Hạng B2
12/11/05
211
19
18
10 triệu là đúng giá rồi đó, he he.
Em nghĩ Bác làm một cái bán tự động thôi, bổ rẻ, đáp ứng yêu cầu thực tế, cầu kỳ quá sẽ lãng phí, khi nào Bác mất điện 5 phút thì thiệt hại US$1000 thì Bác mới nên bỏ 1000 mỹ để làm bộ ATS giá 10 triệu VNĐ trở lên.
1. Bác mua 2 contactors, chọn loại tiếp điểm có dòng đáp ứng được công suất Bác cần (1KVA-220VAC dòng chừng 5A, cứ thế bác nhân lên tính chọn tiếp điểm, 3 pha thì nhân 3 CS 1 pha). so sánh hén, loại contactor 1 pha (2 cực) mà giá cao thì bác mua cái 3 pha, về mình dùng 2 cực thôi, lắm khi vẫn rẻ hơn, dễ mua hơn, sang hơn.
2. Phần động lực, đầu vào các contactors Bác đấu về hai phía, điện lưới và máy phát. Đầu ra Bác đấu chập tương ứng vào nhau 4 cực thành 2 cực rồi kéo ra đấu vào tải.
3. Cuộn dây của contactor 1- điện lưới, bác đấu 1 đầu vào dây nóng của nguồn lưới, đầu còn lại của cuộn dây đấu nối tiếp với tiếp điểm phụ thường đóng của contactor 2- máy phát điện rồi nối với dây N của nguồn điện lưới. Vậy khi có điện lưới contactor 1 tự đóng sẽ đóng, nhà Bác dùng điện lưới.
4. Cuộn dây của contactor 2, 1 đầu đấu vào dây nóng nguồn máy phát, đầu còn lại mắc nối tiếp với tiếp điểm thường đóng của contactor 1, rồi đấu vào N của nguồn máy phát. Khi có điện máy phát và mất điện lưới thì contactor 2 sẽ được đóng và nhà Bác dùng điện máy phát.
5. Bác mua 1 rơle thời gian cơ khí, loại khi mất điện thì 1 tiếp điểm sẽ chập lại trong 1 thời gian mình chỉnh định để làm mạch đề máy phát. Đấu rơle thời gian vào nguồn điện lưới, tiếp điểm thì đấu song song với công tắc đề máy phát. Ví dụ Bác chỉnh định 3s, vậy khi điện lưới mất, tiếp điểm duy trì đóng trong 3s = bác nhấn nút đề của máy phát 3s, nếu máy đề nổ được thì contactor 2 sẽ tự động đóng (contactor 1 sẽ bị contactor 2 khóa bằng tiếp điểm thường đóng), nhà bác dùng điện máy phát. nếu máy đề không nổ sau 3s, máy sẽ k bị đề nữa, nhà bác mất điện, do máy phát đề không nổ.
6. Bác dùng 1 rơle thời gian tương tự mục 5 để phát hiện điện lưới có lại, đầu ra của role đấu song song với nút stop máy phát. có điện lưới, sau thời gian Bác chỉ định VD=2 phút, tiếp điểm sẽ đóng lại, nút stop máy phát bị nhấn, máy phát tắt, contactor 2 tắt, contactor 1 sẽ tự đóng lại vào điện lưới, nhà Bác có điện lưới lại.

Vậy mỗi khi đổi điện, Bác chỉ chú ý xem nó chuyển đổi tự động, OK thì thôi, nếu mất điện thì Bác can thiệp bằng cơm, đấu khống chế vậy sẽ không bao giờ bị cháy nổ do chập nguồn giữa điện lưới và máy phát điện.

Nếu ngại mua rơle thời gian, thì bác bỏ đi mục 5 và 6, cứ cúp điện Bác cứ đến máy phát và nhấn nút đề máy, máy đề được Bác sẽ có điện, k cần phải làm gì thêm. Khi có điện lưới, Bác đến máy phát và nhất nút stop, nhà Bác sẽ quay lại dùng điện lưới, không cần phải làm gì thêm. he he, đó là dùng cơm thay cho 2 cái role thời gian, có thêm việc nhưng sẽ ăn chắc hơn nếu Bác dùng máy phát điện tàu hay hàng làng nhàn, đề 2-3 lần mới nổ được.

Chúc Bác thành công, dễ lắm, tự làm cũng vui, cũng là cái thú ở đời.
 
Hạng C
3/2/12
582
3
0
Bộ lưu điện sao chịu nổi tải cao Bác?cái chịu nổi tải cao thì giá mắc hơn máy phát mấy lần....mà xài vậy đâu kinh tế....
 
Tập Lái
15/3/18
5
1
1
31
Q.Binh Thanh TPHCM
Dạ, thỉnh thoảng khu nhà em hay cúp điện, nửa đêm nóng quá con khóc nên phải dậy mần mấy thứ:
1- Đảo cầu giao điện sang máy nổ.
2- Đề máy phát lên
Đi ngủ , 1 lúc sau lại nghe hàng xóm la..có điện, lại xuống đảo cầu giao sang lưới, tắt máy nổ.
Cực quá :D
Có cách nào tự chế được làm dùm hết các công việc trên không ạ?
hiện trạng: máy phát chạy dầu 7kw - có đề, 1 pha.
Nguồn lưới: 1 pha.
Tiêu thụ: 1 pha.
Kết quả mong muốn: Cúp điện, máy tự đề, pha tự chuyển.
Có điện lại: pha tự chuyển, tắt máy phát. :D
Cái này bác mua Bộ lưu điện ups 10kva của em về bắc vào là xong..cúp điện chả lo về quạt. Không thi bác mua cái bình ắc quy xong mua bộ inverter chuyển đổi thành nguồn điện 220v rồi xài cho khỏe..