Trích đoạn: anacoda
Và em nhận định việc tăng lãi suất là nhằm bảo vệ khu vực SX.
Em đồng ý với bác là nhằm bảo vệ khu vực DN thuộc ngành nghề SXKD, vì đi vào phân tích sâu hơn 1 tí sẽ thấy lãi suất tăng trong giai đoạn hiện nay sẽ có tác động như thế nào đến khối SXKD:
Khi DN đi vay tiền tại các tổ chức tín dụng tại thời điểm hiện nay để thực hiện các kế hoạch sản xuất thì họ sẽ phải chịu lãi suất cao hơn trước đây do lãi suất huy động đầu vào tăng, tuy nhiên vấn đề chi phí đầu vào cho nguyên vật liệu sản xuất cũng sẽ tăng lên cùng với mức lạm phát hiện nay (kết tinh trong tính giá thành sản phẩm), do đó phần lãi suất thực mà DN phải “chịu đựng” chỉ sẽ là phần chênh lệnh giữa lạm phát và lãi suất cho vay.
Khi đó, phần lãi suất vay vốn ngân hàng này sẽ được DN bù đắp bằng giá trị gia tăng trong sản phẩm của doanh nghiệp khi bán ra thị trường, và phần này yêu cầu phải lớn hơn giá trị lãi suất chênh lệch thì DN mới có lời. Đây sẽ là bài toán cho các nhà điều hành DN, nó sẽ kích thích DN phải đốc thúc nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và cắt giảm tối đa chi phí để có thể đạt được phần giá trị này sao cho lớn nhất, vì sẽ làm doanh thu tăng + chi phí giảm, coi như thơm luôn
Vậy vấn đề lãi suất cho vay của ngân hàng tăng cao trong giai đoạn hiện nay thì doanh nghiệp có sợ k, theo em là không (tính cho khối sản xuất kinh doanh), một doanh nghiệp có năng lực sản xuất kinh doanh thực sự và sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường thì sẽ không ngại vấn đề vay vốn lãi suất cao hiện nay (tăng do lạm phát tăng cao), vì đã được lạm phát bù đắp phần lớn trong giá thành sản phẩm rồi, cái mà DN chỉ phải chịu chỉ là phần chênh lệch. Do đó khi lãi suất tăng cao như hiện nay thì các ngành nghề đầu tư khác mới phải “suy nghĩ” có nên vay hay không và sử dụng vốn giải ngân như thế nào cho hiệu quả (vì lãi suất quá cao phải run tay
), còn về khối ngành nghề chuyên về SXKD thì không có gì là khó khăn cả, sản phẩm được thị trường tiêu thụ từng ngày không thể ngừng sản xuất, cái chính là làm sao cho phần giá trị gia tăng tạo ra trong sản phẩm tăng càng nhiều càng tốt, đó chính là phần tạo ra tỷ lệ thuận lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi lạm phát bình ổn, giá cả trở lại bình thường thì phần chênh lệch lãi suất cũng sẽ giảm tương ứng.