Hạng F
7/4/09
12.426
6.649
113
HCMC
www.flickr.com
Làm gì để bố xứng đáng là thần tượng của con
Mọi em bé đều thần tượng bố mình, nhớ tất cả những gì bố làm, những câu bố nói. Bố luôn là tấm gương cho con noi theo, cả điều tốt và điều xấu.

“Mai sau lớn con sẽ lái xe giống bố chở mẹ và em đi chơi”; “Bố đánh con vào mông”; “Bố con tốt bụng. Bố con đi lặn nhưng không bắt Nemo đâu”; “Bố đánh mẹ con chạy từ tầng một lên tầng năm. Mẹ về nhà bà ngoại rồi ạ”; “Bố con rất khỏe. Mỗi bố mới bế được con thôi. Mẹ con yếu hơn mẹ không bế được con. Con nặng lắm rồi mà”; “Con ăn ba bát cơm để cao như bố con. Bố con cao nhất”...

Con trai thần tượng bố vì đó là hình ảnh các bé muốn trở thành trong tương lai. Bé học cách cư xử với phái yếu từ cách bố cư xử với bà và mẹ. Con gái thần tượng bố và sẽ tìm kiếm người bạn đời giống bố mình. Thế nên tất cả người lớn cần giúp bé duy trì hình ảnh bố cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, đó là vì lợi ích của trẻ, vì hạnh phúc của những thế hệ tiếp theo.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
bo-va-con-9693-1402971022.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Ảnh minh họa: Reflectionsbyken.wordpress.com.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Làm bố khó hơn làm mẹ. Em bé nằm trong bụng mẹ. Sợi dây liên kết tình cảm đã được thiết lập ngay từ đầu. Một ông bố không có cái may mắn đó. Phần lớn các ông bố chỉ có cảm xúc thực sự về con khi con ra đời, nghe tiếng con khóc và ôm cái hình hài bé bỏng đó trong vòng tay mình.
Vì thế mẹ hãy giúp bố, chia thời gian và những việc bố có thể làm để chăm sóc con ngay từ khi bé mới ra đời, giúp hai bố con có thời gian bên nhau. Bố tắm cho bé, bố thay bỉm cho bé, bố massage cho bé, bố đọc truyện cho bé...
Rất nhiều mẹ hay nói “Con em bướng lắm, chỉ sợ bố thôi chị ạ”. Đừng bao giờ lôi bố ra để dọa con kiểu “Chốc nữa bố về mẹ sẽ mách”. Hình ảnh của bố không nên gắn với cảm giác sợ sệt. Mẹ cũng không nên bắt bé sợ mà phải nghe lời. Chỉ khi bé hiểu vấn đề bé mới luôn làm theo, còn vì sợ ai đó mà không làm thì khi không có người đó hiện diện bé vẫn sẽ làm.
Khi bố đã quyết định cái gì, cho dù không như ý của mẹ, hãy tôn trọng bố và không tranh cãi trước mặt con. Đừng cãi nhau trước mặt con. Bố mẹ đang làm gương cho cuộc sống gia đình trong tương lai của con. Cách bố mẹ xử lý xung đột sẽ là cách con xử lý xung đột và thường là các ông bố khó có thể kiên nhẫn và mềm mỏng như mẹ. Đừng đặt bố của con mình vào những hoàn cảnh có thể sẽ thể hiện những mặt không tốt trước mặt con. Mẹ giỏi nhịn hơn tốt nhất là áp dụng chữ nhẫn. Mọi chuyện để sau khi con đi ngủ hãy nói. Đấy không phải là nhịn nhục hay lép vế. Đó là cư xử thông minh.
Đừng nói xấu bố với con mình hay với bất cứ ai. Danh dự của bố cần được bảo vệ để bé luôn có thể tự hào về bố của mình. Đó là quyền và nhu cầu của bé. Kể cả khi bố mẹ chia tay hãy giúp con vẫn có được bố cho mình. Vì xét cho cùng có cả bố và mẹ yêu thương sẽ luôn tốt hơn là chỉ có một mình mẹ. Mọi ông bố đều yêu con, chỉ là cách thể hiện khác nhau giữa bố và mẹ.
Không chỉ mẹ mà tất cả mọi người lớn đều cần tôn trọng bố của đứa trẻ. Không chê bai, dè bỉu, nhận xét, phán xét bố của bé để bé biết. Như thế chỉ làm tổn thương tâm hồn và tiềm thức đứa trẻ.
Khi đã có mọi sự trợ giúp của mẹ và mọi người xung quanh, các ông bố hãy nhớ, đi kèm với những điều tuyệt vời của việc trở thành bố, có tình yêu vô điều kiện của con, cách bé luôn ngước nhìn bố ngưỡng mộ là trách nhiệm phải sống cho xứng đáng với chính con mình. Trước khi làm bất cứ điều gì các ông bố hãy luôn tự hỏi mình: Bản thân mình có thích được như thế không rồi hãy làm:
- Bạn có thích bị đánh không? Không. Thế thì đừng đánh con.
- Bạn có thích cái cảm giác khi còn nhỏ chứng kiến bố quát mắng mẹ không? Thế thì đừng quát mắng mẹ của bé.
- Bạn có ao ước giá mà bố luôn dành thời gian chăm sóc mình, chơi với mình không? Thế thì hãy biến điều ước đó thành hiện thực ngay lập tức cho chính con của mình.
- Bạn có muốn mai sau con luôn bàn bạc trao đổi hỏi ý kiến bố mẹ trước khi quyết định việc gì không? Thế thì hãy hình thành nếp văn hóa gia đình đó ngay từ khi lập gia đình.
- Bạn có muốn sau này cô con gái rượu của bạn dẫn về một anh chàng giống hệt như mình bây giờ không? Nếu không thì chính bạn phải thay đổi vì hạnh phúc trong tương lai của con.
Làm bố là một chặng đường vất vả mò mẫm tự học không có sách giáo khoa. Đương nhiên, không một ông bố nào muốn là ông bố tồi cả. Thế nên các bà mẹ đừng bao giờ quên bảo vệ và giúp đỡ bố của bé để giúp chính mình và con của mình, kể cả khi hôn nhân của bạn không thành công.
Chúc các ông bố luôn xứng đáng là thần tượng của con mình.
Lê Mai Hương
Giáo viên Montessori
 
Hạng F
7/4/09
12.426
6.649
113
HCMC
www.flickr.com
Cuối tuần thư giãn tí

Khổ vì vợ ghen tuông hoang tưởng
Vừa nhắn tin báo tối bận việc về muộn, không ăn cơm nhà, anh Toàn thấy vợ gọi lại ngay gào lên "Anh cút luôn đi. Anh lại bận ở nhà nghỉ với con nào chứ gì".

Lấy vợ chưa đầy 5 năm, anh Toàn (Hai Bà Trưng, Hà Nội) thấy cuộc sống hôn nhân không khác gì địa ngục. Vợ anh là kế toán một công ty về công nghệ, thông minh, xinh đẹp. Hồi yêu nhau, chị đã hay giận dỗi, đòi chia tay vì nghi ngờ anh có quan hệ ngoài luồng. Khi ấy, nghĩ nàng quá yêu và hai người không có nhiều thời gian gần nhau vì anh hay đi công tác, anh chỉ cố gắng làm yên lòng chị. Lấy nhau rồi, mức độ đa nghi và ghen bóng gió của chị ngày càng nặng.
Anh về đến nhà, điện thoại của anh do chị giữ. Chị kiểm tra từng mục tin nhắn, lịch sử cuộc gọi. Đồng hồ đo tốc độ xe máy của anh cũng được xem xét để biết ngày hôm đó anh có đi đâu ngoài đến cơ quan không. Nếu lỡ nhìn thấy anh nói chuyện với người phụ nữ nào thì chị sẽ xông tới hỏi han, tra khảo người kia, thậm chí chửi bới, kết tội hai người có tình ý...
"Có thể lúc trước cô ấy hiền dịu, cười nói giả lả, nhưng lúc sau thấy tôi đứng gần hay bắt chuyện, kể cả với cô bán hàng tạp hóa hay thu cước tiền điện, chị hàng xóm, vợ người đồng nghiệp đến đón chồng tình cờ gặp... là cô ấy bắt đầu xù lên", người chồng kể.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
angry-wife-4362-1403148719.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Ảnh minh họa: Myrareguitars.com.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chị cấm anh không được đi công tác. Gần đây, khi cơ quan nhiều việc, anh phải làm ngoài giờ và về muộn, cứ về đến nhà anh lại bị vợ đay nghiến là bỏ bê gia đình đi hú hí. Chị nói anh là loại đàn ông bội bạc, bỏ mặc một mình vợ chăm con để ra ngoài vui vẻ với bồ nhí. "Cô ấy không cho tôi cơ hội giải thích. Tôi cố nói, cô ấy cũng không chịu nghe. Tôi mệt mỏi đến nỗi không muốn bước chân về nhưng thương con chẳng thể bỏ".
Có lần, chồng vừa về đến cửa thì vợ cầm chổi lau nhà ra đuổi đánh, lu loa kể tội anh là kẻ bạc tình. "Đến nước này thì không thể ở với nhau nữa. Nhiều người hàng xóm, đồng nghiệp hiểu sai về tôi. Họ nghĩ chắc tôi phải thế nào vợ mới như vậy", anh Toàn kể. Anh đã bỏ vào Sài Gòn sống và đang nghĩ cách đón con gái về nuôi vì lo con bị ảnh hưởng bởi bệnh của mẹ.
Cũng có người vợ mắc chứng ghen tuông hoang tưởng, ông Bình (Lý Nam Đế, Hà Nội) bao năm khốn đốn. Ông Bình công tác trong quân đội. Tính bà đa nghi, hay ghen và không ít lần làm mất mặt chồng trước đám đông. Sau khi sinh con thứ hai, vợ ông thường đi khắp nơi bêu riếu rằng chồng mình là kẻ đồi bại, lăng nhăng, bỏ bê vợ con. Bà thường xuyên gửi đơn tố cáo "thói trăng hoa" của chồng đến nơi ông công tác. Bà vẫn đi làm việc bình thường, các hoạt động khác đều tỉnh táo. Nghĩ rằng chắc con rể phải tệ bạc thế nào thì con gái mình mới cư xử như vậy nên nhà vợ cũng về hùa, ghét ông Bình.
"Vì những chuyện này mà suốt gần 20 năm tôi không được sống yên ngày nào. Bao nhiêu cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp đều mất hết, bao người xung quanh nhìn tôi với ánh mắt khinh bỉ. Tới giờ, khi đầu đã hai thứ tóc, con cái mới hiểu ra, thương bố..., âu cũng là có chút an ủi", người đàn ông 50 tuổi chia sẻ.
Tình trạng ghen tuông, hoang tưởng của vợ ông Bình ngày càng nặng. Cuối cùng chính em gái bà phải đưa chị vào viện khám và được xác định bị chứng ghen tuông hoang tưởng trầm trọng, phải điều trị trong bệnh viện.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Viện phó Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ghen tuông hoang tưởng là một bệnh lý về tâm thần. Người bệnh luôn nghi ngờ bạn đời, ghen tuông dựa trên những sơ sở không chắc chắn, luôn luôn tìm kiếm và muốn thu thập những chứng cứ phản bội, luôn luôn theo dõi kiểm tra mọi hành động, cử chỉ, thư từ và có ý tưởng suy diễn.
Bệnh nhân chỉ lệch lạc về ghen tuông, còn các hoạt động khác, nhận thức, tư duy vẫn bình thường. Vì thế, những nghi ngờ, áp đặt họ dành cho bạn đời dễ được người khác tin, vì mọi người hay nghĩ theo lối "không có lửa sao có khói". "Hơn nữa, ai cũng nghĩ ghen tuông, yêu đương là trạng thái tâm lý thông thường của lứa đôi nên càng ít khi nghĩ đó là bệnh. Nhưng thực tế, khi các biểu hiện ghen tuông quá mức, vô căn cứ, kéo dài... thì là biểu hiện của bệnh lý về tâm thần", bác sĩ Tuấn nói.
Theo bác sĩ, ghen tuông hoang tưởng do yếu tố rối loạn sinh học gây ra chứ không bắt nguồn từ điều kiện sống hay tác động từ các mối quan hệ bên ngoài. Những trường hợp này có thể gặp ở cả nam giới chứ không chỉ ở phụ nữ. Trường hợp một bệnh nhân gần đây của Viện sức khỏe tâm thần là một điển hình.
Anh là dân công nghệ thông tin. Vợ nghỉ đẻ, ở nhà chăm con, nhiều lúc rảnh và buồn chán nên vào mạng, chat với mấy người bạn. Đó đều là các cô bạn thân của vợ và họ chỉ thăm hỏi nhau, nói chuyện cuộc sống thông thường, đôi khi trêu chọc gọi nhau là "anh", "em", "bồ", "tôi"... Anh chồng ngày nào cũng về kiểm tra máy tính, phát hiện việc này, nghi ngờ vợ ngoại tình. Anh tra hỏi vợ đủ điều, mỗi tiếng gọi điện về nhà một lần, rồi tìm cách cài đặt các phần mềm để theo dõi mọi hoạt động của vợ với máy tính, lắp camera xem vợ có quan hệ với người đàn ông nào ở nhà mình không... Người vợ khổ sở phải cầu cứu bác sĩ tâm thần trợ giúp.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, người thân của bệnh nhân ghen tuông hoang tưởng khi thấy họ có những dấu hiệu bất thường cần liên hệ với bác sĩ chuyên môn về tâm thần để được tư vấn cách giúp đỡ, khắc phục. Thường người mắc bệnh này không bao giờ chịu thừa nhận mình có bệnh. Họ sẽ tìm cách chống đối nếu bị đưa vào viện hay gặp bác sĩ. Vì thế, tốt nhất người nhà nên gặp bác sĩ trước, để được hướng dẫn, tìm biện pháp phù hợp giúp bệnh nhân.
Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng hoang tưởng của bệnh nhân sẽ ngày càng nặng. Những trường hợp này thường khiến gia đình tan vỡ, thậm chí hành hung bạn đời, "tình địch" họ tưởng tượng...
Vương Lin