Hạng C
9/9/14
924
23.001
93
Nhảm, em ở riêng, ba má 2 bên còn đủ thì em có phải thờ ai đâu anh ?
Thờ tổ tiên, thờ ông địa, ... nhiều thứ để thờ mà. Như nhà em là 1 bàn thờ gia tiên, 1 bàn thờ ông bà nội, 1 bàn thờ thần tài thổ địa. Em thấy có nhà còn thêm bàn thờ Phật nữa.
 
Hạng C
3/12/07
842
4.855
93
CAN THO
Về Phập pháp thì không có quy định thờ phụng ra sao cho đúng. Chỉ quan trọng là tạo nhiều phước báo cho gia tiên là tốt.
Còn truyền thống văn hoá thì chỉ cần trang nghiêm. Con cháu thuận tiện nhan khói, hoa quả hàng ngày là tốt.
Còn mấy anh phong thuỷ thì phức tạp lắm!

Anh chọn trường phái nào? Rồi hãy tính. Chứ anh có làm thế nào cũng sẽ có thằng khác nhãy vô chê bao đủ thứ.
 
Hạng C
29/2/12
841
18.252
93
32
Thờ tổ tiên, thờ ông địa, ... nhiều thứ để thờ mà. Như nhà em là 1 bàn thờ gia tiên, 1 bàn thờ ông bà nội, 1 bàn thờ thần tài thổ địa. Em thấy có nhà còn thêm bàn thờ Phật nữa.
ảnh quan niệm
ai nuôi thì thờ
 
Hạng C
4/5/12
853
34.068
93
Thờ tổ tiên, thờ ông địa, ... nhiều thứ để thờ mà. Như nhà em là 1 bàn thờ gia tiên, 1 bàn thờ ông bà nội, 1 bàn thờ thần tài thổ địa. Em thấy có nhà còn thêm bàn thờ Phật nữa.
Tổ tiên ông bà thì bàn thờ để bên nhà ông già em rồi nên em ko có thờ thêm, Tết nhất đốt nhang ông bà ko phân thân về nhà nào đc sao :D
 
  • Like
Reactions: letamlove
Hạng B2
6/8/09
498
2.597
93
1 chủ đề rất hay và thiết thực, đến giờ em vẫn ghi chép ý kiến chia sẻ từ các bác !

Th eo đó 90% là ủng hộ gần con cháu, là trệt hoặc lầu 1 .

em rất mừng vì đa số quan điểm cũng giống em !.

tuy nhiên chúng ta vẫn tiếp tục chia sẻ thêm từ các bác khác nhé !


nếu có thể vd mặt bằng của em, em để vậy hay để sát vào cầu thang, các bác cho ý kiến nhé !
 
Hạng D
15/3/12
2.402
17.837
113
Đồng Nai
Tổ tiên ông bà thì bàn thờ để bên nhà ông già em rồi nên em ko có thờ thêm, Tết nhất đốt nhang ông bà ko phân thân về nhà nào đc sao :D
trước em cũng nghĩ như anh nhưng giờ nghĩ lại rồi bố mẹ anh thờ kg có nghĩa là anh kg phải thờ mà là anh thờ vọng tổ tiên vd ông bà đi ngang biết nhà con cháu mình mà ghé còn căn nhà anh ở có thổ công nên anh cần phải thờ thần

Bát hương, bốc bát hương và sử dụng bát hương. Với người Việt, trong gia đình nhà nào cũng có ban thờ và trong ban thờ một linh vật không thể thiếu được. Đó là bát hương hay bát nhang dùng để cắm cây hương sau khi đã thắp. Nhưng việc bốc bát nhang hay sắp đặt thế nào đâu phải ai cũng rõ.
Theo xem tử vi thì việc đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên phải theo một nguyên tắc nhất định của từng vùng. Bát nhang là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Bát nhang thờ là hình thức hội tụ tâm thức. Giống như một sợi dây vô hình để khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần linh, tổ tiên có thể chứng giám được lòng thành. Vì vậy bát nhang phải có sự phân chia riêng cấp bậc giữa "quan lại" và chúng dân.
ban-tho phunutoday.vn


Với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ và những cư dân gốc ở đây thường là đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn cho một ban thờ. Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì: bà tổ cô bên trái, thổ công chính giữa và gia tiên bên phải, Trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn. Theoxem bói thấy rằng nhiều nhà đặt quá nhiều bát hương trên ban thờ là không đúng cách, không tổ hợp được sức mạnh Tâm linh hoặc là, theo thời gian số người mất trong gia chủ tăng lên thì bàn thờ cỡ bao nhiêu để bày cho đủ số bát hương (cho Tổ tiên, Kị, Cụ, Ông Bà, Bố Mẹ, Bà Cô, Ông Mãnh...). Mặt khác cũng không được dán giấy ghi rõ bát hương nào thờ Thần, bát nào thờ Tổ tiên, bát nào thờ ai cụ thể. Bởi ghi như vậy là một việc làm trịnh thượng vô tình đã "phạm thượng" với bề trên: người trần, con cháu quy định cho chỗ đi về cho Thần linh và Tiên tổ.
Quy trình bốc bát hương
Bát hương vốn là vật vô tri (bằng sứ hay bằng đồng) chỉ sau khi thực hiện các thủ tục bốc bát hương thì bát hương đó mới có tác dụng làn vật cắm nhang khi thờ cúng. Nếu bát hương không được bốc đúng cách cũng giống như nhà không chủ. Khi đó Thần, Phật, Tổ tiên giáng lâm độ trì thì ma quỷ cũng chen chân theo để quấy phá gia chủ.
Khi mua bát hương cần chọn loại không có chữ Hán viết ở thành.
Đầu tiên khi mua một bát hương về thì phải rửa qua nước muối rượu gừng có pha chút nước hoa hay thả vào mấy cánh hoa hồng cho thơm để làm sạch những phần hữu hình rồi phơ cho khô hay đem xông trầm hương. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.
Sau đó lót ở đáy bát hương một mảnh giấy trang kim vàng (vừa để lót, vừa phòng các đồ yểm trong bát không bị cháy theo khi bát hương “hoá”).
ban-tho1 phunutoday.vn

Bát hương đã được làm đúng pháp là bát hương có cốt: Cốt bát hương có 7 thứ báu (Thất bảo) như vàng, bạc, ngọc, mã não, san hô,...Tối thiểu có 3 thứ: vàng, bạc, ngọc được bọc bởi 1 tờ giấy tráng kim dùng bút đỏ đã được làm phép chú bút, chú giấy, chú mực ghi một số chữ (do sư ghi, chữ thiên do các vị Thánh ngự ghế viết). Trong bát hương còn có tiền âm ("Ngũ Lộ Thần tài"), tiền dương màu đỏ mệnh giá mang số 5 (sinh) được gấp thành các chiếc thuyền nhỏ xếp xung quanh khối cốt thất bảo.

Sau đó đổ tro đốt bằng rơm nếp (hay trấu) mà ngày nay thướng có bán tại các hàng mã vào cho đầy, đứng cho cát vì cát nặng. Dùng trấu rất tốt bởi trấu bọc gạo là hạt ngọc của Trời, nó thanh sạch, cao quý.
Nhiều người còn dán ra ngoài bát hương ở chính diện, nơi in hình mặt trời có 2 con rồng chầu vào một mảnh giấy đỏ có viết chữ bằng mực Tàu tên của bát hương.
Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông, Tiên Gia tùy theo môn phái của Thày để an vị Bát hương. Khi làm phép lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng; cắm 9 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác. Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và theo hướng bàn thờ và Bát hương chính ở vị trí giữa (so với 2 cạnh bên bàn thờ).
Chỉ khi hoàn thành các công đoạn này thì bát hương mới chính thức được đưa vào sử dụng làm vật thờ cúng và mới có đủ linh lực. Khi bát hương đã bốc xong, gia chủ phải dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp. Trong cả một năm tiến hành việc cũng lễ với nhiều ngày giỗ chạp,kỵ nhật, gia chủ phải cần thiết dọn dẹp sạch sẽ, sắp xếp để ban thờ luôn gọn gang. Tuyệt đối không được xê dịch bát hương, bài vị đã được yên vị từ trước. Bởi người xưa quan niệm rằng nếu dịch chuyển bát hương, thần linh, gia tiên sẽ bị kinh động, không tốt cho gia chủ
Chúng ta sẽ đặt 3 bát nhang với sơ đồ vị trí như sau:
Vị trí bát nhang:

Chúng ta bố trí bát hương thờ Thổ Công cao nhất ở giữa, 2 bát hương còn lại thấp hơn, chúng ta mua đế bát hương ở tiệm bán đồ thờ cúng. Việc hiểu đúng về vị trí các bát hương trong ban thờ giúp chúng ta khấn sao cho đúng, hiện nay mình biết có nhiều bạn đang nhầm lẫn vị trí giữa các bát hương. Khi thắp hương chúng ta cũng thắp hương bát hương Thổ Công trước nhé các bạn, rồi đến Gia Tiên và bà Tổ Cô. Khi khấn chúng ta cũng khấn Thổ Công trước,
Khi chọn bát hương thì bát hương
Thổ Công bạn chọn loại to hơn 1 chút nhé (đường kính 20cm, 22cm, 24cm), còn bát hương gia tiên và bát hương thờ bà Tổ cô thì đường kính tầm 18cm là đẹp, chọn loại bát hương không có chữ Tầu nhé, ta là người Việt mà, mình thích loại dầy men trắng như trong hình trên nhìn nó sáng sủa, còn có 1 loại men hơn xanh 1 chút đáy thắt hơi mỏng hơn 1 chút.
Ban thờ theo truyền thống bạn có thể chọn ban thờ bằng gỗ mít, hiện nay có một số người dùng gỗ đinh hương rất thơm. Hiện nay dân thường dùng án gian thờ rất đẹp, tiện lợi và hợp với nội thất của gia đình. Thường thì người Bắc mình kiêng làm động bát hương, còn người Nam thì không kiêng, vì vậy văn hóa của từng vùng miền chúng ta hãy tôn trọng nhé.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo
 
  • Like
  • Wow
Reactions: bomong and Sweety