Tập Lái
24/12/12
0
8
8
Lái xe số sàn đúng kiểu rất 'phiêu
Mệt mỏi, ngao ngán mỗi khi đánh vật với số sàn khó tính, ấy vậy mà khi đã bén duyên nhiều bác tài lại "nghiện" và chẳng muốn lên đời, độc giả Bảo An chia sẻ kinh nghiệm đi xe số sàn.</h2> Có lẽ mơ ước “máy làm thay người” luôn là động lực của mọi phát minh, ngay cả cái điều khiển tivi từ xa cũng là từ lười biếng mà ra, số tự động cũng không ngoại lệ. Nó là thành quả của bao nhiêu bàn tay và khối óc tài hoa, không chê vào đâu được.
Tuy nhiên, trong thời buổi “thắt lưng buộc bụng” mỗi đồng tiền đều mồ hôi, nước mắt. Nhiều chị em và cả các anh em nữa dù biết "Lái số tự động đúng cách rất sướng" cũng đành lòng vậy cầm lòng vậy mà vật lộn với số sàn.
Ấy là với những "tài nhà" còn non. Người viết bài này xin chia sẻ một vài kinh nghiệm, hy vọng những người chưa biết sẽ thêm tự tin khi ngồi sau vô-lăng.
Những kỹ năng cần thiết khi đi số sàn</h3> Tập "ru ga"
Bất cứ khi nào trong đầu nghĩ cần "ru", chân chỉ cần tựa vào bàn đạp ga, vòng tua máy đạt 1.000 - 1.200 vòng/phút là đạt. Đó là mức tối thiểu để đi các số mà xe không giật. Nếu đường đông, không cần “mức đấy hoặc hơn thế nữa” thì chuyển sang chờ ở chân thắng là vừa.
Nhận biết điểm sang số
Tùy vào đời xe với thiết kế động cơ và hộp số mà có ngưỡng chuyển khác nhau. "Mẫu số chung" khi leo lên xe lạ thường là tua máy.
Depa từ số 1: chả cần lên ga, cho côn bắt chầm chậm. Khi xe lăn bánh thì đệm ga là vừa. Đấy gọi là "đi côn trước", khởi động dịu dàng. Đối với người chân côn chưa chuẩn, chỉ cần “đi ga trước” bằng cách cho ga tua lên 1.000 vòng/phút rồi mới nhả côn, xe sẽ không chết máy.
Manual-Tranmision_3_490.jpg
Từ số 1 - 2: tua máy khoảng 1.400 - 1.800 vòng/phút chuyển sẽ được. Từ 2 - 3 tua khoảng 1.300 - 1.700. Khi ở số 2 nếu không khéo các bác tài sẽ cho những người đồng hành gật gù. Từ 3-4, 4-5 nói chung lên số khá êm, vòng tua để khoảng 1.200 - 1.600 vòng/phút.
Sau bước làm quen giúp tìm được điểm sang số thích hợp cho mỗi xe. Chỉ cần nhớ “vận tốc ở 1.000 vòng/phút của số lớn sẽ là điểm êm ái tiếp nhận số nhỏ”. Ví dụ, khi xe bạn chạy trên đường bằng, ru ga 1.000 vòng/phút ở số 2, bạn thấy nó chạy khoảng 10-12 km/h. Chuyển về số 1, vòng tua máy đạt 1.500 vòng/phút. Vậy khi đi số 1 mà vòng tua đến 1.500 vòng/phút ta chuyển sang số 2. Thực hiện các tương tự để tìm điểm rơi cho các số 3, 4...
Về số là khi chạy xe cao xe bị phanh lại, ga xuống 1.000 vòng/phút. Nếu đường đông, vẫn phải tiếp tục giảm tốc, bạn cần rà thắng, nhả côn để nó bắt êm ái. Nếu đường cho phép duy trì tốc độ ấy chứ không giảm hơn nhiều thì bỏ thắng giữ ga cao một tí (khoảng 1.200 vòng/phút) mới bắt côn để xe không khựng lại. Khi tăng tốc cũng thế, nhưng nếu lỡ “rú” ga cao hơn so với mức cần thiết, thì vê côn để việc tăng số được êm ái.
Chân côn linh hoạt - thách thức tài non
Nổ máy, vào số và nhả côn, bạn sẽ thấy nó có 3 khoảng khác nhau. Khoảng đầu từ khi chân côn kịch sàn tới khoảng 1/4 hành trình, côn chưa bắt nên có thể chuyển số. Đây là khoảng “chết” của côn, nếu với dân mê tốc độ, cái khoảng này rất lợi hại. Khoảng dài 1/2 hành trình tiếp theo, côn bắt tăng dần, xe tăng tốc theo mức tăng ga.
1/4 hành trình còn lại, dù nhả chân côn hay không thì xe vẫn thế. Đó là khoảng trượt dùng để “đỡ côn” khi qua đường xấu hoặc lỡ đi số cao mà vận tốc hơi thấp nhưng không tiện về số vì tăng tốc ngay sau đó. Nếu đỡ quá khoảng này vào cùng hoạt động của côn thì xe sẽ giảm tốc. Nguyên tắc khi nhả côn là nhanh dần đều. Khi đang nhả chân côn mà cần cắt ngay thì đạp dứt khoát rồi sau đó tiếp côn lại chứ đừng ngập ngừng xe sẽ giật.
Ấn ga thay vì đạp ga
Cư xử dịu dàng với chân ga, xe sẽ tăng tốc mượt mà. Một số bác xe tải quen vù ga dồn số khiến em nó gầm nên nghe chả dịu dàng chút nào. Bản thân mình chỉ dùng cạnh giày để đi ga trong phố chứ hiếm khi để bàn đạp ga ở giữa bàn chân.
Rà phanh để tránh phải rửa nội thất
Trừ trường hợp có sự cố, còn bình thường nên “rà” thắng và cảm nhận sự giảm tốc chứ đừng đạp hứ hự. Vì bạn sẽ có nguy cơ rửa nội thất xe đấy! Rà cho đến khi nào gần đứng hẳn thì nhả ra một tí cho xe tự dừng chứ đừng “cầm cự đến phút cuối”. Bạn cứ thử và cảm nhận sự khác biệt, làm thế nào mà hành khách trong xe không hề biết xe đã dừng là đạt.
Tăng ga, nhả côn và “nghe” xe tăng tốc
Ấn ga làm sao khi nhả côn đến khoảng chừng 1/2 hành trình là xe đạt ngưỡng chuyển số tiếp theo, đạp nhẹ côn nhưng dứt khoát chỉ cần vào khoảng chết là tiếp tục sang số và lại nhả côn.
Nếu bạn nhả hết rồi lại đạp côn kịch sàn, bạn sẽ nghe tiếng “khục” khi bắt côn số mới. Cảm giác khi chân côn khi ấy giống như lúc "nhồi bóng rổ". Bóng đi lên, tay vừa chạm vào bóng, vừa nương theo nó lên đỉnh rồi mới nhấn xuống.
Nguyên tắc 10 giây trong phố
Đi trong phố, tài xế cần dựa vào tính huống giao thông và dự đoạn tốc độ tối đa sẽ đi. Bạn chỉ có 10 giây để đạt tốc độ này. Sau đó bỏ hẳn chân côn, "bây giờ ai bảo số càn không bằng số tự động"! Đường thoáng, có thể đi số 3 hoặc 4, đệm ga khoảng 1.500 vòng/phút.
 
Tập Lái
24/12/12
0
8
8
Kinh nghiệm lái xe số sàn
Lái xe số sàn và kinh nghiệm để đời</h1> Thứ Hai, 13/06/2011, 07:00 AM (GMT+7)
Với những người mới tập lái, những người đam mê cảm giác làm chủ thì ôtô số sàn (hay số tay, viết tắt là MT) là ưu tiên lựa chọn hàng đầu.
CẬP NHẬT NHANH NHANH NHẤT TIN TỨC THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI, CHỈ CÓ TẠI 24H.COM.VN







Tuy nhiên, khác với số tự động, việc lái xe số sàn cần nhiều thao tác thuần thục và dưới đây là một số kinh nghiệm lái xe số sàn vừa giúp tiết kiệm nhiên liệu, vừa an toàn, đỡ mệt mỏi.
Chuyển về số 0 khi khởi động
Với xe số sàn, cần lưu ý trước khi bật khoá khởi động, cần số phải được chuyển về vị trí trung gian (số 0) và côn được nhả hoàn toàn. Trường hợp bắt đầu khởi động vào buổi sáng thì nên để cho động cơ nổ ở chế độ chờ khoảng 1 phút trước khi vận hành vì sau khoảng thời gian dài không vận hành, phần lớn dầu xe đã lắng xuống phía dưới động cơ, hệ thống xi lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt, vận hành ngay sẽ khiến động cơ dễ bị ăn mòn và hư hỏng.
Sơ đồ chuyển số tùy thuộc vào từng loại xe. Tuy nhiên sơ đồ này thường được vẽ ngay trên cần nắm số. Để việc chuyển số thuần thục mà không cần phải nhìn xuống cần số, bạn nên luyện kỹ năng này bằng cách: Để chìa khóa ở vị trí tắt, thực hành việc chuyển số (kết hợp với chân côn), mắt không nhìn cần số.
Nhịp nhàng côn ra ga vào
Để chuyển số với xe số sàn, côn phải được cắt hoàn toàn, có nghĩa chân côn phải đạp hết. Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp sẽ cảm thấy việc vào số rất nặng và khó nhọc do chân côn của xe chưa đạp hết tầm. Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa chân ga và chân côn để việc chuyển số diễn ra êm ái. Chỉ khi thực hiện đúng thao tác "côn ra ga vào" (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), côn mới không bị mài, máy mới khoẻ, tránh bị ì.
1307777068-oto-lai-xe-so-san-.jpg

[Xe số sàn có nhược điểm so với số tự động là ở chân côn nhưng cũng lại có ưu điểm hơn xe số tự động cũng là nhờ chân côn, bạn hãy sử dụng nó nhiều hơn nếu không nó sẽ chẳng phát huy được ưu điểm của nó. Chỉ đạp chân côn khi thay đổi số là chưa tận dụng được ưu thế của nó. Khi chạy đường xấu bạn nên cắt côn tùy lúc để xe tránh bị giằng – giật. Khi vượt chướng ngại vật trong phố chỗ đông người bạn nên rà côn cho an toàn.
Số phù hợp tốc độ
Trong quá trình lái xe, nếu xe chưa đủ tốc độ mà lái xe đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, đạp ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn được, tức là chạy ép số. Vì thế, lái xe cần học cách tạo đà, và khi vận hành cần lưu ý sự tương thích giữa số và tốc độ xe. Cụ thể: số 1 tương ứng với tốc độ 5-10km/h, số 2: 10-15km/h, số 3: 15-30km/h, số 4: 35-40km/h, số 5: trên 45km/h.
Không đạp côn trước khi phanh
Các chuyên gia kỹ thuật ôtô cho hay, khi xe đã chuyển bánh và việc chuyển số hoàn tất, hãy bỏ hoàn toàn chân ra khỏi chân côn. Nếu cứ giữ chân trên chân côn (thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe) sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn. Đặc biệt khi phanh, tránh đạp côn sớm trước khi xe chuẩn bị dừng; lái xe cần dạp phanh trước, sau đó mới đạp côn. Tương tự khi vào cua, lái xe không đạp côn và đảm bảo số phù hợp tốc độ, tránh xe chết máy hoặc gằn máy.
Dùng phanh tay đúng cách
Trong quá trình học lái xe và vận hành trên đường, chúng ta có thể sử dụng hoặc phanh chân, hoặc phanh tay để thực hiện đề-pa ngang dốc. Tuy nhiên lái xe cần lưu ý phanh tay không được thiết kế để dừng xe khi đang chạy, mà chỉ giữ xe đứng yên khi đã dừng. Vì vậy, nếu xe tụt dốc mà chỉ kéo phanh tay là một sai lầm nguy hiểm. Ngược lại, nếu vô tình quên không nhả hết phanh tay (do nhả không dứt khoát), phanh sẽ bị mòn và nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng.
1307777068-oto-lai-xe-so-san-1.jpg

[Kinh nghiệm đề-pa
Khi đề-pa, lưu ý không nhả chân côn hết cỡ, thường dẫn tới chết máy. Trước khi nhả côn, phải ga thốc lên tầm vòng tua máy 1.500-2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn phải giữ đều chân ga giúp xe di chuyển về phía trước. Sau khi cắt phanh tay, cần giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay.
Không nên lạm dụng số 0
Việc đưa cần số về số trung gian (số 0 hay số mo) khi đang vận hành hay chuẩn bị dừng đèn đỏ không giúp tiết kiệm nhiên liệu nhưng lại khiến quán tính của xe tăng lên đột ngột, khó kiểm soát tốc độ. Đặc biệt một số lái xe có thói quen nguy hiểm là về số 0 khi xuống dốc; khi đó tốc độ xe tăng theo gia tốc, cả phanh chân và phanh tay sẽ không thể phát huy hết hiệu quả, nguy cơ tai nạn rất cao.
Chúc các bạn thượng lộ bình an!


Theo VnMedia