Hạng D
21/3/08
4.888
4.619
113
hcm
"căng da bụng, chùng da mắt", không ăn thì không được mà cứ ăn là buồn ngủ, hình như cái hoàn cảnh này nhiều người gặp, nhưng vẫn cứ cố...trong đó có em! ^^
 
Hạng D
18/12/10
2.044
2.518
113
Sài gòn - Huế - Hà nội
Có một tài liệu tham khảo (xin lỗi quên mất tên tài liệu gốc), rất có ích nên chia sẻ với các bác về chủ đề này.​
E. Đừng ngủ gật sau tay lái
Không ai có thể nói trước được cơn buồn ngủ sẽ ập đến khi nào và như thế nào, nhưng đáng tiếc nó lại thường xuyên xuất hiện. Giấc ngủ đón bạn vào vòng tay của nó một cách tư nhiên, êm ả như là vốn có. Chỉ có hậu quả lại nghiệt ngã đến không ngờ…Vậy thì đâu là ranh giới khi sự mệt mỏi trở nên nguy hiểm?Và làm thế nào xác định được mức độ nguy hiểm cao nhất có thể dẫn đến sự cố? Theo các bác sĩ, đầu tiên tài xế cảm thấy "nặng" ở vùng gáy, cổ, lưng, sau đó xuất hiện triệu chứng mỏi mắt, cảm nhận hình ảnh chậm, không rõ nét, nhiều người còn cảm thấy như có vật đè nặng lên mắt… Nhìn chung khi mắt nhắm lại thì cũng gần như là lúc bắt đầu giấc ngủ, dù cũng có ngoại lệ khi nhiều người ngủ mà vẫn mở mắt.Kết cục tất yếu của tài xế ngay sau đó là mất đi sự kiểm soát tay lái. Nếu anh ta kịp thời dừng lại thì thật may mắn. Một trong những điều nguy hiểm nhất khi ngủ gật khi lái xe là tay của người lái vẫn không "buông" vô-lăng và có thể xoay vô-lăng một cách vô thức…Điều gì nguy hiểm hơn dẫn đến ngủ gật đối với lái xe - đường dài đơn điệu trên xa lộ hay cường độ giao thông đông đúc của thành thị? Nếu chỉ nhìn qua thì có lẽ rất khó ngủ gật trong nhịp sống chóng mặt của đô thị, theo cả nghĩa bóng của nó. Nhưng nếu xét về sự mệt mỏi thì thành phố lại là yếu tố nguy hiểm hơn, nhất là mùa nóng nực. Một giờ đồng hồ lái xe trong điều kiện giao thông đông đúc có thể sánh ngang với 6 giờ làm việc chân tay bình thường, khi hệ thần kinh và mắt đều phải hoạt động dưới cường độ cao, đó là chưa tính đến tác động của khí thải độc hại… Tại nhiều quốc gia trên thế giới, thời gian cầm lái liên tục đối với tài xế xe tải nặng và xe buýt liên tỉnh là không quá 4 tiếng, còn trong 1 ngày là không quá 12 tiếng. Thậm chí, trên các xe này còn gắn thiết bị tính giờ xe chạy và tài xế nào vi phạm chế độ quy định thì nhẹ nhất cũng bị phạt nặng, còn cao nhất có thể bị tước bằng lái. Theo nhận xét của các chuyên gia thì nguy cơ ngủ gật sẽ tăng rất cao nếu cầm lái quá 12 tiếng đồng hồ liên tục.Cần làm gì để tránh ngủ gật và vượt qua cơn buồn ngủ nếu có?Phương thuốc hiệu nghiệm nhất chống ngủ gật chính là… giấc ngủ. Nên lập tức tìm chỗ đỗ xe an toàn và tranh thủ chợp mắt, dù chỉ 10-15 phút. Không nên thường xuyên tìm sự hỗ trợ của cafe hay trà, Tác dụng chống buồn ngủ của cafe kéo dài không lâu và khi nó hết tác dụng, cưỡng lại ngủ gật còn khó hơn nhiều. Tốt hơn nên ngậm và nhấm nháp vài lát chanh khi buồn ngủ.Cơn buồn ngủ thường xuất hiện sau khi ăn, khoảng thời gian nguy hiểm nhất là 20 phút sau bữa ăn (khi thức ăn bắt đầu tiêu hoá). Một trong những cách tránh buồn ngủ là nói chuyện với người cùng đi trên xe hoặc nghe nhạc sôi động. Ngoài ra, hạ thấp nhiệt độ trong xe xuống cũng là mọt cách hay để giảm buồng ngủ.Để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, nếu có thể bạn nên tránh cầm lái trong tình trạng thiếu ngủ, và nếu có triệu chứng cảm sốt, mệt mỏi thì cũng nên tránh lái xe. Cần tránh sử dụng các loại thuốc an thần và tất nhiên trước mối chuyến đi dài không nên uống rượu nhiều. Nếu bạn phải đeo kính thì luôn luôn đeo nó, dù chỉ lái xe trên đoạn đường ngắn nhất…Nếu xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của con buồn ngủ, hãy dừng xe. Để tạm thời xua đi sự buồn ngủ, có thể massage tai một chút, sau đó ấn gáy vào ghế khoảng 5-6 lần. Có thể massage cổ, lồng hai tay vào nhau chà xát mạnh… Sau đó, nên thư giãn, nhắm mắt lại, dùng 2 bàn tay che mắt trong khoảng 30 giây. Kết thúc bằng việc ra khỏi xe, hít thở sâu 7-8 lần và vài động tác thủ dục nhẹ như vặn lưng, đứng lên ngồi xuống…
F. Làm cách nào tránh ngủ gật sau tay lái
Những lần lái xe đi xa, những lúc mệt mỏi khi ngồi sau tay lái chiếc xe hơi của mình có thể sẽ là lần cuối cùng đối với bạn nếu như không cưỡng cơn buồn ngủ. Theo số liệu của cảnh sát giao thông Pháp, 34% số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra do tài xế ngủ gật sau tay lái. Khoa học hiện đại đang nỗ lực tìm tòi nghiên cứu ứng dụng các thiết bị có thể giám sát và ngăn chặn lái xe ngủ gật. Ví dụ loại cảm biến đo cường độ chớp mắt (khi chúng ta buồn ngủ, sẽ chớp mắt nhiều hơn)… Tuy nhiên, đến lúc có thể ứng dụng thực tế được thì phải có thời gian, trong khi nguy cơ vẫn đang rình rập từng phút một.Một lý coffee đặc cũng không phải là phương án lý tưởng nhất chống buồn ngủ. Hiện giờ, có một số loại nước uống tăng lực như Red Bull, Red Devil, Battery được nhắc đến nhiều nhưng thực tế hiệu quả của chúng lại phụ thuộc không nhỏ vào cơ địa từng người cụ thể. Hơn nữa, uống quá liều các loại nước uống này cũng không có lợi theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tất nhiên, mọi việc không đến nỗi bi quan đến vậy, vẫn còn một số biện pháp khá hữu hiệu khác. Một tài xế lâu năm chia xẻ kinh nghiệm: nếu có thể cố gắng hát trong thời gian cầm lái, còn khi chán hát rồi thì không nên nghe nhạc nữa. Tốt hơn hết chuyển đài sang kênh tin tức, thời sự nào đó hấp dẫn để tăng cường khả năng tập trung. Một phương án không tồi là mang theo băng hay đĩaCD học ngoại ngữ. Cuối cùng, phương pháp hữu hiệu nhất tránh ngủ gật sau tay lái là có thêm bạn đường thích trò chuyện! Người đó có thể thay thế dễ dàng cả đài lẫn âm nhạc. Hơn nữa, khi hát 2 người sẽ thú vị hơn! Các nhà khoa học Mỹ hiện đang thử nghiệm người máy có khả năng trò chuyện với tài xế, tiếc là nó không thể có được điều quý giá nhất của người bạn đường, sự sinh động và lôi cuốn khi nói chuyện.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
17/3/13
92
1
8
Em cũng gặp trường hợp như bác chủ, mà hên là không gây tai nạn. 5h chiều em chạy từ quảng bình về bình định là 4h sáng. Em là tài xế dịch vụ, trước khi đi cũng tự nhủ mình rằng chở khách đi tham quan, để khách đi, còn mình thì tranh thủ ngủ để lấy sức chạy đêm, thế mà lần đầu tiên được tới động thiên đường, do khách lôi kéo và mình cũng quá tò mò nên cũng vào xem cho biết. Đúng là vào tham quan động quá đẹp các bác ạ, nhưng mà sau khi tham quan xong thì em nhận thấy cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi rồi. Nhưng mà vẫn cố chạy và tự nhủ là mệt đâu nghỉ đó. Kinh nghiệm chạy đường dài của em là thường xuyên đổ xăng, nên mỗi lần em chỉ đổ 500k và tranh thủ khoảng thời gian đổ xăng đó, cho cơ thể giải lao một chút. Em chạy từ Quảng Bình về đến Quảng Ngãi thì ok, nhưng khi tới trạm thu phí Đức Phổ là bắt đầu có dấu hiệu buồn ngủ, nhưng quãng đường từ Đức Phổ về tới nhà em còn có khoảng 50km nữa thôi, nên lúc đó ráng chạy tý nữa để tới nhà. Và cố tới ngay chỗ trạm kiểm dịch Sa Huỳnh thì xe em lãi sát và lề và suýt ủi 2 chiếc tải chở heo các bác ạ. Em giật mình, hú hồn chạy tới KDL Sa Huỳnh dừng xe lại nghỉ một tý rồi mới chạy tiếp về nhà. Tới giờ em vẫn còn run.
 
Hạng F
29/11/11
6.435
8.307
113
E cũng như bác chủ, đang chạy từ Tây Ninh về Sài Gòn, tới Củ Chi thì buồn ngủ, đã định bụng nói là chạy chậm tìm quán cà fe để dừng lại ngủ , đang chạy tốc độ có 20km/h à tự nhiên mắt e vẩn mở , tay vẩn cầm vô lăng mà k biết gì hết, e bị xỉa vào con lươn, hên là QL22 có con lươn chứ k có là xong rồi,
 
Hạng B2
8/12/12
142
30
28
vantamvo nói:
HMG nói:
Cám ơn bác, đúng là 1 bài học đáng giá cho mọi người trong đó có em.


bác có bị cảm giác buổn ngủ lúc nào chưa và có chạy cố không ?
Nhiều khi mình nghĩ mình làm được vậy mà ....
Vấn đề nằm ở chổ này nè bác, nên mình cứ chủ quan nhiều khi không xử lý kịp, có ở trong trường hợp này rồi mới thấy đc cảm giác thế nào hichic.
Chúc mừng bác chủ và người thanh niên kia đều bình an.
 
Hạng D
5/11/07
1.248
69
48
48
Sau khi xem ý kiến nhiều anh em thì thấy đều có dấu hiệu buồn ngủ và nghĩ chạy gần đến, hay ráng ty tìm cafe.
Mong rằng đây là bài học cho em và là nhắc nhỡ các bác khác.
Em đã tìm ra Cách chống buồn ngủ hiệu quả nhất đó là : dừng xe lại ngủ.

 
Hạng D
18/12/10
2.044
2.518
113
Sài gòn - Huế - Hà nội
Vô cùng nguy hiểm, nếu bác nào đã có một lần trải nghiệm và hôm nay còn ngồi nhắc lại chuyện củ, quả là may mắn vì có ơn trên, ông bà đã chạm vào tay lái của các bác trong lúc các bác thiu thiu ngủ mà vẫn lái đươc xe mà không gặp tai nạn.
Một lần, sau một ngày làm việc, về nhà ăn tối xong, khoảng 9g tôi khởi hành từ SG về Đà lạt. Lên hết đèo, vào Bảo Lộc đã bắt đầu thấy mỏi mệt, nhưng nhủ lòng mình ráng chạy về đến nhà, liên tục phải lắc đầu, kéo lổ tai, vỗ tráng, mọi cách...nhưng đến Di Linh thì đã có triệu chứng mơ mơ màng màng, lại tiếp tục nhéo tai, lắc đầu, hả miệng to cho căng da mặt, hít thở sâu...và thật sự đến gần Đại Ninh thì tôi mới gần như tỉnh trở lại và tiếp tục kiểm soát chạy về đến nhà trong trạng thái tỉnh táo hơn.
Đến nhà, làm ngay một giấc đến sáng thức dậy, chính lúc này tôi mới nhớ lại quãng đường từ Di Linh về gần đến Đại Ninh, hầu như mình không biết mình chạy bằng cách nào, chỉ nhớ lại cái cảnh phải nhéo tai, lắc đầu liên tục..còn lại không nhớ gì thêm, mặc dầu có nhớ rỏ là mình đã cố chống lại cơn mơ mơ màng màng để kiểm soát được tay lái trong khúc đường này. Lúc này, cảm giác sợ hãi mới thật sự đến với chính mình. Chỉ biết cám ơn ơn trên, ông bà. Lần sau, nếu chẳng may gặp tình huống này thì chắc chắn tôi sẽ không giao tay lái cho ơn trên, ông bà nữa, mà sẽ dừng xe lại, canh chuông điện thoại đánh một giấc chừng 15, 20 phút rồi thức dậy chạy tiếp.

 
Hạng B2
30/12/11
192
37
28
thấy vậy chứ nguy hiểm vô cùng, e mà buồn ngủ làm tấp vào đánh chừng 15 đến 30p là qua cơn buồn ngủ rồi tính tiếp, an toàn là trên hết, cũng may là bác chủ ko gạp khó khăn và có dc bài học kinh nghiệm
 
Hạng C
19/8/12
754
374
63
32
TP HCM - Pleiku
Công nhận đi đường dài k nên cố, một kinh nghiệm của em là nên rưả chân nước lạnh và lật cửa gió xuống phía dưới và người đi cùng là rất quan trọng, khi đó là 4 mắt quan sát.