groschien nói:Xin lỗi bác nhưng bác đã nhầm, trước khi đến DAC (digital-analogue converter) thì tín hiệu vẫn là digital, khi qua DAC thì theo cái tên của nó, tín hiệu digital trở thành analogue, nghĩa là tín hiệu âm thanh. Vì thế nên làm thế nào mà 2 lần DA được ạ?ophelina nói:@Groschien: "đầu phát digital em đã thử nhiều biện pháp tại nhà (trên cùng 1DAC) thì âm thanh đều cho ra khác nhau, phải nói là không nhỏ", chính xác là như vậy, vì âm thanh trước khi đi qua bộ phận khuếch đại âm thanh (Ampli/ Pre-Pow) đã qua 2 lần DA. Vì thiết bị nào cũng có DAC cả nhưng vấn đề chất lượng từng DAC khác nhau. Em test con Dune Max + DAC 1 của Audionote, chất âm nghe ngang của CD ngang tầm giá. Thành ra, đừng kỳ vọng nhiều chất âm của các thiết bị phát HD, Ipod...
Bác nói Dune Max + DAC 1 ngang với CD cùng tầm giá thì tùy mỗi người cảm nhận, cái này các diễn đàn âm thanh bàn mãi chưa hết. Ý em ở đây là: bác dùng 1 nguồn phát digital khác thay cho con Dune Max bằng 1 thiết bị khác tốt hơn (Macbook Pro chẳng hạn, bác dùng mini toslink) thì em chắc chắn với bác Dune không sánh bằng. Ý em ở topic này chỉ có vậy ạ. Hy vọng bác hiểu ý em!
Thực tế không có chuyện đầu phát digital thực hiện 1 lần convert DA sau đó thêm 1 lần DAC ở thiết bị ngoài nữa, tuy nhiên chuyện đầu phát digital này hay hơn đầu phát digital khác là có và để giải thích nguyên nhân các bác phải hiểu đầu phát digital hoạt động thế nào.
Đầu phát digital audio có thể là 1 cd player, hd player và các thiết bị khác.
Khi đầu phát chơi nhạc thì phải thực hiện công việc chính sau:
Bước 1: Đọc dữ liệu từ nguồn phát (CD, DVD, SD, USB...)
Bước 2: Giải mã hay giải nén thành PCM stream, bước này hoàn toàn không có sự khác biệt giữa các player rẻ tiền hay đắt tiền.
Bước 3: Xử lý 1 số hiệu ứng trên PCM stream này nếu có (chinh EQ, tăng level/volume...), bước này có thể cho sự khác biệt giữa các player do giải thuật xử lý các hiệu ứng khác nhau, tuy nhiên nếu bác chỉ thay đổi level/volume thì đây là giải thuật đơn giản, các player đắt hay rẻ gần như không có sự khác biệt.
Bước 4: Chuyển sang định dạng mới (có thể phải encode lại) để phù hợp với DAC/receiver hoặc môi trường truyền dẫn giữa Player và DAC/receiver (vd như play qua bluetooth phải encode lại để bitrate không vượt quá tốc độ truyền của BT)
Bước 5. Gửi dữ liệu cuối cùng sang DAC/receiver
Các bước thực hiện trên em chỉ tóm tắt để các bác hiểu chất lượng có thể bị ảnh hưởng ở đâu, có 1 trường hợp đăc biệt là khi các bác chọn chế độ pass-though với âm thanh AC3, DTS... thì player chỉ thực hiện bước 1 và 5 và chất lượng giữa các player hoàn toàn không khác nhau.
Như vậy các bác có thể thấy chủ yếu sự khác biệt giữa các player xảy ra ở bước 3,4 do phải xử lý trên PCM stream và mỗi giải player khác nhau thì có giải thuật khác nhau chứ hoàn toàn không liên quan đến chất lượng linh kiện (việc này tương tự như các bác dùng photoshop để xử lý hay đơn giản chỉ thay đổi khích thước hình ảnh thì cho ảnh đẹp hơn các bác làm công việc tương tự với phần mềm miễn phí).
Tuy nhiên nếu các bác chơi nhạc 16bit/44Khz (rip từ CD) bất kể lossless, lossy và không chỉnh những hiệu ứng phức tạp thì các player gần như không có sự khác biệt giữa các player vì khi chơi nhạc định dạng này thì các player không phải xử lý nhiều, chỉ decode rồi gửi PCM stream ra DAC thôi.
Riêng em, em cũng chơi lossless và em có thể yên tâm dùng iphone làm player, kết nối với HU bằng USB để gửi trực tiếp digital audio vào HU, lúc này HU làm chức năng DAC cho em chứ không phải iphone (em không nghĩ giải thuật xử lý âm thanh của các hãng làm player khác lại tốt hơn Apple đươc)