Good idea. Có việc cho lão ronglua rồi nhéđưa băng rôn chi hội FFC lên bác
Cẩu bằng trực thăng và để trên đỉnh thôi ạ!làm được điều này là quá đỉnh luôn
Em gửi cả nhà một số lưu ý và việc cần chuẩn bị để chuyến leo núi đạt được thành công:
1. Chuẩn bị leo núi:
* Luyện thể lực (quan trọng)
Theo kinh nghiệm, cả nhà nên tập luyện để có một thể lực tốt. Việc tập thể lực phải từ 1 đến 2 tháng trước khi thực hiện chuyến leo Fansipan. Đầu tiên là khởi động kỹ các khớp, để tránh gây ra chấn thương lãng xẹt như: khớp háng, đầu gối, mắt cá chân... Bước tiếp theo kết hợp đi bộ, leo cầu thang hoặc chạy trong thời gian ít nhất 30 phút; tập khoác ba lô (nặng 5kg) trên đường dốc... Các bài tập này nhằm đánh giá khả năng đi bộ.
* Trang phục, đồ dùng:
Trên đường leo Fansipan, thời tiết đa dạng, thay đổi nhanh tới mức chóng mặt, khi em đi thì trời đang nắng tốt thì chuyển sang mưa, mây mù rồi lại gió lớn, lại nắng, chuyển rất nhanh. Không chuẩn bị kỹ càng về trang phục có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc hành trình có thể dang dở.
- Balô: Loại có quai đeo mềm, có dây thắt quanh bụng, để đi cho đỡ nặng, có túi bên hông để nước và dễ lấy trong quá trình di chuyển. Không nhất thiết loại chống nước, vì tốt nhất là có một túi nylon to bên trong, mọi đồ đều cho trong túi nylon đó, balô có ướt, bẩn cũng không sao. Khi đi quai balô nên kéo cao, để lực dồn lên vai, không kéo người về sau rất khó chịu.
- Giày: Đơn giản nhất là giày bộ đội (90k/đôi) có đế bám chắc, thường bán khu Quang Trung, Gò Vấp. Tuy nhiên, giày không được êm và phần trong giầy không được nhẵn nên trong quá trình cọ sát có thể gây phồng rộp, ngoài ra giầy cũng ko chống nước nên khi ướt sẽ làm lạnh bàn chân. Nếu có điều kiện thì nên sắm cho mình một đôi giày chuyên dành cho việc trekking để bảo vệ đôi chân của mình (những hãng chuyên về đồ thể thao như Nortface, Nike,... rất sẵn các loại giày này). Riêng em, em chọn giày sandal Bitis
- Vớ: Mang theo 2 đôi, 1 đôi cho ngày đi và 1 đôi cho ngày về.
- Bọc khớp mắt cá và đầu gối: Giúp bảo vệ tránh trật khớp cho các bộ phận này, đồng thời giảm trấn thương khi va chạm. Đối với em thì không cần thiết lắm, chỉ cần mình cẩn thận chút khi di chuyển chứ mang theo người có cảm giác rất nặng nề.
- Quần: không nên mặc quần jeans. Tốt nhất là quần kaki rộng rãi một chút, phần gấu có thể có dây để thắt lại cho gọn gàng. Mang 3 cái là đủ, 1 cái mặc đi ngày 1, 1 cái mặc ngày 2 và 1 cái mặc khi ngủ.
- Áo: Nên mặc nhiều áo mỏng hơn là ít áo dày để khi nóng mình cởi ra từng thứ một, tránh gây cảm lạnh. Tốt nhất là áo thun dài tay, thấm mồ hôi. Lúc mới đi, thời tiết lạnh, mọi người thường mặc thêm áo khoác nhưng đi 1 lát sẽ nóng người lên, đổ mồ hôi nhiều và phải cởi dần, tuy nhiên không được cởi hết vì rất dễ cảm lạnh.
- Găng tay: Để có thể tự tin bám đá, bám trúc khi đi chuyển. Dùng loại có hạt nhựa ở lòng bàn tay. Cần chuẩn bị 2 đôi, mỗi đôi dùng 1 ngày.
- Mũ: Mũ mềm, nếu trời lạnh thì nên có một mũ kiểu biên phòng, trùm tai và gáy.
Ngoài ra, một số đồ sơ cứu y tế, băng salonpas hoặc deep heat, khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng và bánh kẹo, sôcôla, phô mai, đồ uống, Vitamin C sủi,... sẽ không bao giờ thừa vì khi di chuyển cần tiếp thêm năng lượng, tăng sức đề kháng. Mỗi người cần đeo một cái còi ở trên cổ (24/24) đề phòng lúc cần báo động (như bị tai nạn, cần trợ giúp..)
- Đèn pin: để đi vệ sinh buổi đêm và sáng sớm ngày thứ 2 để leo lên đỉnh.
- Túi nylon: mang nhiều túi nylon to, nhỏ để bỏ đồ vào tránh mưa ướt.
- Băng vệ sinh của phụ nữ (tuyệt chiêu): dùng cho phụ nữ và cho cả việc bọc phía trước chân (chụp các ngón chân, gót chân) trước khi mang giày sẽ tránh việc đau do độ dốc khi di chuyển. Cần 2 cặp, 1 cặp chụp gót chân vào ngày đi lên, 1 cặp chụp ngón chân vào ngày đi xuống.
- Máy ảnh: để ghi lại dấu ấn trong cả chuyến đi.
- Đặc biệt, không thể thiếu của chuyến đi là cây gậy (thường đơn vị tổ chức tour sẽ chuẩn bị và phát cho mỗi người 1 cây, nên check kỹ việc này) nếu không có gậy thì việc leo núi sẽ khó gấp đôi vì lúc này chỉ dùng đến đôi chân, có gậy thì sẽ giảm tải cho đôi chân.
2. Trong quá trình leo
Porter sẽ dẫn đường và mang giúp một số vật dụng của mình khi leo (không mang giúp những thứ không cần thiết) nhưng trong balô của mỗi người cần có: chai nước uống, áo mưa loại mỏng (phòng khi trời mưa), cây gậy, bánh kẹo ăn nhanh,
Khi leo núi, đi đều, không nhanh không chậm, phải giữ cho hơi thở điều hoà, nếu thở nhanh hay hổn hển có nghĩa là các bạn đã đi quá sức, hãy tạm nghỉ chừng 5 – 10 phút (không nên nghỉ lâu, vì bắp thịt sẽ bị lạnh và giãn cơ, gây đau nhức do bị phản ứng). Không uống nước quá nhiều trong 1 lần uống.
Trong trường hợp gặp dốc đứng, nên men theo triền để tiến lên theo hình chữ Z, sử dụng thêm cả hai tay để hỗ trợ bằng cách bám vào đá, thân, rễ cây... Nhưng nhớ ướm thử độ chắc chắn của những vật mà dùng làm điểm tựa.
Khi xuống núi, các bạn cần cẩn thận, không nên đi quá nhanh (cho dù trọng lượng của cơ thể và hành lý như đẩy các bạn chạy về phía trước), vì rất dễ bị vấp ngã, lăn xuống dưới. Khi xuống dốc, hãy khom người và chùn đầu gối lại, giữ cho ba lô ổn định và cân đối trên lưng. Nếu đi thẳng người, trọng tâm balô sẽ nằm phía sau, khiến bạn dễ bị trượt ngã. Nếu dốc khá đứng, bạn xoay người lại đối diện với vách núi, sử dụng luôn cả hai tay để bám mà leo xuống.
Trên đây là những lưu ý của em trong quá trình chinh phục Fansipan tháng 07/2014. Hy vọng sẽ giúp cả nhà phần nào trong chuyến chinh phục sắp tới!
P/s: Nếu còn nhớ thêm gì em sẽ bổ sung sau.
1. Chuẩn bị leo núi:
* Luyện thể lực (quan trọng)
Theo kinh nghiệm, cả nhà nên tập luyện để có một thể lực tốt. Việc tập thể lực phải từ 1 đến 2 tháng trước khi thực hiện chuyến leo Fansipan. Đầu tiên là khởi động kỹ các khớp, để tránh gây ra chấn thương lãng xẹt như: khớp háng, đầu gối, mắt cá chân... Bước tiếp theo kết hợp đi bộ, leo cầu thang hoặc chạy trong thời gian ít nhất 30 phút; tập khoác ba lô (nặng 5kg) trên đường dốc... Các bài tập này nhằm đánh giá khả năng đi bộ.
* Trang phục, đồ dùng:
Trên đường leo Fansipan, thời tiết đa dạng, thay đổi nhanh tới mức chóng mặt, khi em đi thì trời đang nắng tốt thì chuyển sang mưa, mây mù rồi lại gió lớn, lại nắng, chuyển rất nhanh. Không chuẩn bị kỹ càng về trang phục có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc hành trình có thể dang dở.
- Balô: Loại có quai đeo mềm, có dây thắt quanh bụng, để đi cho đỡ nặng, có túi bên hông để nước và dễ lấy trong quá trình di chuyển. Không nhất thiết loại chống nước, vì tốt nhất là có một túi nylon to bên trong, mọi đồ đều cho trong túi nylon đó, balô có ướt, bẩn cũng không sao. Khi đi quai balô nên kéo cao, để lực dồn lên vai, không kéo người về sau rất khó chịu.
- Giày: Đơn giản nhất là giày bộ đội (90k/đôi) có đế bám chắc, thường bán khu Quang Trung, Gò Vấp. Tuy nhiên, giày không được êm và phần trong giầy không được nhẵn nên trong quá trình cọ sát có thể gây phồng rộp, ngoài ra giầy cũng ko chống nước nên khi ướt sẽ làm lạnh bàn chân. Nếu có điều kiện thì nên sắm cho mình một đôi giày chuyên dành cho việc trekking để bảo vệ đôi chân của mình (những hãng chuyên về đồ thể thao như Nortface, Nike,... rất sẵn các loại giày này). Riêng em, em chọn giày sandal Bitis
- Vớ: Mang theo 2 đôi, 1 đôi cho ngày đi và 1 đôi cho ngày về.
- Bọc khớp mắt cá và đầu gối: Giúp bảo vệ tránh trật khớp cho các bộ phận này, đồng thời giảm trấn thương khi va chạm. Đối với em thì không cần thiết lắm, chỉ cần mình cẩn thận chút khi di chuyển chứ mang theo người có cảm giác rất nặng nề.
- Quần: không nên mặc quần jeans. Tốt nhất là quần kaki rộng rãi một chút, phần gấu có thể có dây để thắt lại cho gọn gàng. Mang 3 cái là đủ, 1 cái mặc đi ngày 1, 1 cái mặc ngày 2 và 1 cái mặc khi ngủ.
- Áo: Nên mặc nhiều áo mỏng hơn là ít áo dày để khi nóng mình cởi ra từng thứ một, tránh gây cảm lạnh. Tốt nhất là áo thun dài tay, thấm mồ hôi. Lúc mới đi, thời tiết lạnh, mọi người thường mặc thêm áo khoác nhưng đi 1 lát sẽ nóng người lên, đổ mồ hôi nhiều và phải cởi dần, tuy nhiên không được cởi hết vì rất dễ cảm lạnh.
- Găng tay: Để có thể tự tin bám đá, bám trúc khi đi chuyển. Dùng loại có hạt nhựa ở lòng bàn tay. Cần chuẩn bị 2 đôi, mỗi đôi dùng 1 ngày.
- Mũ: Mũ mềm, nếu trời lạnh thì nên có một mũ kiểu biên phòng, trùm tai và gáy.
Ngoài ra, một số đồ sơ cứu y tế, băng salonpas hoặc deep heat, khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng và bánh kẹo, sôcôla, phô mai, đồ uống, Vitamin C sủi,... sẽ không bao giờ thừa vì khi di chuyển cần tiếp thêm năng lượng, tăng sức đề kháng. Mỗi người cần đeo một cái còi ở trên cổ (24/24) đề phòng lúc cần báo động (như bị tai nạn, cần trợ giúp..)
- Đèn pin: để đi vệ sinh buổi đêm và sáng sớm ngày thứ 2 để leo lên đỉnh.
- Túi nylon: mang nhiều túi nylon to, nhỏ để bỏ đồ vào tránh mưa ướt.
- Băng vệ sinh của phụ nữ (tuyệt chiêu): dùng cho phụ nữ và cho cả việc bọc phía trước chân (chụp các ngón chân, gót chân) trước khi mang giày sẽ tránh việc đau do độ dốc khi di chuyển. Cần 2 cặp, 1 cặp chụp gót chân vào ngày đi lên, 1 cặp chụp ngón chân vào ngày đi xuống.
- Máy ảnh: để ghi lại dấu ấn trong cả chuyến đi.
- Đặc biệt, không thể thiếu của chuyến đi là cây gậy (thường đơn vị tổ chức tour sẽ chuẩn bị và phát cho mỗi người 1 cây, nên check kỹ việc này) nếu không có gậy thì việc leo núi sẽ khó gấp đôi vì lúc này chỉ dùng đến đôi chân, có gậy thì sẽ giảm tải cho đôi chân.
2. Trong quá trình leo
Porter sẽ dẫn đường và mang giúp một số vật dụng của mình khi leo (không mang giúp những thứ không cần thiết) nhưng trong balô của mỗi người cần có: chai nước uống, áo mưa loại mỏng (phòng khi trời mưa), cây gậy, bánh kẹo ăn nhanh,
Khi leo núi, đi đều, không nhanh không chậm, phải giữ cho hơi thở điều hoà, nếu thở nhanh hay hổn hển có nghĩa là các bạn đã đi quá sức, hãy tạm nghỉ chừng 5 – 10 phút (không nên nghỉ lâu, vì bắp thịt sẽ bị lạnh và giãn cơ, gây đau nhức do bị phản ứng). Không uống nước quá nhiều trong 1 lần uống.
Trong trường hợp gặp dốc đứng, nên men theo triền để tiến lên theo hình chữ Z, sử dụng thêm cả hai tay để hỗ trợ bằng cách bám vào đá, thân, rễ cây... Nhưng nhớ ướm thử độ chắc chắn của những vật mà dùng làm điểm tựa.
Khi xuống núi, các bạn cần cẩn thận, không nên đi quá nhanh (cho dù trọng lượng của cơ thể và hành lý như đẩy các bạn chạy về phía trước), vì rất dễ bị vấp ngã, lăn xuống dưới. Khi xuống dốc, hãy khom người và chùn đầu gối lại, giữ cho ba lô ổn định và cân đối trên lưng. Nếu đi thẳng người, trọng tâm balô sẽ nằm phía sau, khiến bạn dễ bị trượt ngã. Nếu dốc khá đứng, bạn xoay người lại đối diện với vách núi, sử dụng luôn cả hai tay để bám mà leo xuống.
Trên đây là những lưu ý của em trong quá trình chinh phục Fansipan tháng 07/2014. Hy vọng sẽ giúp cả nhà phần nào trong chuyến chinh phục sắp tới!
P/s: Nếu còn nhớ thêm gì em sẽ bổ sung sau.