Status
Không mở trả lời sau này.
20/3/15
398
3.482
93
Nguy cơ bong bóng bất động sản khi tiền ồ ạt chảy vào

Ngân hàng Nhà nước cho biết kể cả giai đoạn khó khăn nhất, thị trường bất động sản đóng băng thì tín dụng ngân hàng rót cho lĩnh vực bất động sản chưa từng giảm.

Cụ thể, dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản tăng 14% năm 2012, tăng 15,4% năm 2013, tăng 19,3% năm 2014 và đến năm 2015 tăng 26%. Tính đến cuối năm 2015, dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản (BĐS) đạt 393 nghìn tỷ đồng, tăng gần 26% so với cuối năm 2014.

Nếu tính cả đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho lĩnh vực bất động sản thì tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng cho lĩnh vực bất động sản là 478 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,3% tổng dư nợ và chiếm 22,2% tổng dư nợ trung, dài hạn.

Lưu ý bong bóng bất động sản

Ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cho rằng tín dụng đầu tư và kinh doanh bất động sản tăng 28,3% so với năm 2014.

Đây là con số khá lớn và tập trung vào sửa chữa và mua nhà ở và khu vực đô thị. Và con số này cũng tạo ra những cảnh báo, thực tế Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành nhất là Ngân hàng nhà nước lưu ý đến việc có tạo ra thị trường bất động sản bong bóng trong tương lai hay không.

Theo ông Phước, Ngân hàng nhà nước chắc chắn sẽ điều chỉnh lại tỉ lệ về sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tới đây sẽ là 40% thay vì mức 60% như hiện nay.

Ông Phước cho rằng để đảm bảo chất lượng tín dụng cũng như ngăn chặn rủi ro cho thị trường tài chính, tín dụng bất động sản cần phải được điều chỉnh lại, con số tín dụng trong năm 2015 tăng tới 28,3% cũng là cảnh báo cho nền kinh tế chúng ta.

"Tuy nhiên, tôi cho rằng cũng không phải quá lo sợ về việc tín dụng bất động sản này đâu. Đương nhiên, các chính sách phản ứng đầy đủ, kịp thời là cần thiết, nhưng 4 năm vừa rồi khi thị trường bất động sản đóng băng thì có sự dịch chuyển vốn sang bất động sản là do lãi suất thấp" Ông TRƯƠNG VĂN PHƯỚC

Vì sao tín dụng không chảy vào khu vực khác?

Lý giải tín dụng ồ ạt vào bất động sản mà lại không chảy vào sản xuất kinh doanh, trao đổi với TTO, ông Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho rằng tín dụng không chảy vào sản xuất kinh doanh thì phải đặt câu hỏi là người ta có vay hay không.

Vì vay để phục vụ sản xuất kinh doanh trong bối cảnh lãi suất cho vay cao như hiện nay thì chi phí vốn sẽ lớn khiến người ta không vay.

Liệu có điều kiện hạ lãi suất cho vay được hay không khi mà 55% vốn ngắn hạn được cho vay trung và dài hạn, trong đó chủ yếu lại đổ vào kinh doanh bất động sản?

Ông Ánh cho rằng lãi suất cho vay có giảm được hay không là phụ thuộc vào lãi suất huy động. Khi lãi suất huy động tăng thì lãi suất cho vay khó kéo xuống được.

Thêm nữa, tín dụng tăng trưởng hay nói dễ hiểu là ngân hàng vẫn cho vay được thì ngân hàng dại gì phải hạ lãi suất cho vay. Tín dụng trung và dài hạn tăng cao là nợ xấu bị tạm thời chìm đi, còn cho vay ngắn hạn thì nợ xấu sẽ ra ngay.

Bản thân khách vay mạnh dạn vay vì không nhìn rủi ro trước mắt. Còn ngân hàng cũng được lợi vì khi cho vay được, tín dụng tăng lên thì vẫn tính là tài sản có của ngân hàng.

Do đó, ngân hàng vẫn hạch toán lợi nhuận. Chính vì quan hệ cung cầu như vậy, nên lãi suất cho vay không hạ mà lại còn tăng là như thế.

Đừng thấy lãi suất cao thì lại đổ dồn tiền vào Bình luận về việc tín dụng trung dài hạn tăng trưởng trên 55%, trong khi mức tăng huy động của nguồn vốn này chỉ là 10%, TS kinh tế Vũ Thị Lợi cho rằng những con số này nói lên nguy cơ tiềm ẩn về thanh khoản, rủi ro lãi suất của các ngân hàng.

TS Vũ Thị Lợi nhận định nguồn vốn huy động của ngân hàng trong thời gian tới có thể sẽ gặp những khó khăn nhất định bởi người dân sẽ cân nhắc để chuyển tiền đầu tư vào lĩnh vực khác khi lãi suất tiền gửi thấp, các lĩnh vực đầu tư khác lại đang chào mời.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong đánh giá đến nay, gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng vẫn là sự lựa chọn của nhiều người dân vì độ an toàn cao hơn các hoạt động đầu tư kinh doanh.

Năm 2015, khi ba ngân hàng được mua lại với giá 0 đồng thì quyền lợi của người dân vẫn được đảm bảo. Do đó, việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng vẫn là một kênh cho người dân lựa chọn. Nếu ngân hàng có phá sản đi chăng nữa thì tiền gửi của người dân vẫn an toàn vì đã có bảo hiềm tiền gửi.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong khuyến cáo không nên chạy theo lãi suất cao vì theo kinh nghiệm, bên nào huy động với lãi suất càng cao thì càng có nguy cơ tiềm ẩn về mặt tài chính.

“Người dân vẫn có thể chọn gửi tiền nhưng đừng thấy bên nào huy động lãi suất cao thì lại đổ dồn tiền vào bên ấy”, chuyên gia Nguyễn Minh Phong chia sẻ.

Theo Lê Thanh-An Nhiên
Tuổi Trẻ
 
DSG confirmed
Hạng C
13/11/13
709
571
93
sao thớt này anh phèo toàn cốp và pát không vậy :)
 
20/3/15
398
3.482
93
Giá nhà tại Trung Quốc tăng nhanh nhất trong vòng 2 năm qua

" Theo NBS, các thành phố loại một như Thâm Quyến, Thượng Hải và Bắc Kinh vẫn là những nơi có giá nhà tăng mạnh nhất, với các mức tăng lần lượt là gần 57%, gần 21% và xấp xỉ 13%."
http://m.diaoconline.vn/tin-tuc/bat...c-tang-nhanh-nhat-trong-vong-2-nam-qua-i59093

Trung quốc thì những thành phố lớn loại một: thẩm quyến, thượng hải, bắc kinh là tăng mạnh nhất.
ở xứ vịt thì những thành phố lớn loại một: Hà Nội, Tp HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ. Nếu như có tăng thì cũng tập trung vào những tỉnh thành này thôi, trong đó Tp HCM vẫn luôn là vị trí dẫn đầu.
 
Hạng C
28/6/13
996
1.282
113
HCM
Kinh tế chỗ nào phát triển mạnh nhất thì bất động sản chỗ ấy tăng mạnh thôi. Đất lành chim đậu, mà chim đậu nhiều thì chỗ đậu nó ngày càng chật chội ắt chim phải trả một cái giá cao hơn để có chỗ đậu vậy :D
 
Tập Lái
29/12/15
0
377
88
http://vietstock.vn/2016/03/cac-ong...hay-dua-tang-lai-suat-huy-dong-757-463390.htm
21/03/2016 | 09:57
Các “ông lớn” ngân hàng cũng chạy đua tăng lãi suất huy động

Các “ông lớn” ngân hàng Vietcombank, BIDV và VietinBank đều tăng lãi suất huy động, trong đó VietinBank khá mạnh tay trong việc tăng lãi suất tại các kỳ hạn dài.

Cụ thể, Vietcombank (VCB) tăng lãi suất huy động 0.2% đối với kỳ hạn 2 tháng lên 4.8%, kỳ hạn 3 tháng lên 5% và 6 tháng lên 5.4%. Các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tại Vietcombank đều tăng lên mức 6.5% (trước đó, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng là 6%, từ 24-60 tháng là 6.2%).

Còn tại VietinBank (CTG), tăng mạnh nhất là lãi suất huy động kỳ hạn 12-24 tháng tăng từ 6% lên 6.8%, kỳ hạn 364 ngày từ 6.1% lên 6.8%. Một số các kỳ hạn khác có mức tăng 0.3% như kỳ hạn 3-6 tháng lên 5.5%, 6-9 tháng lên 5.8%, kỳ hạn 24-36 tháng tăng lên 6.8%, riêng kỳ hạn 9-12 tháng tăng 0.2% lên 5.8%, kỳ hạn dài nhất trên 36 tháng vẫn giữ nguyên lãi suất 7%.

Cũng như VietinBank, BIDV (BID) tăng lãi suất huy động khoảng 0.3%, trong đó kỳ hạn 3 tháng tăng lên 5.5%, kỳ hạn 6-9 tháng lên 5.8%, kỳ hạn 12-18 tháng lên 6.8%, còn lại lãi suất kỳ hạn 24 tháng tăng từ 6.8% lên 7%, kỳ hạn 36 tháng tăng từ 6.8% lên 7.2%. Bảng lãi suất này áp dụng từ ngày 19/03 thay cho mức trước đó vào ngày 02/03.

Mới đây áp dụng bảng lãi suất mới kể từ ngày 16/03, ABBank cũng tăng lãi suất huy động từ 0.1-0.3%, trong đó kỳ hạn 3 tháng tăng từ 5.1% lên 5.3%, 6 tháng tăng từ 5.7% lên 6% và kỳ hạn 12 tháng tăng từ 6.9% lên 7%.

Riêng VPBank giảm lãi suất huy động tại hầu hết các kỳ hạn áp dụng từ ngày 15/03, trong đó kỳ hạn 1-4 tháng tháng giảm 0.4-0.5% xuống 4.7-5%, các kỳ hạn còn lại đều giảm 0.1% so với biểu lãi suất cũ áp dụng từ ngày 02/02 xuống mức 6.1-7.2%./.
 
Tập Lái
29/12/15
0
377
88
Sài Gòn lắp dải phân cách, người đi bộ có vỉa hè riêng

08:15 PM - 22/03/2016
Để chống tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, cũng như tạo hẳn đường đi riêng cho người đi bộ trên vỉa hè, UBND P.1, Q.5 TP.HCM đã lắp đặt thí điểm dải phân cách thu được hiệu quả cao.
Theo ghi nhận dải phân cách dài khoảng 500 m (trên đại lộ Võ Văn Kiệt), được lắp đặt trên phần vỉa hè, sát với mép đường. Có chiều cao khoảng 1,3 m, kéo dài từ bệnh viện Nhiệt đới và đến hết phần đất của bệnh viện Tâm thần TP.HCM (từ đường Ngô Nhân Tịnh đến Chu Văn An).
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}

Dải phân cách này được lắp đặt song song với đường Võ Văn Kiệt, Q.5 - Ảnh: Phạm Hữu{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bà Nguyễn Thị Bạch Yến, Chủ tịch UBND P.1, Q.5 cho biết, để giải quyết triệt để tình trang buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, phường đã có đề xuất cùng với Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn nghiên cứu bàn bạc triển khai. Mục đích nhằm tạo được hành lang vỉa hè thông thoáng, người đi bộ đi đúng trong khuôn viên có sẵn.
Theo bà Yến, nhiều người thường hay đi bộ dưới lòng đường giờ sẽ đi vào trong và tránh được tai nạn có thể diễn ra. Song song đó còn có thể tạo thành hàng rào ngăn cách tránh tái diễn cảnh chiếm vỉa hè buôn bán.
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}

Người dân đi bộ khá dễ dàng - Ảnh: Phạm Hữu{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

“Dải phân cách đã lắp đặt được 10 ngày, những phương án thiết kế và lắp đặt chúng tôi được tài trợ hoàn toàn từ Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn. Bên cạnh đó cùng phối hợp với bệnh viện Nhiệt đới về phương án lập bãi giữ xe bên trong bệnh viện, phát triển dịch vụ buôn bán như căn tin để người dân được thuận tiện mua đồ, không phải ra ngoài mua gây mất trật tự”, bà Yến nói.
Bà Yến cho biết thêm, lực lượng thanh tra đô thị phải túc trực 24/24 để tránh tình trạng người dân lại tụ tập buôn bán. Những ngày đầu triển khai, phường cũng gặp nhiều phản đối từ chính những người dân buôn bán vì đụng đến chén cơm của họ. Nhưng UBND phường 1 đã tuyên truyền vận động, cương quyết dẹp tình trạng trên.
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}

Dải phân cách được lắp đặt dài khoảng 500 m (trên đường Võ Văn Kiệt), được lắp đặt trên phần vỉa hè, sát với mép đường - Ảnh: Phạm Hữu{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong thời gian sắp tới, UB phường sẽ lắp đặt thêm camera quan sát tình hình buôn bán lấn chiếm lề đường. Nếu có ai tái phạm thanh tra đô thị sẽ chạy đến xử lý ngay không phải chốt trực tại chỗ như hiện nay. Đây là phương án đầu tiên được thí điểm trên địa bàn quận 5.
Phạm Hữu

[BCOLOR=#ffcc00]Nhà mặt phố trung tâm sắp tới sẽ thế nào các bác nhỉ ? [/BCOLOR]
 
  • Like
Reactions: chí phèo thời @
20/3/15
398
3.482
93
Sài Gòn lắp dải phân cách, người đi bộ có vỉa hè riêng

08:15 PM - 22/03/2016
Để chống tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, cũng như tạo hẳn đường đi riêng cho người đi bộ trên vỉa hè, UBND P.1, Q.5 TP.HCM đã lắp đặt thí điểm dải phân cách thu được hiệu quả cao.
Theo ghi nhận dải phân cách dài khoảng 500 m (trên đại lộ Võ Văn Kiệt), được lắp đặt trên phần vỉa hè, sát với mép đường. Có chiều cao khoảng 1,3 m, kéo dài từ bệnh viện Nhiệt đới và đến hết phần đất của bệnh viện Tâm thần TP.HCM (từ đường Ngô Nhân Tịnh đến Chu Văn An).

[xtable=skin1|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}

Dải phân cách này được lắp đặt song song với đường Võ Văn Kiệt, Q.5 - Ảnh: Phạm Hữu{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bà Nguyễn Thị Bạch Yến, Chủ tịch UBND P.1, Q.5 cho biết, để giải quyết triệt để tình trang buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, phường đã có đề xuất cùng với Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn nghiên cứu bàn bạc triển khai. Mục đích nhằm tạo được hành lang vỉa hè thông thoáng, người đi bộ đi đúng trong khuôn viên có sẵn.

Theo bà Yến, nhiều người thường hay đi bộ dưới lòng đường giờ sẽ đi vào trong và tránh được tai nạn có thể diễn ra. Song song đó còn có thể tạo thành hàng rào ngăn cách tránh tái diễn cảnh chiếm vỉa hè buôn bán.

[xtable=skin1|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}

Người dân đi bộ khá dễ dàng - Ảnh: Phạm Hữu{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
“Dải phân cách đã lắp đặt được 10 ngày, những phương án thiết kế và lắp đặt chúng tôi được tài trợ hoàn toàn từ Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn. Bên cạnh đó cùng phối hợp với bệnh viện Nhiệt đới về phương án lập bãi giữ xe bên trong bệnh viện, phát triển dịch vụ buôn bán như căn tin để người dân được thuận tiện mua đồ, không phải ra ngoài mua gây mất trật tự”, bà Yến nói.

Bà Yến cho biết thêm, lực lượng thanh tra đô thị phải túc trực 24/24 để tránh tình trạng người dân lại tụ tập buôn bán. Những ngày đầu triển khai, phường cũng gặp nhiều phản đối từ chính những người dân buôn bán vì đụng đến chén cơm của họ. Nhưng UBND phường 1 đã tuyên truyền vận động, cương quyết dẹp tình trạng trên.

[xtable=skin1|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}

Dải phân cách được lắp đặt dài khoảng 500 m (trên đường Võ Văn Kiệt), được lắp đặt trên phần vỉa hè, sát với mép đường - Ảnh: Phạm Hữu{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong thời gian sắp tới, UB phường sẽ lắp đặt thêm camera quan sát tình hình buôn bán lấn chiếm lề đường. Nếu có ai tái phạm thanh tra đô thị sẽ chạy đến xử lý ngay không phải chốt trực tại chỗ như hiện nay. Đây là phương án đầu tiên được thí điểm trên địa bàn quận 5.

Phạm Hữu

[BCOLOR=#ffcc00]Nhà mặt phố trung tâm sắp tới sẽ thế nào các bác nhỉ ? [/BCOLOR]
Nhà mặt tiền giá nó cao nhờ giá trị thương mại. Người ta chấp nhận mua giá cao vì nó đẻ ra được nhiều tiền. Nếu nhà ai mặt tiền mà bị chơi cái rào chắn thía thì bo tay, nhà mặt tiền cũng như nhà mặt...hậu.
 
  • Like
Reactions: Vịt còi
Status
Không mở trả lời sau này.