South Africa
4/11/06
776
10.743
93
RE: F&I Club: Hoạt động chuyên môn

Trích đoạn: tuonglahay

Tiền ở đâu?[8|][8|][8|]
Bác nào trong Ngân hàng có cao kiến, còn phần em thì có thiển ý như thế này
Theo định luật lomonôxốp: Tiền không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ tay người này sang tay người khác:D:D:D
Tiền mặt đơn giản hiện đang nằm trong thanh toán, đặc điểm của giai đoạn lạm phát là mọi người mua nhanh, bán nhanh để tránh đọng tiền. Nhu cầu thanh toán rất cao nên không có tiền nhàn rỗi.
Khi chúng ta nói không có tiền, thực ra là chúng ta không có tiền đầu tư. Chứ thực sư, tiền vẫn nằm trong Ngân Hàng chứ ở đâu.
Một số tổ chức có thể đang tích lũy tiền mặt lớn là vì họ cần vốn để nắm quyền chủ động khi tiến hành các thương vụ quan trọng (đầu cơ).
Nhưng nói chung tiền hiện đang chạy vòng vòng nên không ai kịp nhìn thấy:D:D:D

@mợ tài: mợ làm ơn post những ý kiến có giá trị, em thấy mợ mới lên hạng nên tích cực xì pam thì phải:mad:
Khúc này em chưa hiểu vì theo em ông James Prescott Joule mới phát minh ra định luật bảo toàn năng lượng kia mà?
 
Hạng D
10/11/07
4.985
27
0
HCM
www.esoft-vn.com
RE: F&I Club: Hoạt động chuyên môn

Ông người Nga phát minh ra, theo Sách giáo khoa Vật lý lớp 10, NXB Giáo dục Giải phóng, XB năm 1976, trang 33:D:D

À, mà em nhớ hình như có định luật bảo toàn công (phần năng lượng đã được giải phóng?[8|]) chắc là của ông của bác. Bọn em hồi đó học đâu có được học tiếng Anh/Pháp và nhiều khi cũng bị ém các tác giả phương Tây (Bất đẳng thức Bun-nhi-a-cop-xki là một thí dụ)

kiểm tra giám sát chặt các dòng vốn đầu tư bằng NS
Việc này còn làm được chứ còn khai thác tối đa nguồn thu thì khó ạ[8|][8|][8|]
Nói chung nếu mức lãi suất này đúng như đòi hỏi thì phải 2-3 tháng mới bắt đầu có tác dụng và khoảng cuối năm mới tạm ổn
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
24/11/07
3
0
0
F&I Club
RE: F&I Club: Hoạt động chuyên môn

Trích đoạn: tuonglahay

Tiền ở đâu?[8|][8|][8|]
Bác nào trong Ngân hàng có cao kiến, còn phần em thì có thiển ý như thế này
Theo định luật lomonôxốp: Tiền không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ tay người này sang tay người khác:D:D:D
Tiền mặt đơn giản hiện đang nằm trong thanh toán, đặc điểm của giai đoạn lạm phát là mọi người mua nhanh, bán nhanh để tránh đọng tiền. Nhu cầu thanh toán rất cao nên không có tiền nhàn rỗi.
Khi chúng ta nói không có tiền, thực ra là chúng ta không có tiền đầu tư. Chứ thực sư, tiền vẫn nằm trong Ngân Hàng chứ ở đâu.
Một số tổ chức có thể đang tích lũy tiền mặt lớn là vì họ cần vốn để nắm quyền chủ động khi tiến hành các thương vụ quan trọng (đầu cơ).
Nhưng nói chung tiền hiện đang chạy vòng vòng nên không ai kịp nhìn thấy:D:D:D

@mợ tài: mợ làm ơn post những ý kiến có giá trị, em thấy mợ mới lên hạng nên tích cực xì pam thì phải:mad:
Hầu hết các Ngân hàng thực sự không còn tiền, các Ngân hàng hiện nay chỉ đang cố gắng để duy trì họat động chứ không dám nghĩ đến mục tiêu lợi nhuận.

Mục đích điều hành chính sách kinh tế là duy trì lãi suất thực dương, nhưng với lãi suất huy động như hiện nay, cho dù tăng đến mức tối đa 18%/năm cũng không đủ bù đắp lạm phát. Tâm lý người dân, với tình hình như hiện nay không ai dại dột giữ tiền nhà rỗi. Theo em nhận định hiện giờ, tiền đang ở các Tiệm vàng, các Tiệm vàng bây giờ đóng vai trò như những Ngân hàng không chính thức, huy động tiền với lãi suất thật cao, và cho vay cũng thật cao.
 
Hạng D
25/3/05
3.980
34
38
54
HCM city
RE: F&I Club: Hoạt động chuyên môn

tất cả là do sự chênh lệch cung cầu và chính sách đầu tư lướt sóng ..thay vì đầu tư vào các ngành sản xuất thì ngành dịch vụ và xây dựng lại bùng phát quá nhanh, lý do là đầu tư sản xuất đỏi hỏi nguồn vốn mạnh , ổn định, quá trình đầu tư lâu dài và chi phí cao, nhưng sản xuất thì sẽ mang về ngoại tệ , thị trường cổ phiếu ổn định và có uy tín , các ngành phụ trợ như xuât nhập khẩu , chuyên chở, vận tải, chế biến nguyên liệu và sàn phẩm thô phục vụ sản xuất ..====> kinh tế phát triển đồng đều và chắc , đầu tư bát động sản và dịch vụ huy động vốn nhanh, dễ dàng thu lợi nhuận trong thời gian ngắn, các ngân hàng cứ ồ ạt giải ngân nhưng ko chịu tìm hiểu thị trường biến động thế nào, ...tư nhân , tổ chức đua nhau đầu tư ====> thị trường bị thâu tóm bời đầu cơ =====> giá trị tăng cao ===> nhu cầu thực sự bị bóp chặt ====> cung vượt cầu nhưng ko tiêu thụ được ====> nơ lãi vay ngân hàng tăng lên ====> ngân hàng ko thu hồi được vốn và lãi ====> huy động mượn vốn nhân dân ====> nhưng ko quay vòng được nguồn tiền do thị trường ko còn sức hút đầu tư ====> thành 1 cái vòng lẩn quẩn ko giải quyết nổi ....pó tay chưa ...:D....
 
Hạng D
10/11/07
4.985
27
0
HCM
www.esoft-vn.com
RE: F&I Club: Hoạt động chuyên môn

@thaibinh công chúa: thời buổi này các giao dịch không chính thức tuy có thể nhiều nhưng không thể chi phối được thị trường tiền tệ. Các Ngân hàng vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong thị trường này. Ngân hàng không còn tiền thì chết cả lũ [&:][&:][&:], NH không còn nguồn vốn để dành cho Tín dụng thui:D:D:D.
@canada buôn: Thoát khỏi cái vòng này là nỗ lực của rất nhiều thành phần, kô chỉ NH. Bác phân tích rất hay về các ngành SX (vậy nếu cty nào mà thiên về SX thì nên mua cổ phiếu[8|][8|][8|] - em chưa mua đâu). Và em nhận định việc tăng lãi suất là nhằm bảo vệ khu vực SX.
Hy vọng là như thế[8|][8|]
 
Hạng C
16/1/08
811
1.030
93
16
Chợ Quán :-(
blog.360.yahoo.com
RE: F&I Club: Hoạt động chuyên môn

Vậy các Bác dự đoán xem đâu sẽ là cú hích để xoay chuyển nền kinh tế đang trong cái vòng luẩn quẩn này [8D]. Em có vài ngu ý:
Nguyên nhân:Hiện trạng đầu tư tràn lan trong nhiều lĩnh vực không kiểm soát bởi các tập đoàn lớn của VN thay vì phát triển mạnh trên nền tảng vốn có của mình dẫn đến chênh lệch về các mức cung ứng cho nhu cầu xã hội như ngành năng lượng, công nghiệp nặng ... chiếm vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế hiện nay.
Các NH, tổ chức tín dụng cho vay vẫn trong room cho phép trên các lĩnh vực CK, BĐS... nhưng thâm hụt cán cân ngân sách bắt buộc những NH phải mua TPCP, tăng nguồn thu bổ sung vào khoản dự trự bắt buộc... dẫn đến tình trạng khan hiếm tiền mặt chứ không phải NH hết tiền mặt [8D].
NHNN áp đặt ý chí tăng giá trị đồng VN mà bỏ qua sự ảnh hưởng chung của kinh tế TG.
Lượng tiền lưu thông nội tại không tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội.
Đầu tư một số lĩnh lực trọng yếu không hiệu quả, giải ngân vốn ODA chậm.
Còn nữa, em đi măm măm tí nói tiếp [8D]
 
Hạng C
12/7/05
834
94
28
Trường Bạch Sơn Nam
RE: F&I Club: Hoạt động chuyên môn

Và em nhận định việc tăng lãi suất là nhằm bảo vệ khu vực SX.

Em đồng ý với bác là nhằm bảo vệ khu vực DN thuộc ngành nghề SXKD, vì đi vào phân tích sâu hơn 1 tí sẽ thấy lãi suất tăng trong giai đoạn hiện nay sẽ có tác động như thế nào đến khối SXKD:

Khi DN đi vay tiền tại các tổ chức tín dụng tại thời điểm hiện nay để thực hiện các kế hoạch sản xuất thì họ sẽ phải chịu lãi suất cao hơn trước đây do lãi suất huy động đầu vào tăng, tuy nhiên vấn đề chi phí đầu vào cho nguyên vật liệu sản xuất cũng sẽ tăng lên cùng với mức lạm phát hiện nay (kết tinh trong tính giá thành sản phẩm), do đó phần lãi suất thực mà DN phải “chịu đựng” chỉ sẽ là phần chênh lệnh giữa lạm phát và lãi suất cho vay.

Khi đó, phần lãi suất vay vốn ngân hàng này sẽ được DN bù đắp bằng giá trị gia tăng trong sản phẩm của doanh nghiệp khi bán ra thị trường, và phần này yêu cầu phải lớn hơn giá trị lãi suất chênh lệch thì DN mới có lời. Đây sẽ là bài toán cho các nhà điều hành DN, nó sẽ kích thích DN phải đốc thúc nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và cắt giảm tối đa chi phí để có thể đạt được phần giá trị này sao cho lớn nhất, vì sẽ làm doanh thu tăng + chi phí giảm, coi như thơm luôn :D

Vậy vấn đề lãi suất cho vay của ngân hàng tăng cao trong giai đoạn hiện nay thì doanh nghiệp có sợ k, theo em là không (tính cho khối sản xuất kinh doanh), một doanh nghiệp có năng lực sản xuất kinh doanh thực sự và sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường thì sẽ không ngại vấn đề vay vốn lãi suất cao hiện nay (tăng do lạm phát tăng cao), vì đã được lạm phát bù đắp phần lớn trong giá thành sản phẩm rồi, cái mà DN chỉ phải chịu chỉ là phần chênh lệch. Do đó khi lãi suất tăng cao như hiện nay thì các ngành nghề đầu tư khác mới phải “suy nghĩ” có nên vay hay không và sử dụng vốn giải ngân như thế nào cho hiệu quả (vì lãi suất quá cao phải run tay :D), còn về khối ngành nghề chuyên về SXKD thì không có gì là khó khăn cả, sản phẩm được thị trường tiêu thụ từng ngày không thể ngừng sản xuất, cái chính là làm sao cho phần giá trị gia tăng tạo ra trong sản phẩm tăng càng nhiều càng tốt, đó chính là phần tạo ra tỷ lệ thuận lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi lạm phát bình ổn, giá cả trở lại bình thường thì phần chênh lệch lãi suất cũng sẽ giảm tương ứng.
 
Hạng C
12/7/05
834
94
28
Trường Bạch Sơn Nam
RE: F&I Club: Hoạt động chuyên môn

Trở lại vấn đề lãi suất huy động: Vào ngày 19/5, các ngân hàng đồng loạt áp dụng mức lãi suất mới dao động quanh mức 14%/năm. Trên báo chí nói dân chúng tranh nhau đi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, vậy theo các bác trong thời buổi lạm phát tăng cao như hiện nay có nên đem tiền đi gửi, và gửi với thời hạn ngắn hay dài để nhận được số tiền lãi tối đa nhất?

Một số điểm đặt ra khi phân tích vấn đề này là: lãi suất thực hiện nay dương hay âm (= lãi suất danh nghĩa - lạm phát). Và nếu đi gửi tiền ngân hàng thì nên gửi ngắn hạn hay dài hạn, ở đây sẽ có vấn đề chênh lệch về lãi suất ngân hàng công bố và lãi suất thực tế, cái quan trọng nhưng chúng ta ít để ý là lãi suất thực tế mà chủ yếu chỉ để ý tới lãi suất danh nghĩa.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
26/12/06
136
0
16
RE: F&I Club: Hoạt động chuyên môn

Trong lúc lạm phát, cách gửi tiền hay nhất là 3 tháng, cùng lắm là 6 tháng, vì:
- Có thể rút tiền trước hạn
- Lãi suất dài hạn cao hơn, nhưng sẽ không cao bằng cách: gửi ngắn hạn + lãi gửi rồi gửi vào tiếp nếu gặp trường hợp lãi suất điều chỉnh tăng!
Như vậy, nếu đúng như khách hàng đang đua nhau gửi tiền vào NH (chưa thống kê huy động được bao nhiêu) rõ ràng lãi suất 15%/năm được dân mình kỳ vọng là lãi suất thực!!!