ......
Họ dùng ....
Để dưới gầm xe và kéo ra giửa đường,................
Kết quả thì sao, các bác có thể đoán ra ....
Trước một cửa hàng phân phối siêu thị, phần cửa và đường dành cho các xe đến chuyển hàngc, chỉ đậu xe chuyển hàng rồi đi, chứ không đậu lâu được. Có một chiếc xe đậu khá lâu, các xe tãi không thể nào giao hàng cho siêu thị vì bị chấn mất chổ ......
Họ dùng ....
Để dưới gầm xe và kéo ra giửa đường,................
Kết quả thì sao, các bác có thể đoán ra ....
Ok, chúc bạn luôn may mắn.Vấn đề là luật không cấm, về luật thì chủ nhà thật ra không có quyền gì khác ngoài quyền... điên thôi...