Hạng D
15/12/13
1.350
1.487
113
Cư xử của con người trong xã hội phản ánh nền giáo dục, các bác đi nhiều thì biết : Đơn giản như đẩy xe hàng trong siêu thị hay sân bay thôi, khi vướng đường chỉ cần " sorry " thôi thì các nước bạn sẳn sàng tránh, nhường đường vui vẻ .... Còn nhìn lại ta .... Đến Tân sơn Nhất cũng những người chúng ta mà "sorry" xin đường còn bị trừng mắt nhìn ... Mới hết hồn !!!!
 
Hạng D
21/10/14
1.713
3.707
113
Em vui vì anh em OS thoáng hơn! Chia sẻ ra để anh em cùng nhau thay đổi: ví dụ đừng pha vào mắt nhau khi đi trong nội ô, em nản lắm vụ này...

Em mang cái này chia sẻ bạn bè, 10 hết 8 nói "ông đi 7 ngày sao đủ trải nghiệm mà nói dân Burma văn minh hơn mình?", em thua... :3dquaytay:
Biết sao được bác, chín người mười ý. Cá nhân em thì nghĩ chỉ cần lưu lại 1 vùng đất hoặc địa phương nào khoảng 5 ngày là mình có thể nhìn nhận được tương đối chính xác về con người và văn hóa của nơi đó rồi. Tỏng thể tốt thì chi tiết cũng sẽ tốt vìhai cái đó có sự tương tác với nhau. Đi du lịch cũng có nhiều mục đích : tìm hiểu, khám phá, mở rộng hiểu biết hay hưởng thụ.
 
Hạng D
21/10/14
1.713
3.707
113
Giao thông xứ mình giờ chỉ mỗi từ này là thích hợp "HỖN LOẠN", không có một chút le lói gì cuối đường hầm, không tưởng tượng nỗi 10 năm nữa nó ra sao?
Mười năm nữa em dự là em và các bác đi bộ với trang phục nón cối ( cây rơi không chấn thương sọ não ) và áo phao ( mưa hoặc triều cường không chết đuối ) . Khi đó giá ô tô Việt Nam sẽ rẻ nhất thế giới, vì khi đó nhà sx có bán bằng giá thành cũng không ai mua. Bác em cuối tuần em làm thầy bói có đúng không nhé :3dcuoi:
 
Hạng D
21/10/14
1.713
3.707
113
Một xã hội muốn phát triển được, đầu tiên phải đảm bảo được yếu tố công bằng, muốn có công bằng thì người thực thi pháp luật phải nghiêm minh, công bằng. Thử hỏi ở nước ta, người thực thi pháp luật công bằng ntn? Chứng minh ư? Hãy nhìn Singapore, pháp luật (Thực chất là người thực thi pháp luật) đưa con người Singapore vào khuôn khổ, tạo ra 1 đất nước thịnh vượng. Còn bác nói đừng so sánh Singapore với nước mình thì em chịu.

Giáo dục mà không đúng thực tế thì không có hiệu quả, còn giáo dục mà đúng thực tế nước ta thì ... chắc là hậu quả khôn lường. Học xong mà không được thừa nhận, không được trọng dụng thì mãi mãi bộ máy nhà nước vẫn mãi "vừa thiếu, vừa yếu".

Lý Quang Diệu đã nói gì về nước ta? Nếu bác nói Lý Quang Diệu chỉ như hàng triệu người Singapore khác, muốn nói gì thì ông ấy nói thì em xin vái bác.
Cá nhân em đồng ý quan điểm của bác, em nghe rất nhiều người nói nước mình so với cách đây 40 - 50 năm là tốt quá rồi , em chỉ biết :3dcuoi:, và hỏi lại mỗi 1 câu : " nếu so sánh anh/chị bây giờ và cách đây 20 năm thì bây giờ anh chị hiểu biết nhiều hơn, hay cách đây 20 năm anh chị hiểu biết nhiều hơn. Và nếu anh chị so sánh anh chị với bạn bè đồng trang lứa ở hiện tại thì anh chị hơn họ hay kém họ, chắc chắn hiện tại anh chị phải hơn quá khứ, nhưng so với bạn bè anh chị có dám chắc không ? ". Em thấy số đông mọi người bây giờ mà có suy nghĩ ngu dốt và thiển cận, luôn so sánh chính bản thân mình tại hai thời điểm, không nhìn ra thế giới xung quanh mình để biết xem mình đang đứng ở đâu
 
Hạng D
21/10/14
1.713
3.707
113
Nhìn qua dân đông âu đang chạy nạn đi! Toàn mấy bác zảnh zoái chém gió tào lao.
Có thể kết luận bác là DLV, bác có tư duy của bọn DLV, thích so sánh mình với tầng lớp thấp kém hơn để tự sướng, vui vẻ với thực tại cho dù thực tại có hôi thối cỡ nào, không bao giờ tự vấn và so sánh mình với những người cùng xuất phát điểm bằng tuổi hoặc trẻ hơn để phấn đấu. Em thấy khi mình mới chui vào nhà xí mình thấy mùi hôi, nhưng chỉ cần ngồi trong đó 10 phút là mũi quen, thấy hết hôi, nhưng vì thấy hết hôi mà nói là mùi nhà xí này chẳng khác gì phòng ngủ thì chỉ có thiểu năng trí tuệ mới nói thế.
 
Hạng D
25/8/08
1.102
1.017
113
Em thì chẳng biết là chúng nó có giàu hay sẽ hơn mình hay không nhưng hiện tại thì VN đang nắm phần lớn thị trường của chúng nó. Ví dụ he:
- 2015 VN đã đầu tư hơn 2 tỷ Mỹ kim vào nước nó. http://vietnamnews.vn/Economy/225382/investment-in-myanmar-to-hit-2b.html
- Viettel đang nắm thị trường viễn thông http://www.mmbiztoday.com/articles/vietnamese-firm-invest-18b-myanmar-telco-project. Trong phần này thì Viettel cũng đang nắm thị trường của các nước Campuchia, Lao, Mianmar, Haiti, Mozambic, Đông Timo, Burudi, Tanzania, Cameroon, ...
- Đố mấy bác nào biết cách đây hơn 5 năm - khoảng 2010 trở về trước thì nước này có vấn đề gì? Mấy bác trả lời được thì mấy bác sẽ xác định được là nên tin cái bài đó hay không?
Em xin hết.
 
Hạng D
16/11/09
2.015
681
113
Trải qua chuyến đi phượt 7 ngày ở Myanmar tuần rồi (30/8 - 07/9), tôi chợt giật mình: "Chúng ta đừng so sánh với Thái Lan, Malaysia & Singapore nữa.
Vì chúng ta đã thua xa Lào - Campuchia và có lẽ thua nốt cái đất nước Myanmar mới mở cửa này mất rồi!"

Trước khi đến Myanmar, tôi tham khảo qua các thông tin về đất nước này và nghĩ họ kém phát triển lắm qua mô tả của các trang web du lịch.

Đặt chân xuống sân bay Yangon, ấn tượng đầu tiên là sân bay tuy nhỏ cũ nhưng sạch sẽ, hải quan thân thiện và nhập cảnh sau 5-10 giây (!).

Ra cổng, taxi sắp hàng đợi và mời chào - nhưng không chèo kéo!
Đi về trung tâm mất 30 phút là 5.000 kyat (1-2 người), thêm 1 người thì 1.000 kyat ( khoảng 17k VND). Hỏi ra chính phủ trợ giá cho dân xăng 12k/1L dù Myanmar khai thác dầu mỏ hạn chế & cũng chẳng có nhà máy lọc dầu lớn để bán thu ngoại tệ.

Vào trung tâm Yangon, kẹt xe giờ cao điểm, 4 làn xe kẹt cứng bên phải, nhưng không một ai lấn trái đi vào làn đối diện ( dù không có dãi phân cách, chỉ vẽ tim đường), lạ nữa hiếm khi nghe bấm còi.
Đường phố sạch sẽ, sao kiếm 1 miếng rác khó thế?
Bảng chỉ dẫn đường có 2 thứ tiếng: Anh ngữ và ngôn ngữ địa phương rất rõ ràng.

Vào nhà hàng ăn trong 7 ngày từ Yangon - Bagan - Inle, tất cả thực khách đều trả cùng 1 giá, không có nạn làm riêng giá khách khác dân bản địa để chặt chém.
Nhân viên nói tiếng Anh tốt và luôn phục vụ với 1 tiếng 2 tiếng gì cũng "Yes Sir!" ( Vâng thưa ông).
Dùng bữa xong họ đều hỏi cần đi taxi không? Gọi taxi đến là 3-4 nhân viên ân cần ra chào, bảo vệ mở cửa xe sẵn!

Còn xe khách của họ thì sao?
Xin thưa tất cả các nhà xe toàn cái lãnh thổ Việt Nam đố tìm ra được sự chuyên nghiệp và dịch vụ chu đáo như họ!

Từ Yangon đi Bagan 180k kyat, giá ngang ngửa giá xe khách Việt Nam cho 600 km, nhưng đáng đồng tiền!
Hành lý được treo thẻ và gửi lại khách 1 liên, xong 3-4 người nâng niu vali - túi - giỏ...của khách bọc màng co và bao nylon lại cho sạch - chống trầy khi để vô khoang hành lý của xe.

Lên xe mỗi ghế ngồi có mền, khăn lau mặt, chai nước suối. Xe khởi hành, có 1 tiếp viên trưởng giới thiệu chào hỏi, 2 bạn tiếp viên còn lại đẩy xe thức ăn nhẹ và nước ngọt - cà phê phát cho khách (y như trên máy bay).

Xuống bến, gần 100 anh taxi vây chờ khách, mình cũng lo sợ họ chèo kéo xô đẩy...
Nhưng khi bước xuống, họ dạt ra 2 bên nhường lối giữa cho khách đi. Một cảnh sát và bảo vệ bến xe đến quan sát & đảm bảo trật tự cho khách nhận hành lí.

Anh tài xế khách sạn Mi Casa, cũng như anh tài xế trẻ Bagan, rồi Inle có chung 1 văn hóa giao thông tuyệt vời:
"Hạn chế bấm còi, không lấn làn, đi thật chậm khi thấy vũng nước sợ trúng khách bộ hành, ban đêm luôn dùng đèn Cos ( chiếu gần) tránh chói mắt xe đối diện, thậm chí xe qua gờ giảm tốc hay dừng chờ đèn đỏ, họ chủ động tắt đèn vì ngại chiếu đèn vào xe trước lẫn xe đối diện."

Các TP lớn như Yangon cấm xe gắn máy - mô tô, chỉ có ô tô và xe buýt được phép lưu hành.
Nhà giàu thì đi xe xịn, trung bình khá trở lên thì đi xe Nhật nội địa nhập khẩu khá nhiều, người thu nhập không cao thì đi xe buýt.
Phục tầm nhìn xa và vĩ mô về quy hoạch đô thị & giao thông của lãnh đạo họ!

Tôi đến Bagan và Inle quá sớm lúc 3 & 5h sáng, khách sạn họ trống phòng là cho check in ngay mà không phụ thu phí gì cả!

Ngày 2 ở Bagan, tôi và các bạn đang trên đường tham quan 1 ngôi chùa thì xe đạp điện tôi bị bể bánh ( lốp).
Một cậu bé tầm 16 tuổi đen nhẻm lao ra dắt xe tôi vô lề.
Trong bụng nghĩ "ôi xui gặp đinh tặc rồi!".
Trái lại. Cậu nhìn bảng hiệu nơi cho thuê xe đạp điện &... gọi điện giúp tôi.
15 phút sau 2 anh chàng của tiệm cho thuê chạy ra sửa xe cho tôi.
(4.000kyat xe đạp điện, 8.000 kyat xe máy điện/1 ngày).
Giúp người khác vô điều kiện là thói quen hàng ngày của họ rồi!

Dạo quanh hồ Inle, ghé hơn chục shop - xưởng truyền thống , lưu niệm...xem không mua, đi ra vẫn được chào đón vui vẻ như lúc vào!

Còn rất nhiều điều ấn tượng về đất nước - văn hóa - con người Myanmar này chưa thể liệt kê ra hết...

Nói chung, chúng ta cần học hỏi họ để thay đổi tốt hơn bản thân và con cháu!!!
Nghe có vẻ hơi cường điệu, nhưng có lẽ không sai (!)


Cuối tuần vui vẻ nhé, các bác ! ^_^
Cái bác mô tả gọi là đón đầu đấy. Không phải hô khẩu hiệu rồi đi nhậu đâu.
 
  • Like
Reactions: Jackie Huy