Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
23/5/12
143
1
16
32
"Ai cũng biêt vai trò quan trọng then chốt của giáo dục đối với tiền đồ dân tộc.Thế nhưng, từ nhiều năm, chúng ta đã để cho giáo dục VN tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới.Chưa bao giờ tình hình giáo dục trở nên bức xúc như hiện nay. Nhìn chung cả nước, hệ thống giáo dục chưa ra khỏi trạng thái lộn xộn bất bình thường, hoạt động không theo quy luật khoa học, hiệu quả kém, chất lượng thấp, đang có nguy cơ bị thương mại hoá theo xu hướng ngược với lý tưởng công bằng và dân chủ của xã hội. Về cả ba phương diện dân trí, nhân lực và nhân tài, những bất cập đều quá rõ:

• Dân trí thấp, biểu hịên trên lối sống và suy nghĩ, tập quán, tác phong, tư tưởng, ý thức... Đạo đức bị xói mòn, thói gian dối, thiếu trung thực đang tác động nặng nề đến mọi mặt của đời sống xã hội.
• Nhân lực không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Yếu kiến thức, kém kỹ năng thực hành, ít khả năng xoay xở, thiếu đầu óc tưởng tượng và năng lực sáng tạo, đó là những đặc trưng chất lượng lao động khiến sức cạnh tranh rất thấp.
• Nhân tài tuy không đến nỗi quá thiếu nhưng phát hiện và bồi dưỡng kém, thiếu cơ hội và điều kiện phát triển. Chất xám bị lãng phí nghiêm trọng dưới nhiều hình thức khác nhau.

Đương nhiên, đây không chỉ là vấn đề của giáo dục, mà là vấn đề của toàn xã hội, nhưng trong đó trách nhiệm và vai trò cuả giáo dục rất lớn.Tình trạng sa sút của giáo dục là một thực tế khó chấp nhận, nhưng cần được nhìn thẳng mới có thể thấy được đường ra. Hoàn toàn không nên so sánh với thời bao cấp hay mấy năm đầu đổi mới để dễ dàng bằng lòng với bước tiến chậm chạp đã có, mà cần mở tầm mắt ra thế giới bên ngoài, để cảm nhận rõ hơn sự tụt hậu ngày càng xa của chúng ta. Cách so sánh với quá khứ đầy khó khăn trước đây là liều thuốc an thần nhưng thiếu trách nhiệm, vì thật ra sự sút kém của giáo dục hoàn toàn không xứng với tiềm năng của dân tộc, cả về tinh thần, trí tuệ, vật chất cũng như vận hội.

Từ 1966 đến nay, TƯ đã có nhiều nghị quyết đúng đắn mà chưa được thực hiện nghiêm túc, cho nên tuy chúng ta đã có nhiều cố gắng để vực giáo dục lên, song những căn bệnh chính của nó không hề giảm, trái lại ngày càng trầm trọng và kéo dài chưa biết đến bao giờ. Điều đó cho thấy nguyên nhân trì trệ không phải chỉ do những sai lầm cục bộ về điều hành quản lý (tuy phần trách nhiệm của bộ máy quản lý không nhỏ), mà chủ yếu là sai lầm từ gốc, sai lầm từ nhận thức, quan niệm, tư duy cơ bản. Nói vắn tắt, là sai lầm có tính chất hệ thống, sai lầm thiết kế, không thể khắc phục bằng những biện pháp điều chỉnh chắp vá, sai đâu sửa đó, càng sửa càng rối, mà cần phải cương quyết xây dựng lại từ gốc. Đó là mệnh lệnh cuộc sống, nếu chúng ta không muốn tụt hậu thêm nữa."
Trích từ thực trạng giáo dục của GS Hoàng Tụy.​
Nhìn vào thực trạng giáo dục hiện nay, những người tri thức có tâm huyết đều mong muốn làm một cái gì đó để thay đổi nền giáo dục để đưa vận mệnh đất nước ra khỏi đống bùn lầy tăm tối của sự ngu dốt. Rất nhiều kiến nghị, rất nhiều giải pháp được đưa ra. Nhưng đến giờ vẫn chưa có mộ thuyền trưởng nào sáng giá để có thể đứng ra chèo chống con thuyền này vượt qua sóng gió. Nên nền giáo dục trong khoảng 10 năm tới của Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu nào cho sự khởi sắc. Và hiện nay, du học Âu- Mỹ vẫn là mốt thời thượng của con cái các vị, học theo con đường của Kim Jong Il. (Ở Bắc Triều, Kim Jong Il muốn cả dân tộc phải ngu dốt nhưng con của Kim phải giỏi, vì hơn ai hết Kim cha hiểu rằng những kẻ dễ nghe lời nhất và dễ cai trị nhất là những kẻ ngu dốt. Tuy nhiên, với cương vị của mình, Kim cha có thể cho Kim con được đến học ở những trường tốt nhất và với những thầy tốt nhất. Nhưng vì sao Kim cha lại để các Kim con ra nước ngoài thụ hưởng nền giáo dục phương Tây? Thật ra, sự phát triển con con người phụ thuộc vào sự giáo dục nhà trường và môi trường xã hội. Dù Kim con có được học ở trường tốt nhất và thầy giỏi nhất, nhưng nếu môi trường xung quanh vẫn là những kẻ ngu dốt thì bản thân Kim cũng không phát triển một cách toàn diện. Và đó là lý do vì sao Kim cha cho Kim con sang tận trời Tây du học)

Trong tất cả chúng ta, ai cũng muốn con mình phải được thụ hưởng một nền giáo dục tốt trong một môi trường xã hội tốt. Hiện nay, rất nhiều trường học quốc tế đã mang nền giáo dục Tây Âu vào Việt Nam. Có thể nói những trường này đáp ứng được nhu cầu học tập của con em giới thượng lưu. Nhưng theo quan điểm của em, những trường này không có vai trò lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục nước nhà và tác động đến sự thay đổi của môi trường xã hội. Vì mô hình các trường học này không thể phát triển và nhân rộng. Do vậy, học sinh quốc tế học trong môi trường quốc tế nhưng sống trong môi trường xã hội của Việt nam. Và một ngày nào đó bạn cũng sẽ không ngạc nhiên gì nếu gặp cảnh tượng này trên đường. Chắc hẳn các bác sẽ không muốn con em mình như thế!
nusinhfuck-thumb.jpg


Với thực trạng này, nếu đầu tư vào giáo dục thì nên chọn hướng đi nào: Giáo dục liên kết quốc tế hay giáo dục việt nam đảm bảo chất lượng đầu ra? Hướng đi nào thiết thực cho nền giáo dục VN và mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Và cuối cùng, những nhà đầu tư sẽ được gì khi đầu tư vào giáo dục trong bối cảnh hiện nay?
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
18/3/11
992
12.870
93
là sẽ tự biết được trình độ của mình được tới đâu bác ạ!!
 
Hạng D
24/11/06
3.928
20.166
113
Vietnam
bác chủ cho em hỏi điều kiện tham gia thớt này đươc không ạ ?
 
Hạng B2
23/5/12
143
1
16
32
wetcat nói:
là sẽ tự biết được trình độ của mình được tới đâu bác ạ!!
Cái trình độ mình tới đâu thì chắc là bác biết, em cũng biết và thậm chí mấy nhà tư bổn bên Tây nó cũng biết rành rẽ nữa. Thậy may là mình đã không phải sống trong cái ốc đảo như con dân của đồng chí Kim nên tầm mắt cũng đã mở mang ít nhiều rồi. Vấn đề còn lại là mình phải làm gì, làm như thế nào để con cái mình không phải tha phương bên trời tây học tập mà vẫn thụ hưởng được một nền giáo dục tốt và sống trong một môi trường xã hội tốt hơn chứ không phải như bây giờ.
 
Hạng B2
23/5/12
143
1
16
32
JBL.WWE nói:
bác chủ cho em hỏi điều kiện tham gia thớt này đươc không ạ ?
Mọi người đều sống và bình đẳng trước pháp luật bác ạ. Với em, không có ai là bò, không có ai là gà, không có ai là công. Em tôn trọng và tiếp thu mọi ý kiến đóng góp và xây dựng để tìm một hướng đi mới trong việc đầu tư vào giáo dục việt nam với thực trạng như hiên nay.
 
bvy
Hạng D
6/1/12
1.163
676
113
E cho ý kiến trước nhé. Nếu đầu tư vào giáo dục, mô hình trường của e là như thế này:

E sẽ mở trường quốc tế mầm non, cấp 1, cấp 2 bên VN theo US program. Cấp 3 e sẽ cho chuyển thẳng sang US học. Vì có quan hệ bên US và e cũng xuất thân từ bên đó, e sẽ xây một dorm bên đó, nhỏ thôi. Học sinh bên VN qua đó sẽ được bên trường lo hết từ A đến Z nhưng học thì sẽ học các trường trung học lân cận gần đó. Sau đó bên e sẽ hỗ trợ tư vấn cho vào đại học. (kèm theo đó là các dịch vụ thẻ xanh, xin việc làm, mua nhà, e.t.c)

Riêng cấp 1, cấp 2 bên VN e sẽ làm khác chút là có thêm option cho học sinh ở tại chung cư của e gần đó. Ở chung với các bảo mẫu nước ngoài từ thứ 2 đến thứ 6. Thứ 7, CN sẽ về với gia đình. Việc đó sẽ đảm bảo các e tiếp xúc với môi trường học toàn bằng tiếng anh, giống như đi du học gần nhà. Còn phụ huynh nào thương con e mình quá thì học xong mỗi ngày đưa rước về nhà nhé.

Xin cac bac cho y kien. Nhung y tren chi la gop y cua e thoi nhe. Cac bac nhe tay va gop y mot cach xay dung nhe. Thanks truoc
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
23/5/12
143
1
16
32
Trong thớt "Nếu ngày mai hết tiền - Cái gì sẽ làm các cụ lo nhất?
blank.gif
" khi đề cập đến việc đầu tư cho giáo dục, có nhiều bác đã đề xuất nên bắt đầu từ tiểu học. Em hoàn toàn đồng tình với quan điểm này. Trong vấn đề thực hiện cải các giáo dục cũng vậy. Cải cách thì phải cải cách toàn diện, nếu chưa thực hiện được thì nên bắt đầu cải cách từ cái gốc rễ của nó. Và gốc rễ của giáo dục đó là giáo dục tiểu học, giáo dục cơ sở. Và thực tế, 2 cấp giáo dục này nhận được sự quan tâm của cộng đồng rất lớn. Với bậc phổ thông trung học, đại học, nếu chất lượng không tốt, các bác có thể cho di du học tây tàu, nhưng với 2 bậc này thì đành bó tay chịu trói.

Vậy có thể nói chúng ta đã xác định được hướng đi? Vậy vấn đề còn lại là đi bằng cách nào để đến đích?
 
Chi Hội Phó OSFI
10/11/06
1.046
3
0
Là phụ huynh điều đầu tiên em quan tâm là phương pháp, sau đó mới đến phương tiện. (ngoại ngữ chỉ là 1 yếu tố). Liệu có đào tao ra một cái gì đó nửa tây nửa ta, sống ở việt chẳng xong, ở tây chẳng ổn không các bác? Bê nguyên một mô hình US hay EU sang liệu có phải cách làm đúng đắn cho người Việt?
 
DNT
Hạng D
22/10/05
1.083
76
83
Em thấy 4000 năm nay chúng ta luôn nói về cải cách giáo dục. Từ lập quốc(1945) đến nay nền giáo dục trong nước chưa sản sinh ra một nhân tài nào cả!
 
Status
Không mở trả lời sau này.