Hạng D
1/11/09
3.151
2.179
113
37
Bình Dương
Chả là em vừa đi xin cấp giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia để chuẩn bị cho chuyến du lịch cá nhân đến Campuchia bằng cách tự lái xe mình.
Tuy nhiên, có một vấn đề như thế này:
- Nếu như chỉ xin cấp giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia cho xe cá nhân (không kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách) thì KHÔNG ĐƯỢC CẤP. Lý do mà cơ quan chức năng đưa ra là: Theo Khoản 3, Điều 4, Chương I của Thông tư 39/2015/TT-BGTVT thì xe thuộc sở hữu cá nhân (không kinh doanh vận tải, hành khách) không thuộc đối tượng xe "phi thương mại". Nên, Sở GTVT không cấp phép.

Trích:
"Điều 4. Quy định đối với phương tiện (Thông tư 39/2015/TT-BGTVT)
1. Phương tiện của Việt Nam thực hiện Hiệp định là phương tiện có Giấy đăng ký phương tiện và biển số do cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp. Phương tiện bao gồm phương tiện thương mại và phương tiện phi thương mại.
2. Phương tiện thương mại bao gồm:
a) Xe vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch: có từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái xe);
b) Xe taxi: có 05 chỗ ngồi (kể cả người lái xe);
c) Xe vận tải hàng hóa: xe tải, xe đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc đi theo đầu kéo. Xe tải hoặc xe đầu kéo nối với rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được tính là một xe.
3. Phương tiện phi thương mại không quá 09 chỗ ngồi (kể cả người lái xe) bao gồm:
Xe công vụ thuộc quyền sử dụng của các cơ quan, tổ chức gồm:
Xe của các cơ quan trung ương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ;
Xe của các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Việt Nam;
Xe của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, đoàn thể, các tổ chức sự nghiệp ở trung ương và địa phương;
b) Xe do người ngoại quốc tự lái: phương tiện sử dụng bởi người có hộ chiếu của nước thứ ba cấp (hộ chiếu không phải của Việt Nam hoặc Campuchia);
c) Xe cứu hỏa, xe cứu thương.

4. Phương tiện thương mại phải được gắn thiết bị giám sát hành trình, có niên hạn sử dụng và có phù hiệu, biển hiệu theo quy định hiện hành.
5. Phương tiện khi xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu phải chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu theo quy định pháp luật của mỗi Bên ký kết."


Thế nhưng, nếu như xin cấp giấy phép liên vận Campuchia - Lào - Việt Nam - Campuchia (CLV) cho xe cá nhân (không kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách) thì ĐƯỢC CẤP. [BCOLOR=#ffffff]Vì tại Điểm b, Mục 2, Điều 3 của Thông tư 63/2013/TT-BGTVT có quy định rõ: Phương tiện cơ giới phi thương mại bao gồm cả xe ô tô chở người dưới 9 (chín) chỗ và xe bán tải (pick-up) đi với mục đích cá nhân.[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]Trích:[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]"[/BCOLOR]Điều 3. Giải thích từ ngữ: (Thông tư 63/2013/TT-BGTVT)
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phương tiện cơ giới thương mại (sau đây gọi tắt là xe thương mại): là xe ô tô dùng để kinh doanh vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, bao gồm xe ô tô, xe ô tô đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo ô tô và xe máy chuyên dùng lưu thông trên đường bộ có giấy đăng ký phương tiện và biển số do cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp.
2. Phương tiện cơ giới phi thương mại (sau đây gọi tắt là xe phi thương mại): là xe ô tô của tổ chức, cá nhân có giấy đăng ký phương tiện và biển số do cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp hoạt động qua lại biên giới Campuchia - Lào - Việt Nam không vì mục đích kinh doanh vận tải, cụ thể bao gồm:
a) Xe ô tô của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã trong nước và quốc tế đicông tác, tham quan, du lịch;
b) Xe ô tô chở người dưới 09 (chín) chỗ và xe bán tải (pick-up) đi với mục đích cá nhân;
c) Xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe cứu hộ, xe thực hiện sứ mệnh nhân đạo;
d) Xe ô tô, xe ô tô đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô và xe máy chuyên dùng thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã vận chuyển phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trên lãnh thổ Campuchia, Lào.
3. Vận tải quá cảnh: là hoạt động vận chuyển người và hàng hóa qua lãnh thổ của một Bên ký kết, điểm bắt đầu và kết thúc hành trình nằm ngoài lãnh thổ Bên ký kết đó.
4. Vận tải liên quốc gia: là hoạt động vận chuyển người và hàng hóa qua lãnh thổ của ít nhất hai Bên ký kết, điểm bắt đầu và kết thúc hành trình không nằm trên lãnh thổ của một Bên ký kết.
5. Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định."

Vậy, điều trái ngược gì đang xảy ra?
Thông tư 39 ban hành vào năm 2015 trong khi lại việc dẫn các căn cứ từ năm 1998 và 2005.
Trong khi đó, Thông tư 63 ban hành năm 2013 lại căn cứ vào các văn bản giữa các bên vào năm 2013.
Theo tìm hiểu, Biên bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Cam pu chi, Cộng hòa dân chù nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 cũng đã căn cứ vào Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ký ngày 01 tháng 6 năm 1998 (Hiệp định mà thông tư 39 căn cứ). Do sai sót của các anh làm công tác tham mưu văn bản quy phạm pháp luật của Bộ GTVT nên mới lòi ra cái thông tư 39 này?


Link:

Thông tư 63/2013/TT-BGTVT: http://mt.gov.vn/Images/FileVanBan/63_2013_tt_bgtvt.PDF
Thông tư 39/2015/TT-BGTVT: http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn bn php lut/view_detail.aspx?itemid=30675
Biên bản ghi nhớ 3 nước: file:///C:/Users/User/Downloads/ban%20ghi%20nho%20viet%20lao%20cam_54.pdf
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
14/11/08
1.907
561
113
Biên Hoà
Ko hiểu luôn? Nếu xin giấy VN-Lào-Cam thì được đi từ VN-Cam ko hay phải qua Lào rồi mới về cam? Chi cho mấy bác bên sở là được tuốt
 
  • Like
Reactions: nttanmam
Hạng C
18/2/13
566
320
63
Kết quả cuối cùng sao bác chủ ? Em hóng vì có ý định đi Cam đây!
 
  • Like
Reactions: nttanmam
Hạng D
1/11/09
3.151
2.179
113
37
Bình Dương
Kết quả cuối cùng sao bác chủ ? Em hóng vì có ý định đi Cam đây!
Phải xin giấy liên vận 3 nước.

Cái mà em muốn nói ở đây là sự vô lý của thông tư 39/2015/TT-BGTVT.
Và câu hỏi đặt ra là do trình độ cán bộ tham mưu kém, cẩu thả hay lý do gì dẫn đến mâu thuẫn này?
 
Hạng C
6/8/12
805
499
93
TpHCM
Bác tranthienminh oi,
Ne71u bắt bẻ câu chữ trong mấy cái thông tư, nghị điịnh thì có mà nói cả đời. Nhớ lần đầu em đi xin Giấy liên vận, chỉ ghi là Việt Nam-Campuchia cũng nhận dđc câu trả lời là:"Chỉ làm giấy liên vận CLV, nếu muốn chỉ làm Việt Nam-Cam thì liên hệ với Tổng Cục Đường Bộ VN" pótay luôn á. Thế là để cho nhanh em ghi luôn cả cửa khầu Lào vèo, thế là ok.
 
Hạng D
15/12/15
1.502
1.322
113
44
Trường hợp mấy anh grab , uber chạy xe 4 chỗ ,7 chỗ muốn có giấy phép đó thì làm sao các bác , trong khi quy định xe thương mại là từ xe 10 chỗ ngồi trở lên
 
  • Like
Reactions: nttanmam
Hạng F
16/7/15
6.356
26.926
113
Phải xin giấy liên vận 3 nước.

Cái mà em muốn nói ở đây là sự vô lý của thông tư 39/2015/TT-BGTVT.
Và câu hỏi đặt ra là do trình độ cán bộ tham mưu kém, cẩu thả hay lý do gì dẫn đến mâu thuẫn này?
lỗi đánh máy nhé anh; copy & paste thiếu chút xíu thôi mà :D :D
văn bản nhà nước mà không ra cái thể thống gì ... thì...

mà nn qui đinh lắt léo, cấp phép khó khăn như vậy để làm gì vậy mấy anh?
trong khi tụi trung qq thì tha hồ chạy vô nước ta... !?!?!?!
 
Hạng B1
14/8/06
93
23
8
Mấy bác cho em hỏi, nếu em tự lái xe đi bằng xe của người nhà (người đứng tên xe không đi cùng) thì thủ tục xin giấy phép Liên vận và Tạm xuất-Tái nhập ở cửa khẩu sẽ như thế nào ạ ?
Cám ơn các bác.
 
Hạng F
1/6/15
5.526
29.169
113
Là do chính phủ của 2 nước VN và CPC luôn, khi tham gia ký tay ba VN-Lào-CPC vào năm 2013 đều đã không nhớ là mình đã ký tay đôi hai lần vào năm 1998 và 2005, lúc đó hoặc là phải hủy hai cái tay đôi kia, hai là cái tay ba phải phù hợp cái tay đôi, mà chắc lâu quá nên quên :D