Hạng C
24/8/06
732
85
18
53
HN
www.excite.com
Trời mưa lũ, đường ngập lụt đôi khi làm các ô tô bị hỏng hóc. Để phòng tránh, chúng tôi có một bài viết về kinh nghiệm phòng tránh ngập nước cho ô tô du lịch của Đội cứu hộ 116.
Đôi khi những cơn mưa có lượng mưa lên đến hơn 100ml gây quá tải đối với hệ thống cống thoát nước đã gây ngập úng nhiều điểm ở Hà Nội, hầu hết những tuyến đường giao thông chính tại Hà Nội đều bị tê liệt. Các điểm ngập xuất hiện ở nhiều nơi như: Trần Hưng Đạo - Phan Chu Chinh, Nguyễn Khuyến - Quốc Tử Giám - Cao Bá Quát, Liên Trì - Nguyễn Gia Thiều, Quang Trung - Trần Quốc Toản, Điện Biên Phủ -Nguyễn Tri Phương, Ngã 5 Bà Triệu - Nguyễn Du, Bùi Ngọc Dương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng, Khu vực Ga Hà Nội, Huỳnh Thúc Kháng - Láng Hạ - Thái Hà... Chỗ nào cũng thấy ô tô nổi bập bềnh, lái xe mở nắp cabom hí hoáy bất lực​
Ngap%20lut%201.jpg

Một chiếc Taxi đang được Cứu hộ khỏi chỗ ngập
Qua kinh nghiệm nhiều năm cứu hộ các xe ngập nước, Đội cứu hộ 116 thấy các xe hỏng rất đa dạng như Toyota, Ford, Mitsubhishi, Mercedes, Daewoo, Mazda, BMW… còn loại xe thì nhiều nhất là xe 5 chỗ, loại 7 chỗ ít hơn, cũng có loại 16 đến 24 chỗ và có cả xe tải. Nguyên nhân hầu hết do bị nước tràn qua ống hút khí nạp của động cơ, một số bị chập điện, một số do đỗ chỗ trũng bị nước ngập vào xe, cá biệt có chiếc bị hỏng do thùng xăng chứa đầy… nước!


Ngap%20lut%202.jpg

Ảnh một chiếc Mercedes E240 đang tháo bầu lọc gió trong chứa đầy nước

Thiệt hại thì khủng khiếp, chiếc nào may mắn và chủ xe có kinh nghiệm thì chỉ sửa chữa nhanh là dùng được, chiếc nào kém may hơn thì phải tháo máy thay biên và piston. Nặng nề nhất phải kể đến BMW và Mercedes , có chiếc phải thay máy và toàn bộ hệ thống điện, nếu là E240, S500, S350 xoàng cũng phải chi ngót 200 triệu một chiếc mới đảm bảo tiêu chuẩn của Mercedes.​


Ngap%20lut%203.jpg

Nội thất chiếc Ford bị tháo tung để đem đi tân trang lại do bị ngập nước
Nước cực kỳ nguy hiểm nhưng trớ trêu xe ô tô của bạn không phải được thiết kế để lội nước. Nước rất có hại với các ổ bi, ổ bạc dưới gầm xe, ảnh hưởng đến máy đề, máy phát điện, các cánh quạt, các linh kiện điện, các cảm biến, hộp điều khiển rất dễ hỏng, nước làm giảm hiệu lực của côn - ly hợp, phanh.​

Ngap%20lut%204.jpg
Mô phỏng quá trình nước bị hút vào động cơ và bị nén

Nếu mức nước cao sẽ bị hút vào đường hút gió (khí nạp) của máy và làm máy hỏng, nhẹ thì cong biên, nặng thì hỏng trục cơ, vỡ block máy. Đây chính là hiện tượng thuỷ kích, khi máy vận hành bình thường, các piston đang lao lên ép hỗn hợp khí nạp với tốc độ khoảng 1000 vòng/phút, do hỗn hợp khí nạp đã bị nước chiếm chỗ và vì nước không chịu nén nên chính lực ép này đã tạo phản lực làm biến dạng cong các tay biên và piston, khi tay biên cong quá sẽ bị gẫy, đoạn gẫy này sẽ chọc thủng thành động cơ phá huỷ máy xe của bạn.​

Ngap%20lut%205.jpg

Chiếc biên thứ 2 còn tương đối thẳng, trong khi 3 chiếc còn lại đã bị nước làm cong,
chiếc thứ 4 đã sắp gãy.
Vì vậy bạn phải hiểu rõ đầu ống hút gió của xe bạn ở vị trí nào để phòng tránh. Khi trời mưa to nên để xe nơi cao, nếu phải dùng xe thì chọn các tuyến đường ít ngập. Khi bắt buộc phải lội nước, nếu mức nước cao trên trục láp là mức nguy hiểm, nên tắt công tắc AC – Điều hoà, đi số 1, chạy đều ga ở mức độ vừa phải, giữ cho nổ tròn máy, đi thật chậm và ra hiệu cho xe ngược chiều cùng đi chậm tránh tạo sóng cao. Nếu nước cao đến giữa Padeshock thì tốt nhất là tắt máy, đẩy xe qua nơi nguy hiểm, rồi kiểm tra bầu lọc gió xem có nước vào không. Sau khi khởi động xe và đi, nhớ đạp nhẹ rà phanh một lúc cho má phanh khô để cho phanh có hiệu lực như bình thường. Với những xe có ống hút cao thì bạn vẫn phải cẩn thận vì nước có thể chui qua các lỗ thông khí trên vỏ cầu xe, trên thân máy làm hỏng dầu bôi trơn gây thiệt hại về sau. Còn đơn giản hơn là nước sẽ lọt qua các lỗ dưới sàn xe làm ướt nội thất, chập các linh kiện điện tử lắp dưới sàn.​

Ngap%20lut%206.jpg

Nếu không may xe bị chết máy thì tuyệt đối không tìm cách khởi động lại, nên rút chìa khoá điện, đẩy xe lên chỗ cao phòng tránh bị sóng nước do xe khác chạy làm trôi dạt và gọi Cứu hộ 116 ngay. Với mỗi xe khác nhau thì việc xử lý sự cố sau khi ngập nước cũng khác nhau, lời khuyên đúng đắn nhất là đừng nên tìm cách tự sửa nếu các bạn không có chuyên môn kỹ thuật. Bạn nên tháo càng sớm càng tốt dây nối với bình ắc qui, gọi về hãng xe của bạn để tìm người tư vấn hoặc đơn giản hơn bạn gọi cứu hộ 116, thông báo rõ loại xe và tình trạng bị ngập để được tư vấn cách không bị thiệt hại thêm cũng như các việc cần thiết nếu xe bạn có mua bảo hiểm. Các kỹ sư và kỹ thuật viên cũng tư vấn đánh giá mức độ hư hỏng, tìm garage sửa xe phù hợp cho bạn.​
ST​
Cơn mưa lớn kỷ lục, kéo dài từ 1h30 ngày 31/10, khiến hàng loạt phố tại Hà Nội chìm trong biển nước. Như thường lệ, xe máy, ôtô là những nạn nhân. Nhiều tài xế dù biết phía trước bị ngập nhưng vẫn cố vượt qua, khiến xe chết máy.
ANH_7187.jpg
Lò dò đi qua "sông" ngã tư Nguyễn Tri Phương - Điện Biên Phủ.
ANH_7218.jpg
Chiếc Toyota Yaris "liều" vượt qua biển nước Nguyễn Khuyến. Khi cố gắng đi qua chỗ ngập, các lái xe không để ý tới hốc hút gió nằm ngay trên lưới tản nhiệt. Nếu nước chui vào đó, đầu tiên nó sẽ làm xe chết máy. Sau đó, tài xế cố gắng đề nổ sẽ rất dễ dẫn tới "thảm cảnh" là hỏng động cơ mà đặc biệt là hỏng tay biên
Thaiha3.jpg
Chiếc thể thao đa dụng hạng sang Audi Q7 chết máy trên đường Thái Hà dù có gầm cao.
DSC_1723.jpg
Mondeo.jpg
DSC_1728.jpg
Chiếc Mondeo bị dải phân cách bao quanh gần trụ sở UBND phường Dịch Vọng.
DSC_1729.jpg
Hai "chiến binh" Honda Civic và Ford Mondeo chết cứng. Loại xe thường bị chết máy khi đi qua chỗ ngập nhất là dòng 5 chỗ do ống hút khí nạp nằm thấp. Chi phí để khắc phục không rẻ, khoảng 40-50 triệu đồng cho việc thay tay biên. Tồi tệ hơn là có thể phải thay cả động cơ.
cuuho.jpg
Xe cứu hộ cũng không thoát.


VnExpress.net
 
Hạng B2
20/2/08
448
1
16
Sài Gòn
www.atim.com.vn
Cám ơn bác Philong đã có lời khuyên quý báu. Nhiều người biết mà vẫn chết, có thể nói do nhiều hoàn cảnh khác nhau, hoặc khi xảy ra tình huống thực tế lại không nhớ bài.