Hạng B2
5/2/07
106
22
18
Dừng, đậu xe ra sao?
TT - Thời gian gần đây, liên tục có nhiều bạn đọc ở TP.HCM phản ảnh bị phạt khi đậu xe trên vỉa hè, dừng xe, đậu xe dưới lòng đường. Vậy hiện nay quy định về vấn đề này ra sao?

Điểm được phép đậu xe trên đường Cao Bá Quát (Q.1, TP.HCM) - Ảnh: Tiến Thành Ông Lê Hồng Việt - phó chánh thanh tra Sở Giao thông vận tải TP.HCM - cho biết:
- Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, trên đường phố (gồm lòng đường và vỉa hè) nơi nào có biển cấm dừng, cấm đậu thì không được dừng, đậu xe. Việc dừng xe ở đây được hiểu là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết, đủ để cho người lên xuống hoặc xếp dỡ hàng hóa hay thực hiện công việc khác. Khi dừng, xe không được tắt máy và lái xe không được rời vị trí tay lái. Còn đậu xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian, sau khi đậu xe, lái xe được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn.
Theo quy định, đối với ôtô phải cho xe dừng, đậu xe trên phố sát lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình, bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, vỉa hè quá 25cm và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Ngoài ra, không được dừng xe, đậu xe tại các vị trí bên trái đường một chiều, trên đoạn đường cong, trên cầu, gầm cầu vượt...
Hiệu lực “cấm” của biển báo cấm dừng xe và đậu xe hoặc biển cấm đậu xe được hiểu là bắt đầu từ chỗ đặt biển đến ngã ba, ngã tư tiếp theo hoặc đến vị trí quy định nơi đậu xe, dừng xe. Nếu đoạn đường “cấm” quá dài, cơ quan chức năng có thể cắm thêm biển cấm đặt giữa để nhắc lại đoạn đường “cấm” (không bắt buộc). Trường hợp qua ngã ba, ngã tư hoặc giao lộ tiếp theo không có biển cấm thì các phương tiện được dừng, đậu xe.

Ông Lê Hồng Việt * Việc dừng xe để nghe điện thoại khi đang chạy trên đường cũng phải thực hiện theo các quy định cấm dừng, đậu xe như trên?
- Việc dừng ôtô hoặc xe máy để nghe điện thoại phải chấp hành quy tắc giao thông, dừng xe ở những nơi không có biển cấm dừng, cấm đậu và không gây cản trở giao thông.
* Nhiều người dân cho biết họ đậu xe trên vỉa hè không có biển cấm vẫn bị cơ quan chức năng lập biên bản, xử phạt?
- Về nguyên tắc, vỉa hè chỉ dành cho người đi bộ, không được đậu xe trên vỉa hè, vì đậu xe như vậy sẽ ảnh hưởng đến các công trình ngầm dưới vỉa hè và chiếm hết lối đi dành cho người đi bộ. Tuy nhiên hiện trên địa bàn TP.HCM, nhất là ở các khu vực trung tâm, còn thiếu chỗ đậu xe, nên cơ quan chức năng cho phép sử dụng một phần lòng đường để đậu xe có thu phí hoặc sử dụng vỉa hè làm nơi giữ xe gắn máy (nhưng bắt buộc phải có giấy phép tạm thời sử dụng vỉa hè của UBND quận huyện). Tại các quán ăn, cửa hàng mà phía trước có vỉa hè rộng thì được cấp phép sử dụng vỉa hè nhưng phải dành tối thiểu 1,5m cho người đi bộ (một số quận huyện có kẻ vạch cho phép sử dụng một phần).
* Thưa ông, không ít người dân thắc mắc một số hành vi vi phạm của họ bị cơ quan chức năng xử phạt cao hơn quy định. Ví dụ theo quy định chỉ xử phạt 100.000 đồng nhưng thực tế họ bị phạt gấp đôi. Điều này căn cứ vào đâu?
- Nghị định số 34 của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 20-5-2010) cho phép áp dụng thí điểm đối với một số vi phạm trong khu vực nội thành tại các đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và TP.HCM). Nếu vi phạm một trong số những hành vi áp dụng riêng trong khu vực nội thành của các loại đô thị đặc biệt sẽ bị phạt cao hơn so với người vi phạm ở khu vực ngoại thành.
Thời gian thí điểm theo quy định trên là ba năm kể từ ngày nghị định 34 có hiệu lực thi hành.

Một số vi phạm bị phạt gấp đôi
- Người lái ôtô dừng xe không sát lề đường, vỉa hè, cách xa lề đường, vỉa hè quá 25cm: nếu vi phạm ở ngoại thành thì mức phạt từ 100.000-200.000 đồng. Nhưng nếu vi phạm khu vực nội thành thì mức phạt từ 600.000-1.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong 30 ngày.
- Trường hợp người lái ôtô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông: nếu vi phạm ở ngoại thành thì mức phạt từ 600.000-800.000 đồng, nhưng nếu vi phạm khu vực nội thành thì mức phạt từ 1.000.000-1.400.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 30 ngày...
 
Hạng D
11/1/11
2.356
2.413
113
Earth
haianh67 nói:
Dừng, đậu xe ra sao?
TT - Thời gian gần đây, liên tục có nhiều bạn đọc ở TP.HCM phản ảnh bị phạt khi đậu xe trên vỉa hè, dừng xe, đậu xe dưới lòng đường. Vậy hiện nay quy định về vấn đề này ra sao?

Điểm được phép đậu xe trên đường Cao Bá Quát (Q.1, TP.HCM) - Ảnh: Tiến Thành Ông Lê Hồng Việt - phó chánh thanh tra Sở Giao thông vận tải TP.HCM - cho biết:
- Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, trên đường phố (gồm lòng đường và vỉa hè) nơi nào có biển cấm dừng, cấm đậu thì không được dừng, đậu xe. Việc dừng xe ở đây được hiểu là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết, đủ để cho người lên xuống hoặc xếp dỡ hàng hóa hay thực hiện công việc khác. Khi dừng, xe không được tắt máy và lái xe không được rời vị trí tay lái. Còn đậu xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian, sau khi đậu xe, lái xe được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn.
Theo quy định, đối với ôtô phải cho xe dừng, đậu xe trên phố sát lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình, bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, vỉa hè quá 25cm và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Ngoài ra, không được dừng xe, đậu xe tại các vị trí bên trái đường một chiều, trên đoạn đường cong, trên cầu, gầm cầu vượt...
<span style=""color: #ff0000;"">Hiệu lực “cấm” của biển báo cấm dừng xe và đậu xe hoặc biển cấm đậu xe được hiểu là bắt đầu từ chỗ đặt biển đến ngã ba, ngã tư tiếp theo hoặc đến vị trí quy định nơi đậu xe, dừng xe</span>. Nếu đoạn đường “cấm” quá dài, cơ quan chức năng có thể cắm thêm biển cấm đặt giữa để nhắc lại đoạn đường “cấm” (không bắt buộc). Trường hợp qua ngã ba, ngã tư hoặc giao lộ tiếp theo không có biển cấm thì các phương tiện được dừng, đậu xe.

Ông Lê Hồng Việt * Việc dừng xe để nghe điện thoại khi đang chạy trên đường cũng phải thực hiện theo các quy định cấm dừng, đậu xe như trên?
- Việc dừng ôtô hoặc xe máy để nghe điện thoại phải chấp hành quy tắc giao thông, dừng xe ở những nơi không có biển cấm dừng, cấm đậu và không gây cản trở giao thông.
* Nhiều người dân cho biết họ đậu xe trên vỉa hè không có biển cấm vẫn bị cơ quan chức năng lập biên bản, xử phạt?
- Về nguyên tắc, vỉa hè chỉ dành cho người đi bộ, không được đậu xe trên vỉa hè, vì đậu xe như vậy sẽ ảnh hưởng đến các công trình ngầm dưới vỉa hè và chiếm hết lối đi dành cho người đi bộ. Tuy nhiên hiện trên địa bàn TP.HCM, nhất là ở các khu vực trung tâm, còn thiếu chỗ đậu xe, nên cơ quan chức năng cho phép sử dụng một phần lòng đường để đậu xe có thu phí hoặc sử dụng vỉa hè làm nơi giữ xe gắn máy (nhưng bắt buộc phải có giấy phép tạm thời sử dụng vỉa hè của UBND quận huyện). Tại các quán ăn, cửa hàng mà phía trước có vỉa hè rộng thì được cấp phép sử dụng vỉa hè nhưng phải dành tối thiểu 1,5m cho người đi bộ (một số quận huyện có kẻ vạch cho phép sử dụng một phần).
* Thưa ông, không ít người dân thắc mắc một số hành vi vi phạm của họ bị cơ quan chức năng xử phạt cao hơn quy định. Ví dụ theo quy định chỉ xử phạt 100.000 đồng nhưng thực tế họ bị phạt gấp đôi. Điều này căn cứ vào đâu?
- Nghị định số 34 của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 20-5-2010) cho phép áp dụng thí điểm đối với một số vi phạm trong khu vực nội thành tại các đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và TP.HCM). Nếu vi phạm một trong số những hành vi áp dụng riêng trong khu vực nội thành của các loại đô thị đặc biệt sẽ bị phạt cao hơn so với người vi phạm ở khu vực ngoại thành.
Thời gian thí điểm theo quy định trên là ba năm kể từ ngày nghị định 34 có hiệu lực thi hành.

Một số vi phạm bị phạt gấp đôi
- Người lái ôtô dừng xe không sát lề đường, vỉa hè, cách xa lề đường, vỉa hè quá 25cm: nếu vi phạm ở ngoại thành thì mức phạt từ 100.000-200.000 đồng. Nhưng nếu vi phạm khu vực nội thành thì mức phạt từ 600.000-1.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong 30 ngày.
- Trường hợp người lái ôtô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông: nếu vi phạm ở ngoại thành thì mức phạt từ 600.000-800.000 đồng, nhưng nếu vi phạm khu vực nội thành thì mức phạt từ 1.000.000-1.400.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 30 ngày...
nếu như vậy thì ta đậu xe trước chổ đặt biển cấm được không các bác?
 
Hạng D
23/11/11
1.864
13
0
Được nếu như trước khi đến biển báo đó hong có biển báo nào khác cấm Bác đậu và ngay tại đó hong có giao lộ gì hết....và xe Bác biển số đỏ và xanh thì thoải mái....hihi.
 
F1 confirmed
Hạng D
30/6/04
1.425
371
83
HCMC
Đường 1 chiều, bên trái là bờ kè (như đường Hoàng Sa hay Trường Sa chẳng hạn). Khi dừng xe để sát lề đường phiá bờ kè thì có bị phạt ko nhỉ ???
Em hay đậu xe như vậy uông càfê (mỗi lần hơn 1h) nhưng chưa bị hỏi thăm nên hỏi các bác để tránh mât tiền ngu....
 
Hạng D
25/2/11
1.764
1.421
113
47
F1 nói:
Đường 1 chiều, bên trái là bờ kè (như đường Hoàng Sa hay Trường Sa chẳng hạn). Khi dừng xe để sát lề đường phiá bờ kè thì có bị phạt ko nhỉ ???
Em hay đậu xe như vậy uông càfê (mỗi lần hơn 1h) nhưng chưa bị hỏi thăm nên hỏi các bác để tránh mât tiền ngu....
phạt 800.000đ :), giam bằng lái 30 ngày.
NĐ 34, điều 8 khoản 2 điểm g) Dừng xe, đỗ xe tại các vị trí: bên trái đường một chiều;
 
Hạng F
12/9/10
6.651
45.017
113
48
Bà Tó
Quá rõ ràng .
Nhưng....cái gì cũng có chữ nhưng :D

Những đoạn đường không có biển cấm , mà vỉa hè với lòng đường không có ngăn cách ( chưa có đá vỉa ).....rất dễ bị nữa trên , nửa dưới......PHẠT .
 
Chi Hội Trưởng S.O.S
8/1/11
21.497
168.716
113
13
tp HCM
trenduonggiobui.wordpress.com
F1 nói:
Đường 1 chiều, bên trái là bờ kè (như đường Hoàng Sa hay Trường Sa chẳng hạn). Khi dừng xe để sát lề đường phiá bờ kè thì có bị phạt ko nhỉ ???
Em hay đậu xe như vậy uông càfê (mỗi lần hơn 1h) nhưng chưa bị hỏi thăm nên hỏi các bác để tránh mât tiền ngu....
Cách đậu xe này rất chi là ... phản cảm!
33.gif