22/09/2015 10:54
Lẽ thường hàng năm thì giờ này lũ đã đến, dân lao vào lũ kiếm sống, tích lũy. Vậy mà năm nay, lũ vẫn chưa chịu về, người dân ngày đêm ngóng nước lũ, lo sốt vó...
Mùa nước nổi năm nay, cư dân vùng đầu nguồn biên giới An Giang đang rơi vào nghịch cảnh hạn “bà chằn”, khiến cho nguồn lợi sản vật tôm, cá từ thiên nhiên ưu đãi trở nên khan hiếm. Người dân ngày đêm ngóng nước lũ về để kiếm sống. Giờ thì lo sốt vó.
Xã Phú Lộc và Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu) là 2 xã biên giới, vùng sâu và đầu nguồn lũ An Giang, từng được xem là “rốn lũ” của vùng đồng bằng sông Cửu Long; là vùng địa đầu hứng chịu con nước từ thượng nguồn Mekong đổ về. Vào mùa nước nổi, nơi đây bốn bề mênh mông sóng nước... Vậy mà những ngày này, phóng viên đi dọc theo các tuyến biên giới, ghi nhận nhà nhà ai nấy đã chuẩn bị các dụng cụ khai thác, đánh bắt thủy sản… rồi ngồi ngóng chờ con nước lên để tìm kế sinh nhai.
Ông Đặng Văn Bén - nông dân ở cụm tuyến dân cư xã Phú Lộc cho hay: “Mấy năm nay nhờ có chỗ ở cao ráo vượt lũ, nhiều nhà nông trong xã đã yên tâm đầu tư nuôi trồng để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Nhiều mô hình làm kinh tế phụ tận dụng thời gian nông nhàn và lợi thế mùa nước đã mang lại hiệu quả lớn không kém làm lúa. Chẳng hạn như mô hình nuôi lươn, nuôi cá kết hợp trồng rau hay vườn cây ăn trái ngắn ngày. Tuy nhiên, năm nay đến giờ này con nước vẫn còn quá thấp”.
“Rằm tháng Bảy nước nhảy khỏi bờ. Năm nay đã qua rằm hơn tuần lễ rồi mà chẳng thấy nước nôi gì hết, có nước mới mần ăn được. Dân ở đây hổm rày mỏi mòn đợi nước lên” – lão nông Tư Bôn ở Vĩnh Xương tâm tình.
Theo nhiều cư dân vùng đầu nguồn biên giới cho biết, thời điểm này năm ngoái, nước trên đồng đã gần ngang lưng quần, năm nào nước thấp thì cũng đã khỏi đầu gối. Bà Nguyễn Thị Đẹp chuyên nghề đánh bắt thủy sản mùa nước nổi vùng biên giới Vĩnh Xương, than thở: “Mấy tháng mùa nước này chẳng ai thuê mướn làm gì, chỉ trông chờ lợp lờ, câu lưới kiếm sống, mà nước lép xép kiểu này thì không mần ăn gì được. Mấy tay lưới tui đã vá xong rồi mà không giăng được; giăng lưới, giăng câu cũng không mà đặt lợp lờ cũng chẳng được luôn”.
Ngồi bên cạnh mấy tay lưới, anh Nguyễn Văn Buôl, ở Vĩnh Xương than ngắn, thờ dài: “Hồi đó tới giờ chưa từng thấy năm nào nước yếu như năm nay. Tôi nuôi lươn, nuôi cá lóc bông cũng nhờ mùa nước, có nước lớn thì mới đặt đú, đặt dớn kiếm mồi cho lươn được. Mấy cái đú với dớn hổm nay nằm chờ đó, chưa xuống được, nước kiểu này thua rồi”.
Ông Nguyễn Văn Xương - Chủ tịch UBND xã Phú Lộc cho biết: “4 cụm tuyến dân cư vượt lũ cơ bản giải quyết được cho dân trong xã chỗ ở, nhưng cái ăn thì cũng còn phập phồng theo con nước. Nước thấp quá thì dân cũng cần phải được hỗ trợ thêm nữa để chuyển đổi một số mô hình chăn nuôi cho phù hợp”.
Theo danviet.vn
Nguyên nhân là đây !!
TQ xây đập Tam Hiệp và hàng chục cái đập nữa ở thượng nguồn Mekong, mai mốt đây Lào cho xây tiếp đập Xayrabury chắn ngang dòng Mekong nữa thì làm gì còn lũ nữa, hạ nguồn lãnh đủ vì " Thượng nguồn tích thủy, hạ điền khan" chứ chả có gì bất thường cả!
Lẽ thường hàng năm thì giờ này lũ đã đến, dân lao vào lũ kiếm sống, tích lũy. Vậy mà năm nay, lũ vẫn chưa chịu về, người dân ngày đêm ngóng nước lũ, lo sốt vó...
Mùa nước nổi năm nay, cư dân vùng đầu nguồn biên giới An Giang đang rơi vào nghịch cảnh hạn “bà chằn”, khiến cho nguồn lợi sản vật tôm, cá từ thiên nhiên ưu đãi trở nên khan hiếm. Người dân ngày đêm ngóng nước lũ về để kiếm sống. Giờ thì lo sốt vó.
Xã Phú Lộc và Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu) là 2 xã biên giới, vùng sâu và đầu nguồn lũ An Giang, từng được xem là “rốn lũ” của vùng đồng bằng sông Cửu Long; là vùng địa đầu hứng chịu con nước từ thượng nguồn Mekong đổ về. Vào mùa nước nổi, nơi đây bốn bề mênh mông sóng nước... Vậy mà những ngày này, phóng viên đi dọc theo các tuyến biên giới, ghi nhận nhà nhà ai nấy đã chuẩn bị các dụng cụ khai thác, đánh bắt thủy sản… rồi ngồi ngóng chờ con nước lên để tìm kế sinh nhai.
Anh Buôl bên những chiếc đú chưa đặt được vì nước lũ quá thấp. Ảnh: TRỌNG BÌNH
“Rằm tháng Bảy nước nhảy khỏi bờ. Năm nay đã qua rằm hơn tuần lễ rồi mà chẳng thấy nước nôi gì hết, có nước mới mần ăn được. Dân ở đây hổm rày mỏi mòn đợi nước lên” – lão nông Tư Bôn ở Vĩnh Xương tâm tình.
Theo nhiều cư dân vùng đầu nguồn biên giới cho biết, thời điểm này năm ngoái, nước trên đồng đã gần ngang lưng quần, năm nào nước thấp thì cũng đã khỏi đầu gối. Bà Nguyễn Thị Đẹp chuyên nghề đánh bắt thủy sản mùa nước nổi vùng biên giới Vĩnh Xương, than thở: “Mấy tháng mùa nước này chẳng ai thuê mướn làm gì, chỉ trông chờ lợp lờ, câu lưới kiếm sống, mà nước lép xép kiểu này thì không mần ăn gì được. Mấy tay lưới tui đã vá xong rồi mà không giăng được; giăng lưới, giăng câu cũng không mà đặt lợp lờ cũng chẳng được luôn”.
Ngồi bên cạnh mấy tay lưới, anh Nguyễn Văn Buôl, ở Vĩnh Xương than ngắn, thờ dài: “Hồi đó tới giờ chưa từng thấy năm nào nước yếu như năm nay. Tôi nuôi lươn, nuôi cá lóc bông cũng nhờ mùa nước, có nước lớn thì mới đặt đú, đặt dớn kiếm mồi cho lươn được. Mấy cái đú với dớn hổm nay nằm chờ đó, chưa xuống được, nước kiểu này thua rồi”.
Ông Nguyễn Văn Xương - Chủ tịch UBND xã Phú Lộc cho biết: “4 cụm tuyến dân cư vượt lũ cơ bản giải quyết được cho dân trong xã chỗ ở, nhưng cái ăn thì cũng còn phập phồng theo con nước. Nước thấp quá thì dân cũng cần phải được hỗ trợ thêm nữa để chuyển đổi một số mô hình chăn nuôi cho phù hợp”.
Theo danviet.vn
Nguyên nhân là đây !!
TQ xây đập Tam Hiệp và hàng chục cái đập nữa ở thượng nguồn Mekong, mai mốt đây Lào cho xây tiếp đập Xayrabury chắn ngang dòng Mekong nữa thì làm gì còn lũ nữa, hạ nguồn lãnh đủ vì " Thượng nguồn tích thủy, hạ điền khan" chứ chả có gì bất thường cả!