Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng C
18/3/11
992
12.870
93
DNT nói:
Ở Việt Nam có ba lọai quan tâm đến giáo dục.

1.) Có tâm huyết chấn hưng giáo dục, lọai này không có tiền và thế lực.

2.) Kinh doanh giáo dục, lọai này chỉ quan tâm đến lợi nhuận, tâm huyết chỉ để quảng cáo.

3.) Có tiền, có thế lực và có tâm huyết chấn hưng giáo dục thì đa phần đã qui tiên.
4.) loại ngứa nghề ..như e nè:D
 
Hạng C
18/3/11
992
12.870
93
Sao e nghĩ đầu tư cho GD là đầu tư cho ..thầy, thầy có ổn thì trò mới yên, đây là đội ngũ PR và đi đầu..
 
Tập Lái
25/7/12
44
0
0
Chánh xác , hiện tại đội ngủ giáo viên ở vịt ta còn rất chán , thậm chí nhìu gv rất vô văn hóa , và ko có đạo đức nghề nghiệp ...
wetcat nói:
Sao e nghĩ đầu tư cho GD là đầu tư cho ..thầy, thầy có ổn thì trò mới yên, đây là đội ngũ PR và đi đầu..
 
Hạng C
21/1/12
591
5.200
93
về mặt kinh doanh mà nói thì đầu tư cho giáo dục có ưu điểm là:
- Thu tiền trước, trong khi một phần lớn chi phí biến thiên là trả sau (lương GV, NV, điện nước...)
- Ít chịu ảnh hưởng của các chu kỳ kinh tế (ít thôi chứ vẫn có bị, và cũng tùy phân ngành nữa)
- Là 1 trong những ngành vẫn còn nhiều đất cho khu vực tư nhân. Từ nhà trẻ cho đến đại học, xu hướng tất yếu vẫn là tỷ trọng trường tư sẽ phải tăng lên.

Nó cũng có các nhược điểm sau:
- Thường yêu cầu vốn đầu tư ban đầu lớn, so với các ngành dịch vụ khác.
- Thủ tục cũng tương đối phức tạp
- Đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ hàng ngày
- Mang tíng mùa vụ cao, nếu là đào tạo dài hạn chính quy (tiểu học, trung học, đại học...) thì mỗi năm có 1 đợt, nếu làm ko tốt là mốc mỏ đến năm sau luôn. Đào tạo ngắn hạn (ngoại ngữ, nhạc...) thì đỡ hơn, nhưng vẫn có tính mùa vụ, vd mùa hè.
- Rất khó để quản lý chất lượng.Khó từ bước thiết kế, xác định các tiêu chí chất lượng, nhân tố ảnh hưởng, cho đến bước thực hiện, theo dõi và đáng giá. (ngược lại với dạng làm ăn chụp giựt thì đây lại là 1 lợi thế).

Cá nhân em thì không cho rằng luôn có sự đối lập giữa mục tiêu lợi nhuận và chất lượng giáo dục, tức là một người vừa có thể có tâm huyết, vừa có thể đạt mục tiêu kinh doanh. Bởi vì nói cho cùng phụ huynh hay học viên hoàn toàn tự nguyện trong việc chọn nơi mình học, nếu đó là trường tư.

Một người làm giáo dục có thể đặt ra những chuẫn mực giáo dục cụ thể, và ra 1 mức giá tương ứng với chuẩn mực đó, và phụ huynh có tự do để quyết định xem mức giá đó có hợp lý hay không. Bản thân việc này cũng không có gì là sai cả. Chưa kẻ không có tiền thì cũng khó mà có chất lượng được. Không trả lương xứng đáng cho GV thì làm sao yêu cầu họ tâm huyết được. 1 phòng nhét 40 em thì sao băng 1 phòng 20 em được. Tất nhiên tiền chưa phải đk đủ, nhưng ko có thì cũng khó.

Vậy vấn đề chỉ là liệu người làm giáo dục có tôn trọng và thực hiện đúng cam kết trên với phụ huynh không. Tiền thì thu đủ, nhưng chất lượng thì không như cam kết. Đó mới là vấn đề.Lí do quan trọng nhất, như em có nói ở trên, đó là tính mơ hồ, khó định lượng, của các chuẩn chất lượng trong giáo dục. Vì vậy rất khó để xác định xem người làm giáo dục có làm đúng theo cam kết với phụ huynh hay không. Đây là cơ hội cho nhiều người làm ăn kiểu chụp giựt. Thực tế này cộng với truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt mà hình thành nên ác cảm đối với 'kinh doanh giáo dục'.

Nói chung thì phàm làm cái gì, quan trọng nhất vẫn là trung thực và uy tín. Nên nếu bác nào thấy có thể làm được thì em nghĩ cứ mạnh dạn làm, không nên để ý những chuyện nâng cao quan điểm làm gì.
 
Hạng C
21/1/12
591
5.200
93
nhân tiện có thớt này,thằng bạn em đang định bán cổ phần trong trường Trí Tuệ Việt, ở KDC Vĩnh Lộc, Bình Tân. Trường này cũng mới, hình như có từ mẫu giáo đến cấp 3. Mặt bằng rất rộng, KDC mới. Chủ đầu tư của nó là COCC hàng khủng. Nếu có bác nào máu me đầu tư trong ngành giáo dục mà không muốn đầu tư từ ban đầu thì để em giới thiệu với nó.
 
Hạng B2
17/7/12
110
39
28
Phàm chúng ta muốn mua cái gì cũng đòi hỏi biết được chất lượng nó ra sao, phải bỏ ra bao nhiêu tiền và chất lượng đó có xứng với đồng tiền mình bỏ ra không? điều này quá đổi bình thường như cân đường hộp sữa !
Lại nói qua chuyện giáo dục, chúng ta cho con em mình đi học, lại thói quen bao cấp trong máu thịt mấy chục năm nay rồi, nên học phí cứ đóng thấp lè tè. Có bao giờ các Bác tự vấn: Sao họp phí rẻ vậy nhễ (hay: sao món này hời vậy nhễ). Vâng, hời quá, thế nhưng chúng ta lại đòi hỏi quá cao về chất lượng giáo dục (đặc biệt là giáo dục đại học). Đây là điều nghịch lý và không biết có ai đó tự thấy mình tự mâu thuẩn không?! Rất nhiều Bác lên forum này để kêu ca và bêu xấu nền giáo dục Việt nam, đây cũng là điều tự mâu thuẩn.
Hiện nay GDVN đã bắt tay vào cái gọi là "tự công bố chuẩn đầu ra". Hà hà, cái này hay. Sản phẩm tui sản xuất ra có chất lượng như vậy, anh nào thấy đúng với nhu cầu sử dụng của mình thì mua (tuyển dụng). Một khái niệm khá mới trong vài năm gần đây được gọi là "đào tạo theo nhu cầu", Bộ GD&ĐT có hẳn 1 Vụ chuyên lo mấy vấn đề này. Tuy nhiên đây mới giải quyết vấn đề đầu ra, còn vấn đề đầu vào, đã đến lúc chúng ta phải có thói quen xem xét Nhà sản xuất (trường) sản xuất ra sản phẩm chất lượng như thế nào (sinh viên, trên cơ sở chuẩn đầu ra) để cân nhắc mà bỏ tiền ra mua (đóng học phí).
Điểm qua một vài con số thống kê để các Bác rộng đường bình luận.
1. Ở Mỹ, sau 25 năm (1982 – 2007), chỉ số tiêu dùng tăng 100%, thu nhập gia đình trung bình tăng 140%, nhưng chi phí y tế tăng 250%, còn học phí tăng đến 440%.
2. Ở Việt Nam, theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, chi phí từ NSNN bình quân cho một SV ở ĐH công lập năm 2009 là 7,14 triệu Đ/ năm. Mức học phí bình quân khoảng 3 triệu Đ/ năm. Vậy CPĐV (Chi phí đơn vị” (Unit cost)- nghĩa là chi phí cho 1 sinh viên) là khoảng 10,14 triệu Đ/ năm, tương đương 550 USD/ năm. Còn qua khảo sát thực tế năm 2010, ở nhiều trường ĐH, kể cả ĐH vùng Đà Nẵng hay ĐH Cần Thơ và các ĐH ngoài công lập, CPĐV chỉ khoảng trên dưới 6 triệu Đ/ năm, tương đương khoảng 350 USD/ năm.
3. Trong khi đó, từ năm 2004 – 2005, mức CPĐV bình quân ở Mỹ đã là 22.000 USD/ năm, ở các nước OECD: 12.000USD/ năm, ở Đài Loan: 7.000 USD/ năm. Tất nhiên, không thể so sánh theo con số USD tuyệt đối vì còn phải tính đến trình độ phát triển và phải theo sức mua của đồng USD.
4. Các nước phát triển cao, tỷ lệ CPĐV/ GDP- đn thường ở mức 50 – 60%, với các nước phát triển trung bình, tỷ lệ này thường ở mức 80 – 100%, còn với các nước có trình độ phát triển thấp như Việt Nam, tỷ lệ này lại cần đến mức khoảng 120 – 150%.
Nhiều Nhà cải cách Giáo dục hàng đầu thế giới qua các Hội nghị quốc tế đã đưa ra kết luận: “không có đủ cơ sở triết lý và kinh tế để buộc phải cung cấp tài chính cho GDĐH bằng NSNN” và xu thế chung là chuyển một phần, thậm chí toàn bộ chi phí của GDĐH cho chính người học, dựa trên nguyên tắc, gọi là “User pay principle”.
Lại một điều bình thường như cân đường hộp sữa là: Chúng ta không thể nói chất lượng tôi tương đương anh nhưng giá thành của tôi (học phí) chỉ bằng 1/5 thậm chí 1/10 của anh. Nói vậy mấy Bác trên OSFI này đánh vỡ mặt chứ chẳng chơi.
Nghịch lý này cũng có phần đúng với các cấp giáo dục thấp hơn. Vậy nên, GDVN đã, đang và sắp đổi mới để giải quyết những vấn đề trên đây, chúng ta hãy đợi một ngày không xa, lúc ấy đầu tư vào giáo dục là chánh xác đấy !

(Bài viết có trích dẫn một số tài liệu nước ngoài và một số bài viết của các chuyên gia giáo dục trong nước)
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
28/3/09
225
1.305
93
koonjang nói:
chưa kể mấy bạn này thường <span style=""color: #0000ff;"">nhà giàu nên ý chí vươn lên lại không cao bằng các bạn khác cùng nhóm</span>.Các em hoa hậu, siêu mẫu hay tham gia học mấy trường này, <span style=""color: #ff0000;"">cũng tốt nghiệp như ai</span>,
Màu xanh bác quơ đũa cả nắm. Màu đỏ mời bác dẫn chứng.
 
Status
Không mở trả lời sau này.