Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng C
25/10/07
620
9
18
42
Dong Hoa Co.,Ltd
www.liqui-moly.vn
10 năm trước em đã nghe bàn về khan hiếm nhiên liệu nhưng thấy xa vời lắm, giờ lại thấy nó gần tới nơi mất rồi, mai đây những gì liên quan đến xăng đều ngỏm hêt. giờ sản xuất xe ngựa chắc là thức thời!!!
 
Hạng D
9/5/09
3.410
16.482
113
Tối nay quỡn nên em viết ý kiến của em về giá xăng thế này, các bác xem được không nhé.

Đầu tiên, nói thẳng một điều là tác động trực tiếp đến việc xăng tăng giá đến túi tiền của OS member là ... MUỖI (bình quân 60l x 900d x 4 tuần = VND216k mọt tháng). Tuy nhiên, điều mà tất cả mọi người, trong đó có cả em đều e ngại là một hiệu ứng khoa học được chiết xuất từ ca dao tục ngữ VN có tên "tát nước theo mưa" hay hình tượng hơn một chút là "nước lên thuyền lên" :D Nói nôm na là xăng tăng giá thì... hầu hết các mặt hàng khác đều tăng và.... tăng mạnh hơn chính giá xăng! Tại sao lại có điều này???

Bỏ qua các nguyên nhân quen thuộc thuộc phạm trù vĩ mô có liên quan đến nhiều yếu tố chính chị chính em đi kèm với sự ngu dốt và tham lam như hệ thống quản lý, phân phối điều hành rối như canh hẹ của tất cả các mặt hàng thiết yếu trong xã hội, chúng ta phải xét đến một yếu tố khác nữa đối với việc quản lý giá xăng, đó là .... KỲ VỌNG! Tương tự như lạm phát kỳ vọng mà chúng ta đều nghe đến nhàm lỗ tai mỗi khi đến kỳ điều chỉnh lương cơ bản!

Việc xăng tăng giá mỗi đợt từ 500-2000d, tương ứng với 2%-10% thì thật sự không thấm vào đâu so với tỉ lệ lạm phát thực hàng năm ở nước ta nói chung, chưa tính tới sự tăng giá của các mặt hàng chính yếu! Xawng dầu, nhiều lắm cũng chỉ chiếm 20-25% tổng giá thành sản phẩm từ khâu sản xuất đến phân phối. Tuy nhiên, mỗi khi nó tăng giá 5-10% thì giá cả các mặt hàng thiết yếu như thức ăn, vận chuyển và dịch vụ thì tăng ngay theo với mức phổ biến 10-20%. Nghe như là một nghịch lý nhưng đó là điều đã và đang xảy ra.

Vậy làm sao để tránh được điều này một cách tạm thời, trong khi nhà cầm quyền chưa tìm ra một phương cách toàn vẹn để thay đổi hệ thống quản lý thị trường/giá cả và những biến động liên tục của giá dầu trên thế giới là có thể thấy được trong hoàn cảnh chiến tranh leo thang ở trung đông ?? Theo cá nhân em là....đừng để việc tăng giá xăng trở thành một sự kiện/đề tài nóng bỏng của toàn xã hội nữa. Giá xăng cũng sẽ tăng, nhưng điều cần thiết là phải để mọi người cảm thấy việc đó ....bình thường như cân đường hộp sữa thôi! Nhưng bằng cách nào đây????
Thứ nhất, các bác lờ đờ nhà ta hãy thôi lên báo phun lời vàng ngọc về giữ giá xăng ổn định, vì các bác không phải là vua của Arab Saudi hay thái tử của Oman, để mà quyết định trữ lượng dầu xuất ra mỗi ngày!
Thứ hai, hệ thống thông tin báo chí cũng hãy thôi bơm vá về giá xăng này nọ để câu khách hay đi phỏng vấn mấy cu đầu to óc quả nho bên cục quản lý giá BTC nữa. Hãy để cho dân đen chúng em được bình yên mà làm quen với việc xăng tăng giá. Rảnh quá thì cứ đi săn bưởi bòng hay hình hót gơ post lên trang nhất cho tụi em xả xì chét là được rồi.
Thứ ba, liên bộ TC và CT cũng hãy thôi áp giá hời hợt trên mỗi lít xăng mà phải điều hành tổng thể giá xăng của toàn bộ các đơn vị phân phối như một bản nhạc hay có cả nốt bổng và nốt trầm. Hôm nay chú Petrolimex bán giá cao thêm 200d nhưng em PV Oil hay Comeco thì thấp hơn 300d so với tiêu chuẩn. Ngày mai ngày kia các chú lại đổi vai khi bên thăng bên giáng. Thử hỏi đang chạy trên đường mà bình xăng nó báo nhấp nháy thì có dám cố thêm vài km để kiếm cây xăng rẻ hơn không? ?? Cứ thế lập nên cái ma trận giá xăng vói Gam Sol Trưởng cho bà con nó mụ người đi, đek biết lúc nào tăng lúc nào giảm cho ...tiẹt luôn cái kỳ vọng về lạm phát ăn theo giá xăng! như thế dân đen chúng em sẽ đỡ khổ trong lúc các bác Lờ Đờ sáng ngời đi tìm một giải pháp toàn diện cho nền kinh tế (hy vọng trước lúc tỉ giá VND và Zimbabwe dollar là 10 ăn 1). :(

Mở rộng ra hơn, Nhà nước nhìn ra vấn đề là an ninh năng lượng rất quan trọng về cả kinh tế, chính trị và xã hội, do đó phải có chính sách quản lý chặt chẽ về cả khối lượng và giá bán! Điều này đúng với một nền kinh tế quản lý tập trung và bao cấp nhưng không còn phù hợp khi nó nằm trong một nền kinh tế thị trường. Đặc biệt khi mà nhà nước không còn đủ khả năng, cả về tài chính và mệnh lệnh hành chính, để đảm bảo việc điều tiết này! Chúng ta đều biết thâm hụt ngân sách hàng năm lớn thế nào, dự trữ ngoại tệ và cán cân thanh toán ẹ đến đâu, cùng việc các nhóm lợi ích và tổng công ty tập đoàn đang chi phối toàn bộ nền kinh tế đến mức nào thì có chăng, việc thả nổi giá xăng theo quy luật thị trường là một tất yếu không thể tránh khỏi???? Nhưng vấn đề là sự kiện nào, điều kiện nào sẽ là còi báo lệnh cho việc này? Cái này em mời các bác bàn luận giúp em. :D
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.