Hạng D
15/2/14
3.450
6.445
113
<h1>Gắn thanh giằng trên ô tô để làm gì?</h1>

(TBKTSG Online) - Nếu đã từng xem qua những chiếc xe đua bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của vô số ống kim loại từ cabin, phía dưới gầm, khoang động cơ, khoang hành lý… Tất cả hệ thống khung kim loại này được gọi là thanh giằng với chức năng làm tăng độ vững chắc của thân xe và triệt tiêu những rung lắc gây hại cho khung xe trong quá trình vận hành.

54af1_thanhgiang.jpg


Hình mô phỏng các thanh giằng được gắn trên xe - Ảnh: Ultraracing

Thân xe kết nối với các bánh xe thông qua hệ thống treo mà cụ thể là 4 giảm sóc tại 4 bánh xe. Khi chịu tác động từ mặt đường, hoặc tiếp nhận sự điều khiển đột ngột từ hệ thống lái, 4 giảm sóc này di chuyển riêng biệt với nhau. Có những trường hợp chúng tạo ra lực tác dụng trái chiều nhau, làm cho khung xe bị uốn cong hay vặn mình, gây ảnh hưởng đến khả năng vận hành. Các thanh giằng sẽ kết nối các đỉnh của hệ thống giảm sóc, hoặc giữa các vị trí quan trọng cần phải cường lực của thân xe.
Mỗi loại thanh giằng đều có chức năng và cách lắp đặt khác nhau. Dưới đây là những loại thanh giằng phổ biến nhất, đã được sử dụng trên một số dòng xe ở Việt Nam.


1. Thanh giằng trước (Front strut bar) và thanh giằng dưới (Lower arm bar)
Strut-bar-before-done1.gif



Trước khi lắp thanh giằng trước và thanh giằng dưới khi vào góc cua - Ảnh: Gosafety


Thanh giằng trước thường kết nối 2 đỉnh giảm xóc hai bên với nhau. Một trong những nhiệm vụ của thanh giằng trước là chia đều lực tác động cho hai bánh xe. Khi vào cua gấp, lực tác động sẽ dồn vào một bên và bên còn lại sẽ có xu hướng nảy lên, tạo ra hiện tượng rất nguy hiểm là lật xe.
Nhưng nếu sử dụng thanh giằng trước, việc một bên giật nảy lên là rất khó do đã được nối liền với bên còn lại. Ngoài ra, thanh giằng trước còn hạn chế hiện tượng văng bánh sau (Oversteer) khi vào cua. Hiện tượng này thường xảy ra với các xe dẫn động cầu sau. Thanh giằng trước sẽ làm cho phần đầu xe vững hơn, gắn kết chắc chắn hơn với thân xe và giảm bớt phần biến dạng giữa thân trước và thân sau.
Thanh giằng trước chỉ liên kết hai đỉnh đầu phuộc và kết nối phía trên ở hai bên. Tuy nhiên, phần phía dưới bao gồm các bộ phận quan trọng như các tay đòn, trục lái vẫn rất hay bị biến dạng do phải vào cua gấp, thay đổi biên độ đột ngột do mặt đường…
Do đó, thanh giằng dưới ra đời nhằm gia cố độ chắc chắn cho hệ thống treo, nhất là phần phía dưới trục bánh xe. Thanh chống lắc còn giảm thiểu hiện tượng uốn cong khung xe, giảm biên độ biến dạng của các tay đòn và giúp cho xe vào cua tốt hơn ở tốc độ cao.
Strut-bar-after-done1.gif


Sau khi lắp thanh giằng trước và thanh giằng dưới khi vào góc cua - Ảnh: Gosafety2. Thanh chống lắc trước (Anti-Roll Bar)
without-arb-done.gif


Trước khi gắn thanh chống lắc trước - Ảnh: Gosafety

Tương tự như thanh giằng trước, thanh chống lắc cũng có nhiệm vụ là cân bằng lực tác động ở hai bên của xe, giúp cho 4 bánh xe luôn áp xuống mặt đường và hạn chế tối đa khả năng lật xe. Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa thanh chống lắc và thanh giằng dưới chính là cách lắp đặt. Nếu như thanh giằng dưới kết nối hệ thống treo ở hai bên thì thanh chống lắc lại được kết nối vào phía dưới của hai giảm xóc.
with-arb-done.gif


Sau khi gắn thanh chống lắc trước - Ảnh: Gosafety3. Thanh cố định (Fender bar )

fender-bar-before.gif


Trước khi lắp thanh cố định - Ảnh: Gosafety

Phần khung xe phía trước thường được thiết kế để chịu những tác động theo phương thẳng đứng thông qua hai giảm xóc. Tuy nhiên, có những trường hợp phần đầu thân xe không chỉ tác động theo phương thẳng đứng. Chằng hạn như khi tăng tốc hay thắng gấp, phần đầu thân xe có xu hướng dãn ra hay nén lại. Hoặc là khi cua gấp, đi qua đường gồ ghề… khung xe gần như bị uốn cong hoặc xóc mạnh. Do đó, thanh cố định ra đời để làm cho phần khung xe phía trước cứng cáp hơn và chịu các lực tác động theo duy nhất phương thằng đứng thông qua giảm sóc.
fender-bar-after.gif


Sau khi lắp thanh cố định - Ảnh: Gosafety4. Thanh chống dưới khung gầm (Side Lower Bar)

side-lower-bar-before.gif


Trước khi lắp thanh chống dưới gầm - Ảnh: Gosafety


Trên các đoạn đường xấu, khung gầm trung tâm thường bị ép cong với các mức độ khác nhau bởi việc chuyển trọng lượng giữa trước và sau. Khi lắp thanh chống dưới khung gầm sẽ ổn định được việc chuyển trọng lượng giữa trước và sau, đồng thời cũng giảm thiểu thiệt hại từ các tác động bên.

side-lower-bar-after.gif


Sau khi lắp thanh chống dưới gầm - Ảnh: Gosafety

Hiện nay các loại thanh giằng đã được bán tại Việt Nam tại nhiều showroom về linh kiện ô tô. Tuy nhiên, rất ít hãng chuyên về thanh giằng có nhà phân phối hay văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Nhãn hiệu đang được khách hàng tin dùng hiện nay là Ultra Racing, được phân phối qua công ty KTC Si & Trading. Không chỉ có rất nhiều loại thanh giằng khác nhau, Ultra Racing còn có đầy đủ sản phẩm dành riêng cho các dòng xe phổ biến tại Việt Nam như Toyota Innova/Yaris/Fortuner, Kia Forte/Koup/Carens/Morning, Honda Civic, Chevrolet Captiva/Cruze…
Giá cho nguyên bộ sản phẩm phụ thuộc vào từng dòng xe, nhưng biến động trong khoảng từ 9 -17 triệu đồng. Có lẽ với những chiếc xe thường xuyên được sử dụng trong đô thị thì số tiền trên là không cần thiết. Nhưng nếu bạn thường xuyên có những chuyến đi xa hoặc thường xuyên chạy xe ở tốc độ cao, thì bạn nên trang bị chúng để cải thiện khả năng vận hành cho chiếc xe của mình.
Nguồn: Gosafety và KTC-racing
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
15/2/14
3.450
6.445
113
Đúng ra bài này post ở mục khác. Nhưng em post ở đây để các anh đang đi các "cụ già" E46 có thông tin tham khảo thêm. Các xe đời cao thì có sẳn, riêng các cụ già thì chưa có.
Với điều kiện đường xá dập dìu như ở VN, có cần thiết phải gắn cái strut bar ?

Em đã tham khảo nhiều link, đây là 2 link ví dụ :
http://www.otofun.net/threads/206993-strut-bar-co-nen-lam
http://www.otosaigon.com/forum/Choixongxu-do-cay-Strut-bar-da-test-thanh-cong-moi-cac-bac-vao-chem-m8328514.aspx

Riêng em thì sau 2 ngày nghiên cứu all thông tin thì em đã quyết định nếu sau này có tiền thì em sẽ gắn strut bar cho xe em.
30.gif


Giả sử nếu hỏi cụ khoaimì nhờ tư vấn có nên lắp thì em nghĩ cụ í sẽ trả lời là nên. Vì thấy web cụ í có bán cái này.
19.gif

 
Last edited by a moderator:
Hạng D
15/2/14
3.450
6.445
113
E46 hình như có sẳn Lower arm bar , nên chỉ cần lắp thêm strut bar cho vửng hệ thống lái là an toàn. Còn đít có lắc thì kệ nó, khỏi lắp mấy thanh phía sau.
36.gif

 
Hạng B2
2/12/10
437
335
63
cubibmw nói:
E46 hình như có sẳn Lower arm bar , nên chỉ cần lắp thêm strut bar cho vửng hệ thống lái là an toàn. Còn đít có lắc thì kệ nó, khỏi lắp mấy thanh phía sau.
36.gif


Bác nói chính xác đó, mình cũng gắn thêm strut bar thôi ^_^

 
Hạng D
15/2/14
3.450
6.445
113
thienngtk nói:
E nghĩ ko cần, trừ khi bác chạy cua ở tốc độ cao liên tục :D
Không phải chỉ cua tốc độ cao mới có tác dụng . Nó còn hiệu quả khi anh đi đường bên cao bên thấp như điện biên phủ, hoặc dằn sốc như cao tốc NVL. Sốc ổ gà hay cán đá lớn + cây gổ thanh ... nếu strut bar đở bị văng lái hơn. Xe của anh E90 bữa show thì có sẳn òi nên khỏe cái thai. Chỉ tội những xe già E46 tụi em.:p
 
Hạng C
23/12/13
513
527
93
F30 thì có sẵn chưa các bác nhỉ? Nếu chưa có thì em cũng muốn gắn thử xem thế nào hihihi... Vì hay đi xa mà em lại thích đạp ga nhiều...
 
Hạng D
5/12/13
2.445
2.194
113
Xe e cũng chưa có gắn lun...bữa nào rủ nhau mua 1 lần lun cho rẻ...