Cảm ơn bác Tarzan76 nhiều ạ.Tarzan76 nói:1) Dù có lỗi trong 1 vụ tai nạn, chưa chắc đã là 1 hành vi vi phạm pháp luật. Kiểu như em đi nhậu về trễ, nôn mửa đầy nhà, nếu có bị vợ mắng, thì đó là lỗi của em, tuy nhiên em không phạm pháp. Để nói rằng 1 hành vi là vi phạm pháp luật, cần phải chỉ ra được rằng hành vi đó đã trái với quy định pháp luật nào.
Pru đã khá vội vàng khi từ chối trả tiền dựa trên 1 từ "lỗi" và chưa chỉ ra được hành vi đó vi phạm điều, khoản nào của Luật giao thông đường bộ.
2) Với trường hợp bác chủ nêu, em nghĩ bác nên tham khảo ý kiến những người có hiểu biết về luật giao thông đường bộ xem rằng: tại thời điểm va chạm, nếu 1 bên đi lệch tim đường 60 cm thì có vi phạm quy định nào không? biết rằng chỗ đó không có vạch phân làn đường. Em đọc qua 1 lượt luật giao thông đường bộ, mà không tìm được quy định nào rõ ràng cả.
3) Trường hợp dù đó có hình thức là 1 hành vi vi phạm pháp luật, nhưng nếu lâm vào những tính huống bất khả kháng, thì cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. Bác có nêu rằng tình huống đó bất ngờ xuất hiện một người trong hẻm đi ra, nên nạn nhân buộc phải đánh lái để tránh. Nếu bác lấy được xác nhận của nhân chứng, sẽ là một trong những nhân tố để công an viết lại nguyên nhân vụ việc.
4) Các sản phẩm bảo hiểm thường có những điều khoản loại trừ, tức là nếu gặp rủi ro trong những tình huống được liệt kê trong điều khoản loại trừ, công ty BH sẽ không phải trả tiền. Thế hệ sản phẩm bảo hiểm đầu tiên cách đây 5-10 năm, loại trừ thường là "vi phạm pháp luật", nhưng điều này thường dẫn đến việc các công ty bảo hiểm tùy tiện từ chối trả tiên khi vạch ra được một vi phạm pháp luật rất nhỏ nào đó không liên quan. Ví dụ, việc không có giấy phép lái xe, đi đúng phần đường, tốc độ, bị xe tải sai làn đâm từ phía sau, cũng có thể bị công ty bảo hiểm từ chối. Giai đoạn sau, các loại trừ thay đổi thành "cố ý vi phạm pháp luật" hoặc hẹp hơn "cố ý phạm tội", với phạm tội tức là vi phạm luật hình sự, kiểu như cướp, cố ý gây thương tích.... Bác chủ cũng có thể thấy hợp đồng chính của bác có bị từ chối đâu, nhưng hợp đồng phụ thì bị từ chối, vì sản phẩm phụ đó ra đời từ thời kỳ đầu.
Em phân tích như vậy, để thấy rằng nếu bác có "khéo léo" 1 chút với cơ quan công an để họ viết lại kết luận tai nạn, cũng kg phải là vi phạm đạo đức, vì chính các công ty bảo hiểm cũng đã nhận ra bất cập của điều khoản cũ và sửa đổi nó trong những sản phẩm mới.
Về tình, em thấy một mạng mất đi, không lấy được 100 trđ cho vợ dại con thơ chỉ vì lệch 60 cm ở nơi chẳng có vạch gì, thì em thấy công ty bảo hiểm không nên từ chối.
Về phần bôi đậm, em thấy rất chí lý.
Hiện tại, phía bên gia đình em vẫn đang làm việc với bên CQCN. Khi nào có kq mới sẽ report các bác nhé.
@all: tks các bác nhé.