CÁC BƯỚC TẬP THỂ LỰC HỖ TRỢ TRƯỚC KHI LEO FANSIPANG:
“Các bạn chú ý nhé, ai cũng có thể leo Phan được nhưng không phải lúc nào thích là leo được. Các bạn phải chuẩn bị thể lực thật tốt để chuyến đi được như ý nhé. Có những bạn chủ quan cho rằng mình thừa sức có thể leo được (nhất là những bạn nam cao to) thì đến khi “thực chiến” các bạn sẽ ân hận vì mình đã không tập luyện trước. Những bài tập mình chia sẻ sau đây không đòi hỏi khó nhưng các bạn phải kiên trì từ 10-15 ngày. Để chắc ăn bạn có thể tập trước 20 ngày. Không cần nhiều. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra khoản 1 giờ đồng hồ là OK. Nhưng nhớ phải tập đều. Các bạn sắp xếp lịch, đặt tour và tập luyện ngay từ bây giờ đi nhé! Chúc mọi người có một thể lực thật tốt cho chuyến “chinh phạt” đỉnh Fansipan sắp tới” (Sưu tầm)
1. Đứng lên ngồi xuống (bài tập sức chịu đựng)
Bạn đeo balô nặng khoảng 3-5kg, sấp sỉ trọng lượng bạn sẽ phải mang khi đi Phan (tốt nhất là tìm balo có đai thắt chặt quanh bụng giúp cố định balo vào lưng) đứng lên ngồi xuống liên tục ( khi đứng lên phải kiễng đầu mũi chân) cho đến khi chân mỏi không làm được nữa thì thôi. Nghỉ một lúc, làm lại cho đến khi mỏi. Mỗi ngày làm khoảng 10 - 15 phút cho bài tập này. Bài tập này sẽ giúp phá cơ chân, trong khoảng 4-5 ngày đầu sau khi tập, cơ chân căng đến nỗi mỗi bước đi rất khó. Nhưng nó sẽ giúp bạn khi leo núi không bị chuột rút, không lo đau chân.
2. Kiễng chân (bài tập thăng bằng)
Một tập sách, viên gạch hay vật cứng cao từ 5-10cm sẽ giúp bạn thực hiện bài tập này. Để sát chồng sách, gạch hay vật cứng vào chân cửa sổ. Đứng 2 mũi chân lên đó (chỉ đứng bằng mũi chân) và thực hiện kiễng chân hết mức rồi hạ xuống gót chạm đất. Làm vài lần một ngày, mỗi ngày cũng chỉ cần 5-10’. Hãy bám vào cửa sổ để giữ thăng bằng nhé! . Bạn có thể tập đồi tư thế từ 2 gót chân một bên sang 2 gót chân hai bên viên gạch. Nó sẽ giúp cơ bàn chân quen với việc đi bằng mũi, dễ cho việc leo núi, không bị chuột rút. Đồng thời việc đổi các tư thế tập giúp bạn khi lên xuống dẫm lên các hòn đá nhỏ không bị trẹo chân, đau chân do tư thế không thẳng bàn chân.
3. Chạy, đi bộ (bài tập sức bền)
Với bài tập 1 và 2 bạn nên thực hiện trong xuốt quá trình tập luyện còn bài tập 3 bạn chỉ cần tập từ 5-7 ngày trước khi đi. Ở bài tập này bạn lên đeo ba lô 4-5kg và chạy, khi nào mệt bạn đi bộ. Mỗi ngày 1-2h (tùy vào quỹ thời gian bạn có). Bài tập này sẽ giúp bạn duy trì sưc bền và cho vai làm quen với việc đeo balo. Nhiều người khi leo Phan không đau chân nhưng đau vai hay về thường đau vai vì không được tập luyện. Bạn cũng chú ý lên chọn ba lô có đai thắt quanh bụng nhé! Tổng cộng chỉ khoảng 10-15 giờ luyện tập là bạn đã có thể tự tin cho chuyến hành trình rồi.
“Các bạn chú ý nhé, ai cũng có thể leo Phan được nhưng không phải lúc nào thích là leo được. Các bạn phải chuẩn bị thể lực thật tốt để chuyến đi được như ý nhé. Có những bạn chủ quan cho rằng mình thừa sức có thể leo được (nhất là những bạn nam cao to) thì đến khi “thực chiến” các bạn sẽ ân hận vì mình đã không tập luyện trước. Những bài tập mình chia sẻ sau đây không đòi hỏi khó nhưng các bạn phải kiên trì từ 10-15 ngày. Để chắc ăn bạn có thể tập trước 20 ngày. Không cần nhiều. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra khoản 1 giờ đồng hồ là OK. Nhưng nhớ phải tập đều. Các bạn sắp xếp lịch, đặt tour và tập luyện ngay từ bây giờ đi nhé! Chúc mọi người có một thể lực thật tốt cho chuyến “chinh phạt” đỉnh Fansipan sắp tới” (Sưu tầm)
1. Đứng lên ngồi xuống (bài tập sức chịu đựng)
Bạn đeo balô nặng khoảng 3-5kg, sấp sỉ trọng lượng bạn sẽ phải mang khi đi Phan (tốt nhất là tìm balo có đai thắt chặt quanh bụng giúp cố định balo vào lưng) đứng lên ngồi xuống liên tục ( khi đứng lên phải kiễng đầu mũi chân) cho đến khi chân mỏi không làm được nữa thì thôi. Nghỉ một lúc, làm lại cho đến khi mỏi. Mỗi ngày làm khoảng 10 - 15 phút cho bài tập này. Bài tập này sẽ giúp phá cơ chân, trong khoảng 4-5 ngày đầu sau khi tập, cơ chân căng đến nỗi mỗi bước đi rất khó. Nhưng nó sẽ giúp bạn khi leo núi không bị chuột rút, không lo đau chân.
2. Kiễng chân (bài tập thăng bằng)
Một tập sách, viên gạch hay vật cứng cao từ 5-10cm sẽ giúp bạn thực hiện bài tập này. Để sát chồng sách, gạch hay vật cứng vào chân cửa sổ. Đứng 2 mũi chân lên đó (chỉ đứng bằng mũi chân) và thực hiện kiễng chân hết mức rồi hạ xuống gót chạm đất. Làm vài lần một ngày, mỗi ngày cũng chỉ cần 5-10’. Hãy bám vào cửa sổ để giữ thăng bằng nhé! . Bạn có thể tập đồi tư thế từ 2 gót chân một bên sang 2 gót chân hai bên viên gạch. Nó sẽ giúp cơ bàn chân quen với việc đi bằng mũi, dễ cho việc leo núi, không bị chuột rút. Đồng thời việc đổi các tư thế tập giúp bạn khi lên xuống dẫm lên các hòn đá nhỏ không bị trẹo chân, đau chân do tư thế không thẳng bàn chân.
3. Chạy, đi bộ (bài tập sức bền)
Với bài tập 1 và 2 bạn nên thực hiện trong xuốt quá trình tập luyện còn bài tập 3 bạn chỉ cần tập từ 5-7 ngày trước khi đi. Ở bài tập này bạn lên đeo ba lô 4-5kg và chạy, khi nào mệt bạn đi bộ. Mỗi ngày 1-2h (tùy vào quỹ thời gian bạn có). Bài tập này sẽ giúp bạn duy trì sưc bền và cho vai làm quen với việc đeo balo. Nhiều người khi leo Phan không đau chân nhưng đau vai hay về thường đau vai vì không được tập luyện. Bạn cũng chú ý lên chọn ba lô có đai thắt quanh bụng nhé! Tổng cộng chỉ khoảng 10-15 giờ luyện tập là bạn đã có thể tự tin cho chuyến hành trình rồi.