Hạng D
2/12/03
1.929
4.572
113
Vietnam
Khi ô tô gặp sự cố phải dừng đỗ bên đường, đặc biệt là trên cao tốc, tài xế cần đặt biển cảnh báo đúng cách để tránh tai nạn.


hình ảnh.jpg

Khi lưu thông trên đường, tài xế gặp biển cảnh báo này cần giảm tốc độ, đi chậm để đảm bảo an toàn (Ảnh minh họa).

Ô tô đang di chuyển bất ngờ gặp sự cố hỏng hóc, buộc tài xế phải dừng đỗ xe ngay trên đường để sửa chữa hoặc chờ xe cứu hộ là chuyện thường gặp. Tuy nhiên, không ít trường hợp, người điều khiển ô tô chủ quan, không tuân thủ các quy tắc an toàn dẫn đến va chạm nguy hiểm.

Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 19h40 ngày 10/3/2024 tại Km58 cao tốc Cam Lộ - La Sơn thuộc thôn Sơn Quả, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một điển hình.

Thời điểm xảy ra vụ việc, xe tải BKS 75C-016.91 đỗ bên đường. Lúc này, tài xế xe khách giường nằm BKS 51B- 26149 lưu thông cùng chiều không chú ý quan sát thấy nên đã đâm vào đuôi xe tải nói trên.

Thông tin từ cơ quan chức năng cho biết, tài xế xe tải khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định gây tai nạn giao thông. Trong khi đó, tài xế xe khách không chú ý quan sát.

Từ báo cáo vụ việc có thể thấy, một phần nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn thảm khốc khiến 2 người chết nói trên là do tài xế xe tải đã quá chủ quan, thiếu kinh nghiệm và không tuân thủ các quy tắc an toàn khi dừng đỗ xe khi gặp sự cố trên đường.

tam giac phan quang.jpeg

Trao đổi với Báo Giao thông, đại diện Cục Đường bộ VN cho biết, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải có tín hiệu báo cho người khác biết.

Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.

Nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết.

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT quy định về báo hiệu đường bộ (được sửa đổi bổ sung bởi QCVN 41:2019/BGTVT), để cảnh báo xe đang đỗ chiếm một phần đường xe chạy cần đặt trên mặt đường biển số W.247 "Chú ý xe đỗ".

Biển được đặt cách xe phía trước và phía sau xe (theo chiều đi) 5m. Biển đặt trực tiếp trên mặt đường. Đối với đoàn xe gồm nhiều xe cùng đỗ, chỉ đặt biển này ở phía trước xe đầu và sau xe cuối cùng của đoàn xe trên đường hai làn xe.

Đối với đường một chiều, chỉ đặt một biển sau xe (hoặc đoàn xe) đỗ.


Chia sẻ về trang bị đèn, biển báo theo xe để sử dụng khi xe gặp sự cố trên Group Otosaigon - Trên Đường Thiên Lý của bác @Vinh Nam

Luật Giao thông đường bộ yêu cầu chung là có giải pháp cảnh báo, còn biện pháp như thế nào không quy định cụ thể.

Hiện cũng không có một chuẩn chung cho thiết bị cảnh báo.

Một trong các biện pháp cảnh báo là đặt biển W.247, nếu không có biển này có thể sử dụng các biện pháp cảnh báo khác như đặt cành cây hoặc các vật dụng phù hợp.

Khi lưu thông trên đường nếu gặp biển hình tam giác, màu vàng, viền đỏ (W.247) thì phải chú ý có xe đỗ bên đường.

Quan trọng là khi lưu thông trên đường, gặp biển cảnh báo này, tài xế phải giảm tốc độ ngay.

Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, cần đặt biển hoặc vật cảnh báo đạt tiêu chuẩn, có phản quang để các phương tiện khác lưu thông trên đường dễ dàng phát hiện từ xa và chủ động xử lý tình huống.

Ngoài ra, tài xế cũng cần thực hiện đầy đủ các quy tắc an toàn khác như bật đèn cảnh báo nguy hiểm (đèn hazard), kéo phanh tay. Với các xe nhỏ, nên cố gắng đẩy xe vào sát lề đường hoặc các vị trí an toàn nhất có thể. Hạn chế dừng đỗ tại các khu vực đường cong, khuất tầm nhìn.

Đặc biệt, trong quá trình chờ xe cứu hộ đến, tài xế và người đi cùng trên xe tuyệt đối không đứng ở phía sau xe.

Bởi lẽ, vị trí này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu chẳng may có một phương tiện khác phía sau không phát hiện và kịp thời tránh.
>>>> Xem thêm:
Các bác tham khảo ạ
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: icemain and npt
Hạng D
22/1/19
4.528
8.406
113
Dừng xe trên đường thì phải đặt biển cảnh báo (có phản quang thì càng tốt). Nếu trên cao tốc, quốc lộ thì phải tính toán quãng đường phanh theo max speed mà đoạn đường cho phép, rồi đặt cái biển cách xe mình chừng đó mét mới có hiệu quả về an toàn. Hệ thống điện trên xe nếu còn hoạt động thì cũng nên bật đèn hậu và đèn hazard lên.
Mấy tình huống như này, hoặc đang đi mà xe hư, hoặc trên xe có người cấp cứu thì mới cần bật hazard, chứ không phải dùng hazard để "cướp" đường hay để làm "xi-nhanh .. đi thẳng" đâu nha mấy ông thần!
 
Hạng F
24/2/20
5.211
8.988
113
38
Em có bộ cảnh báo nhưng ơn giời 5 năm nay ko dùng tới thậm chí lốp sơ cua chưa hạ. Theo em nếu ko có biển cảnh báo thì tốt nhất nên nhổ đám cỏ ven đường đặt trước xe tối thiểu 200m và mình đứng ngay tại chỗ đám cỏ ra hiệu cho xe khác trong khi chờ cứu hộ.
 
Hạng B2
1/7/16
185
144
43
32
Mấy cái món này không có bao nhiêu tiền, ít khi cần dùng, nhưng khi cần dùng thì nó rất đáng đồng tiền.
Nhưng mà phần đông lại nghĩ "Một năm dùng mấy lần đâu, lấy nhánh cây cho lẹ"
 
Hạng C
25/11/21
635
15.506
93
Lúc này là lúc cần phải bật Hazard thì nhiều a lại không bật hoặc có bật nhưng a chạy sau lại tưởng xe vẫn chạy vì thường xuyên nhìn thấy xe vừa chạy vừa bật Hazard, tới khi phát hiện ra xe đang dừng thì đã muộn.
 
Hạng B2
20/12/19
263
212
43
45
Em có bộ cảnh báo nhưng ơn giời 5 năm nay ko dùng tới thậm chí lốp sơ cua chưa hạ. Theo em nếu ko có biển cảnh báo thì tốt nhất nên nhổ đám cỏ ven đường đặt trước xe tối thiểu 200m và mình đứng ngay tại chỗ đám cỏ ra hiệu cho xe khác trong khi chờ cứu hộ.
Vẫn nguy hiểm đó bác. Có vụ tông trên QL5B 1 bác làm người cảnh báo cho 2 bác khác thay lốp Ranger. Cuối cùng đi 2 ng
 
Hạng F
3/10/15
11.098
13.670
113
Lúc này là lúc cần phải bật Hazard thì nhiều a lại không bật hoặc có bật nhưng a chạy sau lại tưởng xe vẫn chạy vì thường xuyên nhìn thấy xe vừa chạy vừa bật Hazard, tới khi phát hiện ra xe đang dừng thì đã muộn.
Chuyện cậu bé chăn cừu.
Cậu bé cứ xạo lồng cho đã, vừa chạy vừa hazard cho đã tưởng mình hay.
Rồi đến một ngày cậu bé vui tíng mở hazard khi xe mình đứng yên thật!
Niềm vui là lần này cậu lại đang đứng ngay trên cao tốc Việt Nam với thường chỉ có 2 thể loại trên đó:
1/ loại vừa cầm điện thoại chơi, vừa chạy xe lờ đờ, khỏi nhìn phía trước
2/ loại phóng cho cố tốc độ bàn thờ bất cần biết giới hạn bao nhiêu, và loại đó thì thường chả nhìn thấy gì phía trước nó
 
Hạng F
28/8/19
6.878
11.829
113
Palm Beach, Florida, US
Dừng xe trên đường thì phải đặt biển cảnh báo (có phản quang thì càng tốt). Nếu trên cao tốc, quốc lộ thì phải tính toán quãng đường phanh theo max speed mà đoạn đường cho phép, rồi đặt cái biển cách xe mình chừng đó mét mới có hiệu quả về an toàn. Hệ thống điện trên xe nếu còn hoạt động thì cũng nên bật đèn hậu và đèn hazard lên.
Mấy tình huống như này, hoặc đang đi mà xe hư, hoặc trên xe có người cấp cứu thì mới cần bật hazard, chứ không phải dùng hazard để "cướp" đường hay để làm "xi-nhanh .. đi thẳng" đâu nha mấy ông thần!
Ko phải là "cũng nên" đâu mà là "bắt buộc" bật cái HZ đó lên khi xe còn điện, khi xe nằm chắn lane lưu thông hợp pháp. Đồng thời phải tìm đủ mọi cách trong khả năng cảnh báo xe đang lưu thông.
Vì bởi, ko xảy ra tai nạn thì thôi. Nếu có, Người ta sẽ điều tra chi tiết xem Lỗi thuộc đứa nào và các tình tiết tăng hay giảm tội.
Như trong bài mà nói đặt cảnh báo chỉ 5m !!! xem ra sai sai thì phải. Nó phải đặt cũng cả 100m trên cao tốc. Còn trong Local thì ít nhất cũng 20m.
Đó là chưa kể phải gọi ngay cho CQ chức năng thông báo (nhanh nhất như ở đây là cứ cmn 911) Họ sẽ nhận và điều phối. Cuộc gọi này sẽ được ghi lại và xem là bằng chứng trước Tòa nếu cần. Mà thật sự nó vậy, nếu xe đang chết giữa Lane thì chỉ sau dưới 10 phút sẽ thấy xe CS hú còi chạy đến...Nó sẽ block lane và gọi cứu hộ giải quyết... Chi phí hậu xét!