Em này đã chính thức hoàn thiện và lên báo đây các bác...
Hậu trường quá trình nhạc sĩ Trương Lê Sơn đặt hàng xưởng vẽ Air-brush Kzak tô điểm lên “áo mới” cho chiếc Fiat xưa của người nhạc sĩ tài hoa.
“Nhiệm vụ” của Kzak lần này khá đặc biệt, thứ nhất là chiếc xe được vẽ có một lai lịch đặc biệt; và thứ hai, nhóm nghệ sĩ của Kzak phải tìm được một ý tưởng để thể hiện được cái “chất” trong nhạc Trịnh, từ đó đưa lên thành hình ảnh để vẽ lên xe.
Trao đổi với chúng tôi, Đào Đức Hải, quản lý chi nhánh Kzak tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Khi Hải và anh Sơn (nhạc sĩ Trương Lê Sơn) gặp nhau, hai anh em bàn rất kỹ để khi chọn ý tưởng vẽ thì phải tôn được vẽ đẹp của chiếc xe cổ, và lại là xe của Trịnh Công Sơn. Vì anh Sơn cũng là nhạc sĩ, nên Hải đưa ra ý tưởng là sẽ làm chủ đề về nhạc, đó là sẽ gắn lên capô một bản nhạc mà gió thổi không bay thì sẽ rất độc đáo, người xem sẽ cảm giác nó chỉ là gắn lên nhưng thật ra nó được vẽ và họ có thể chạm vào, thấy được cái cũ kỹ của bản nhạc…”
Vậy là ý tưởng cho nắp ca pô trước đã được hình thành, một bản nhạc cũ và nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, được vẽ lên trên nền màu đỏ nồng ấm với một tông màu cũ kỹ, cảm giác như đính lên và có thể bay mất!
Bài hát “Diễm Xưa” được chọn, vì bài hát này nổi tiếng và có tính “xưa”, phù hợp với chiếc xe và tâm hồn của Trịnh Công Sơn
Nắp capô trước được tháo ra, những lỗi rỉ sét và bị rộp được xử lý ngay để bề mặt vẽ được tốt
Khó khăn đặt ra đối với người họa sĩ là làm sao để thể hiện những nốt nhạc, nét chữ, bút tích của Trịnh một cách chính xác và bắt được cái thần của chữ Trịnh Công Sơn. Nếu dùng súng phun airbrush để vẽ thì độ chính xác và sắc nét sẽ không cao, rất khó thể hiện. Giải pháp đưa ra là kết hợp giữa airbrush và bút lông. Họa sĩ sẽ dùng súng phun airbrush để làm khuôn nét và nền bản nhạc, còn bút lông để vẽ lại theo những nét phác đó.
Đối với những hình ảnh bình thường thì Kzak dùng khuôn nhựa trong đặc biệt để tạo khuôn hình, nhưng với bản nhạc và bút tích này thì việc làm khuôn nhựa là không thể. Vì vậy phải trổ lên giấy ảnh
Với logo Kzak phía dưới góc phải cũng được cách điệu in trên tờ giấy và găm bởi đinh ghim, vì bản thân hình vẽ và tác phẩm đều mang tính nghệ thuật cao nên từng chi tiết dù nhỏ cũng phải được chăm chút.
Hiệu ứng nền chuyển màu cũng là vấn đề “đau đầu”, vì súng phun airbrush chỉ làm mảng nhỏ, trong khi độ lan chuyển màu là khối mảng lớn. Phải làm nhiều lần, phải đi đều tay thì mới mang lại kết quả độ chuyển màu mềm mại và tự nhiên
Với khung nền bản nhạc hay bút tích nếu trên nền đỏ mà xịt lên lớp sơn màu nâu thì sẽ không ra màu được, người họa sĩ phải phủ sơn trắng lên, sau đó mới làm hiệu ứng cũ cho bản nhạc, phải nghiên cứu rất kỹ vì nếu làm sai 1 công đoạn thôi thì tác phẩm cũng sẽ mất đi 1 phần vẻ đẹp của nó
Mặc dù đã theo dõi sát sao và cẩn thận trong từng nét bút nhưng sai sót vẫn xảy ra. Họa sĩ Văn Tùng - người thực hiện tác phẩm - hiểu nhầm ý tưởng thiết kế của Đức Hải, đã vẽ một vòng tròn lên (vì anh Tùng tưởng tượng nó là chiếc đĩa CD) nhưng khi đưa vào bố cục sẽ bị phá vỡ cách sắp xếp bản nhạc và nền chuyển. Vì vậy phải xóa bỏ và làm lại cái nền đó.
Không thể tẩy, cũng không thể xóa vì bao nhiêu công sức bỏ ra, và cách khắc phục là dùng loại giấy ráp 2000 đánh cho mờ vết đĩa CD rồi pha sơn nền đỏ, làm lại hiệu ứng, và chỉ trong vòng 120 phút, lỗi đã được sửa xong và hiệu ứng nền đã được hoàn thành sau đó
Sau khi ý tưởng cho capô trước đã tạm ổn, những nghệ sĩ của Kzak lại phải suy nghĩ về ý tưởng làm cho nắp capô sau. Tìm hiểu về Trịnh Công Sơn, Hải có được 3 bút tích rất hay của ông. Do đó Hải quyết định sẽ đưa 3 bút tích của ông lên khuôn hình là 3 cuộn giấy cuộn tròn lâu ngày mở ra.
Hải cho biết thêm: “Mình design cái ý tưởng này mất 3 hôm, nhưng vẫn không biết làm sao cho độc đáo và nghệ thuật. Một đêm suy nghĩ mãi, mở máy và tới 5 giờ sáng thì hoàn tất. Gặp anh Sơn chiều hôm đó và được sự đồng ý luôn.”
Và sau đó, 3 bút tích của Trịnh Công Sơn được những người họa sĩ của Kzak vẽ lên nắp capô sau.
Chân dung của Trịnh cũng được đưa vào bằng những nét đơn giản, đủ hình tượng được người nhạc sĩ tài hoa này
Sau 3 tuần, công việc đã xong, Autopro được may mắn đi cùng nhạc sĩ Trương Lê Sơn lên xưởng vẽ Kzak để nhận xe. Có lẽ một chút mong ngóng nên chúng tôi lên khá sớm.
Những người thợ còn đang đánh bóng, hoàn tất những khâu cuối cùng.
Và rồi, cũng tới lúc lắp 2 capô lên xe.
Bằng tất cả sự đam mê với khối óc sáng tạo cộng thêm sự mến mộ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Kzak và nhạc sĩ Trương Lê Sơn đã làm nên một bộ áo mới cho chiếc xe. Chiếc xe không chỉ là một vật có giá trị lịch sử, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Vậy là chiếc xe đã khoác lên mình “Diễm Xưa”, nghệ thuật và cái tình của người nghệ sĩ.
Xin mời các bạn cùng ngắm lại chiếc xe với áo mới:
Hoạ sĩ chính thực hiện "khoác áo" cho Fiat: Văn Tùng (phải)
Chiếc xe cùng toàn bộ ê kíp Kzak tại TP.Hồ Chí Minh
(Xin cảm ơn sự giúp đỡ của nhạc sĩ Trương Lê Sơn, sự cộng tác của Đào Đức Hải và chi nhánh Kzak tại thành phố Hồ Chí Minh www.kzak.net)
Hậu trường quá trình nhạc sĩ Trương Lê Sơn đặt hàng xưởng vẽ Air-brush Kzak tô điểm lên “áo mới” cho chiếc Fiat xưa của người nhạc sĩ tài hoa.
“Nhiệm vụ” của Kzak lần này khá đặc biệt, thứ nhất là chiếc xe được vẽ có một lai lịch đặc biệt; và thứ hai, nhóm nghệ sĩ của Kzak phải tìm được một ý tưởng để thể hiện được cái “chất” trong nhạc Trịnh, từ đó đưa lên thành hình ảnh để vẽ lên xe.
Trao đổi với chúng tôi, Đào Đức Hải, quản lý chi nhánh Kzak tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Khi Hải và anh Sơn (nhạc sĩ Trương Lê Sơn) gặp nhau, hai anh em bàn rất kỹ để khi chọn ý tưởng vẽ thì phải tôn được vẽ đẹp của chiếc xe cổ, và lại là xe của Trịnh Công Sơn. Vì anh Sơn cũng là nhạc sĩ, nên Hải đưa ra ý tưởng là sẽ làm chủ đề về nhạc, đó là sẽ gắn lên capô một bản nhạc mà gió thổi không bay thì sẽ rất độc đáo, người xem sẽ cảm giác nó chỉ là gắn lên nhưng thật ra nó được vẽ và họ có thể chạm vào, thấy được cái cũ kỹ của bản nhạc…”
Vậy là ý tưởng cho nắp ca pô trước đã được hình thành, một bản nhạc cũ và nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, được vẽ lên trên nền màu đỏ nồng ấm với một tông màu cũ kỹ, cảm giác như đính lên và có thể bay mất!
Bài hát “Diễm Xưa” được chọn, vì bài hát này nổi tiếng và có tính “xưa”, phù hợp với chiếc xe và tâm hồn của Trịnh Công Sơn
Nắp capô trước được tháo ra, những lỗi rỉ sét và bị rộp được xử lý ngay để bề mặt vẽ được tốt
Khó khăn đặt ra đối với người họa sĩ là làm sao để thể hiện những nốt nhạc, nét chữ, bút tích của Trịnh một cách chính xác và bắt được cái thần của chữ Trịnh Công Sơn. Nếu dùng súng phun airbrush để vẽ thì độ chính xác và sắc nét sẽ không cao, rất khó thể hiện. Giải pháp đưa ra là kết hợp giữa airbrush và bút lông. Họa sĩ sẽ dùng súng phun airbrush để làm khuôn nét và nền bản nhạc, còn bút lông để vẽ lại theo những nét phác đó.
Đối với những hình ảnh bình thường thì Kzak dùng khuôn nhựa trong đặc biệt để tạo khuôn hình, nhưng với bản nhạc và bút tích này thì việc làm khuôn nhựa là không thể. Vì vậy phải trổ lên giấy ảnh
Với logo Kzak phía dưới góc phải cũng được cách điệu in trên tờ giấy và găm bởi đinh ghim, vì bản thân hình vẽ và tác phẩm đều mang tính nghệ thuật cao nên từng chi tiết dù nhỏ cũng phải được chăm chút.
Hiệu ứng nền chuyển màu cũng là vấn đề “đau đầu”, vì súng phun airbrush chỉ làm mảng nhỏ, trong khi độ lan chuyển màu là khối mảng lớn. Phải làm nhiều lần, phải đi đều tay thì mới mang lại kết quả độ chuyển màu mềm mại và tự nhiên
Với khung nền bản nhạc hay bút tích nếu trên nền đỏ mà xịt lên lớp sơn màu nâu thì sẽ không ra màu được, người họa sĩ phải phủ sơn trắng lên, sau đó mới làm hiệu ứng cũ cho bản nhạc, phải nghiên cứu rất kỹ vì nếu làm sai 1 công đoạn thôi thì tác phẩm cũng sẽ mất đi 1 phần vẻ đẹp của nó
Mặc dù đã theo dõi sát sao và cẩn thận trong từng nét bút nhưng sai sót vẫn xảy ra. Họa sĩ Văn Tùng - người thực hiện tác phẩm - hiểu nhầm ý tưởng thiết kế của Đức Hải, đã vẽ một vòng tròn lên (vì anh Tùng tưởng tượng nó là chiếc đĩa CD) nhưng khi đưa vào bố cục sẽ bị phá vỡ cách sắp xếp bản nhạc và nền chuyển. Vì vậy phải xóa bỏ và làm lại cái nền đó.
Không thể tẩy, cũng không thể xóa vì bao nhiêu công sức bỏ ra, và cách khắc phục là dùng loại giấy ráp 2000 đánh cho mờ vết đĩa CD rồi pha sơn nền đỏ, làm lại hiệu ứng, và chỉ trong vòng 120 phút, lỗi đã được sửa xong và hiệu ứng nền đã được hoàn thành sau đó
Sau khi ý tưởng cho capô trước đã tạm ổn, những nghệ sĩ của Kzak lại phải suy nghĩ về ý tưởng làm cho nắp capô sau. Tìm hiểu về Trịnh Công Sơn, Hải có được 3 bút tích rất hay của ông. Do đó Hải quyết định sẽ đưa 3 bút tích của ông lên khuôn hình là 3 cuộn giấy cuộn tròn lâu ngày mở ra.
Hải cho biết thêm: “Mình design cái ý tưởng này mất 3 hôm, nhưng vẫn không biết làm sao cho độc đáo và nghệ thuật. Một đêm suy nghĩ mãi, mở máy và tới 5 giờ sáng thì hoàn tất. Gặp anh Sơn chiều hôm đó và được sự đồng ý luôn.”
Và sau đó, 3 bút tích của Trịnh Công Sơn được những người họa sĩ của Kzak vẽ lên nắp capô sau.
Chân dung của Trịnh cũng được đưa vào bằng những nét đơn giản, đủ hình tượng được người nhạc sĩ tài hoa này
Sau 3 tuần, công việc đã xong, Autopro được may mắn đi cùng nhạc sĩ Trương Lê Sơn lên xưởng vẽ Kzak để nhận xe. Có lẽ một chút mong ngóng nên chúng tôi lên khá sớm.
Những người thợ còn đang đánh bóng, hoàn tất những khâu cuối cùng.
Và rồi, cũng tới lúc lắp 2 capô lên xe.
Bằng tất cả sự đam mê với khối óc sáng tạo cộng thêm sự mến mộ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Kzak và nhạc sĩ Trương Lê Sơn đã làm nên một bộ áo mới cho chiếc xe. Chiếc xe không chỉ là một vật có giá trị lịch sử, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Vậy là chiếc xe đã khoác lên mình “Diễm Xưa”, nghệ thuật và cái tình của người nghệ sĩ.
Xin mời các bạn cùng ngắm lại chiếc xe với áo mới:
Hoạ sĩ chính thực hiện "khoác áo" cho Fiat: Văn Tùng (phải)
Chiếc xe cùng toàn bộ ê kíp Kzak tại TP.Hồ Chí Minh
(Xin cảm ơn sự giúp đỡ của nhạc sĩ Trương Lê Sơn, sự cộng tác của Đào Đức Hải và chi nhánh Kzak tại thành phố Hồ Chí Minh www.kzak.net)
Theo AutoPro