chuyện cười mà là thật: nhớ đừng kiss vào ngày 14/2!!!
Bác sĩ Jorge Parada, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Đại học Loyola ở thành phố Maywood của Mỹ, cho biết thường thì nguyên nhân gây nên hiện tượng ho và hắt hơi vào mùa đông là do sự thay đổi của nhiệt độ và thời tiết, nhưng trên thực tế, cảm cúm và ho là những bệnh truyền nhiễm lây từ người này qua người khác.
"Việc cơ thể quá nóng hoặc quá lạnh có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng, làm giảm khả năng miễn dịch trong việc chống lại các bệnh truyền nhiễm và vì thế sẽ khiến cơ thể trở nên dễ nhiễm bệnh", bác sĩ Parada - hiện cũng là giảng viên khoa phòng bệnh tại trường Y tế Stritch - nhận định thêm.
Thông thường giữa tháng 2 là thời gian đỉnh điểm của các căn bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như bệnh đậu mùa và cúm H1N1, bệnh tăng bạch cầu, cảm hoặc chứng ho. Bác sĩ Parada cho biết: "Không nên chỉ dựa vào những dấu hiệu rõ ràng của căn bệnh - chẳng hạn như hắt hơi hoặc sốt - để làm căn cứ. Những người mắc bệnh truyền nhiễm thường bắt đầu lan truyền vi rút trước khi trải qua những triệu chứng cụ thể của bệnh".
Ông Parada nói rằng trên thực tế, mặc dù việc cùng nhau uống một ly rượu hay dùng chung dĩa để ăn đồ tráng miệng thể hiện sự lãng mạn, nhưng có thể làm lây bệnh cho nhau. "Một người bị viêm họng nhưng triệu chứng chưa bộc phát nhiều, nếu sử dụng son dưỡng môi rồi lại cho người khác mược thì vi rút cúm sẽ bị lây lan. Nếu dùng chung vỏ gối, khăn ăn hay khăn tắm đều có thể bị nhiễm bệnh, đặc biệt khi có người bị viêm họng", ông tiết lộ.
UPI trích lời vị bác sĩ này cho biết thường thì một mũi tiêm chống cảm cúm sẽ phát huy hết tác dụng trong 10 đến 14 ngày sau đó. Vì thế mà nếu các cặp tình nhân muốn có một ngày lễ tình nhân ngọt ngào thì nên đi tiêm ngừa từ đầu tháng 2.
Bác sĩ Jorge Parada, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Đại học Loyola ở thành phố Maywood của Mỹ, cho biết thường thì nguyên nhân gây nên hiện tượng ho và hắt hơi vào mùa đông là do sự thay đổi của nhiệt độ và thời tiết, nhưng trên thực tế, cảm cúm và ho là những bệnh truyền nhiễm lây từ người này qua người khác.
"Việc cơ thể quá nóng hoặc quá lạnh có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng, làm giảm khả năng miễn dịch trong việc chống lại các bệnh truyền nhiễm và vì thế sẽ khiến cơ thể trở nên dễ nhiễm bệnh", bác sĩ Parada - hiện cũng là giảng viên khoa phòng bệnh tại trường Y tế Stritch - nhận định thêm.
Thông thường giữa tháng 2 là thời gian đỉnh điểm của các căn bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như bệnh đậu mùa và cúm H1N1, bệnh tăng bạch cầu, cảm hoặc chứng ho. Bác sĩ Parada cho biết: "Không nên chỉ dựa vào những dấu hiệu rõ ràng của căn bệnh - chẳng hạn như hắt hơi hoặc sốt - để làm căn cứ. Những người mắc bệnh truyền nhiễm thường bắt đầu lan truyền vi rút trước khi trải qua những triệu chứng cụ thể của bệnh".
Ông Parada nói rằng trên thực tế, mặc dù việc cùng nhau uống một ly rượu hay dùng chung dĩa để ăn đồ tráng miệng thể hiện sự lãng mạn, nhưng có thể làm lây bệnh cho nhau. "Một người bị viêm họng nhưng triệu chứng chưa bộc phát nhiều, nếu sử dụng son dưỡng môi rồi lại cho người khác mược thì vi rút cúm sẽ bị lây lan. Nếu dùng chung vỏ gối, khăn ăn hay khăn tắm đều có thể bị nhiễm bệnh, đặc biệt khi có người bị viêm họng", ông tiết lộ.
UPI trích lời vị bác sĩ này cho biết thường thì một mũi tiêm chống cảm cúm sẽ phát huy hết tác dụng trong 10 đến 14 ngày sau đó. Vì thế mà nếu các cặp tình nhân muốn có một ngày lễ tình nhân ngọt ngào thì nên đi tiêm ngừa từ đầu tháng 2.