Đã có một thời tiếng Nga được xem như một ngành học hot nhất tại các trường ngoại ngữ. Học tiếng Nga luôn có tài liệu đầy đủ, có cơ hội thực tập tại Nga, ra trường dễ tìm việc làm. Phim ảnh, sách báo Liên Xô tràn ngập, sách tiếng Việt in tại LX bìa cứng, giấy trắng, hình minh họa đẹp như mơ. Họa báo Liên Xô in khổ to, giấy bóng, hình màu. Cu nào có tập vở, sách giáo khoa được bọc họa báo thì vênh váo còn hơn đi học bằng ô tô thời nay.
Một phần do sự chênh lệch đời sống quá lớn giữa Liên Xô và Việt Nam, một phần do nguồn thông tin hạn chế, Liên Xô đối với rất nhiều người VN như một thiên đường nơi trần thế. Nhất là đối với những thế hệ lớn lên sau chiến tranh như em, chưa biết thế nào là hàng Mỹ, hàng Nhật để so sánh thì tất cả những gì tốt đẹp nhất, hay nhất đều được gán cho Liên Xô.
Vì vậy cũng dễ hiểu khi nhiều bác đến nay vẫn lầm Ruồi trâu (Anh), Trên từng cây số (Bulgary), Họng súng vô hình (Đức) là sản phẩm Sô viết.
Và vì vậy cũng nhiều bác ngạc nhiên và thậm chí phẫn nộ khi đọc thông tin hàng triệu phụ nữ Đức bị hồng quân xxx sau khi quân Nga vào Berlin.
Tuy vậy nếu nhìn sự việc với con mắt khách quan thì đây thật sự là thông tin rất khó kiểm chứng chính xác, mặc dù đây là sự việc có thật, vì thống kê bằng cách nào đây? Đa số các tài liệu nhắc đến sự việc này đều đưa ra các con số với sai số quá lớn là từ vài chục ngàn tới hàng triệu trường hợp.
(Một cách lý giải trong nhiều hồi ký của lính, cũng thuộc loại khó kiểm chứng là thời đấy lính Nga và lính Mỹ đều có cách giải quyết nhu cầu như nhau là dùng nhu yếu phẩm để đổi lấy xxx, tuy vậy tiêu chuẩn lính Nga và Mỹ chênh nhau quá xa, lính Mỹ thì thường...thuận mua vừa bán, lính Nga ... miễn cưỡng nên mang tiếng hxxx dxx.)
Thêm một điểm nữa là trong chiến tranh quan niệm về đạo đức không phải lúc nào cũng theo những quy luật thời bình. Tội ác chiến tranh của Đức và Nhật thì quá nhiều tài liệu nhắc đến. Về phía đồng minh thì đến giờ vẫn nhiều người Đức còn nhớ chuyện không quân Anh ném bom Dresden tháng 2/45 làm gần 30.000 người chết, người Nhật chắc khó quên 200.000 nạn nhân bom nguyên tử tại Hiroshima, 80.000 nạn nhân khác tại Nagasaki. Người Ba Lan đến nay vẫn ôm hận chuyện 10.000 tù binh bị Nga giết tại Katyl.
Khi hồng quân vượt qua biên giới Đức,người ta nghĩ đến những cuộc tắm máu thật sự để trả thù cho mấy chục triệu người chết trong đó rất nhiều người bị thảm sát tập thể, hàng triệu tù binh chiến tranh và dân thường bị đày đọa trong các trại tập trung. Cũng dễ thông cảm vì nhiều vụ trả thù tương tự đã xảy ra trong những năm 44,45 tại Pháp và các nước Tây Âu sau khi quân đồng minh đổ bộ.
Dù sự việc vẫn là một vết nhơ khó rửa trong lịch sử, nhưng cũng cần nhìn nhận rằng nó không quá đẫm máu như người ta dự báo trước kia, và cũng không quá trầm trọng như khi ta nhìn bằng con mắt của hôm nay.
Một phần do sự chênh lệch đời sống quá lớn giữa Liên Xô và Việt Nam, một phần do nguồn thông tin hạn chế, Liên Xô đối với rất nhiều người VN như một thiên đường nơi trần thế. Nhất là đối với những thế hệ lớn lên sau chiến tranh như em, chưa biết thế nào là hàng Mỹ, hàng Nhật để so sánh thì tất cả những gì tốt đẹp nhất, hay nhất đều được gán cho Liên Xô.
Vì vậy cũng dễ hiểu khi nhiều bác đến nay vẫn lầm Ruồi trâu (Anh), Trên từng cây số (Bulgary), Họng súng vô hình (Đức) là sản phẩm Sô viết.
Và vì vậy cũng nhiều bác ngạc nhiên và thậm chí phẫn nộ khi đọc thông tin hàng triệu phụ nữ Đức bị hồng quân xxx sau khi quân Nga vào Berlin.
Tuy vậy nếu nhìn sự việc với con mắt khách quan thì đây thật sự là thông tin rất khó kiểm chứng chính xác, mặc dù đây là sự việc có thật, vì thống kê bằng cách nào đây? Đa số các tài liệu nhắc đến sự việc này đều đưa ra các con số với sai số quá lớn là từ vài chục ngàn tới hàng triệu trường hợp.
(Một cách lý giải trong nhiều hồi ký của lính, cũng thuộc loại khó kiểm chứng là thời đấy lính Nga và lính Mỹ đều có cách giải quyết nhu cầu như nhau là dùng nhu yếu phẩm để đổi lấy xxx, tuy vậy tiêu chuẩn lính Nga và Mỹ chênh nhau quá xa, lính Mỹ thì thường...thuận mua vừa bán, lính Nga ... miễn cưỡng nên mang tiếng hxxx dxx.)
Thêm một điểm nữa là trong chiến tranh quan niệm về đạo đức không phải lúc nào cũng theo những quy luật thời bình. Tội ác chiến tranh của Đức và Nhật thì quá nhiều tài liệu nhắc đến. Về phía đồng minh thì đến giờ vẫn nhiều người Đức còn nhớ chuyện không quân Anh ném bom Dresden tháng 2/45 làm gần 30.000 người chết, người Nhật chắc khó quên 200.000 nạn nhân bom nguyên tử tại Hiroshima, 80.000 nạn nhân khác tại Nagasaki. Người Ba Lan đến nay vẫn ôm hận chuyện 10.000 tù binh bị Nga giết tại Katyl.
Khi hồng quân vượt qua biên giới Đức,người ta nghĩ đến những cuộc tắm máu thật sự để trả thù cho mấy chục triệu người chết trong đó rất nhiều người bị thảm sát tập thể, hàng triệu tù binh chiến tranh và dân thường bị đày đọa trong các trại tập trung. Cũng dễ thông cảm vì nhiều vụ trả thù tương tự đã xảy ra trong những năm 44,45 tại Pháp và các nước Tây Âu sau khi quân đồng minh đổ bộ.
Dù sự việc vẫn là một vết nhơ khó rửa trong lịch sử, nhưng cũng cần nhìn nhận rằng nó không quá đẫm máu như người ta dự báo trước kia, và cũng không quá trầm trọng như khi ta nhìn bằng con mắt của hôm nay.