Do thích đi đây đi đó ("bệnh" chung của OSer mà) nên mình cũng có nhu cầu dùng bản đồ các loại...Tuy nhiên về kỹ năng IT thì chỉ là ABC ! Mặc dù vậy, với tinh thần chia xẽ, xin nêu vài điểm...có gì xin các bác rành bổ cứu cho.
A- Để khai thác Google maps như tiêu đề của mục nầy ta phải có các điều kiện sau:
1- Có điện thoại loại thông minh được cài đặt chạy hệ điều hành Android.
2- Điện thoại cũng phải có chức năng nhận tín hiệu vệ tinh định vị toàn cầu (GPS receiver)
3- Điện thoại giao tiếp được với mạng Internet (qua Wifi - GPRS - 3G)
(nếu có máy tính bảng với đủ tính năng trên thì cũng được)
B- Các bước trang bị, cài đặt:
1- Download và setup Google maps:
- Máy phải setup kết nối với internet (tốt nhất là qua WIFI vì rẻ tiền và nhanh, it hao pin)
- Vào tiện ích (Application) Maket hoặc Play Store để tải và install Google Maps về máy mình. (máy tôi đang dùng Google Maps phiên bản 6.4.0)
2- Setup Google Maps để chạy tính năng Offline Maps:
- Kích hoạt Google Map.
- Vào Setting -> Labs -> Pre-cache map area chọn đánh dấu (để cho phép kích hoạt tính năng nầy)
3- Load vùng bản đồ (mình muốn) về máy:
- Trở lại màn hình/chế độ dùng bản đồ.
- Chọn vùng muốn load về máy để dùng khi offline bằng cách: ấn ngón tay giữa vùng đó và giữ chừng 2 giây. Khi đó trên vùng nầy sẽ hiện khung chữ: "Loading address >" . Ấn vào mủi tên >. Ở khung hội thoại tiếp hiện, ta chọn/ấn hàng chữ "Pre-cache map area". Vùng nầy chỉ có diện tích 16x16 miles ( 25,6 x 25,6 km) và bản đồ được dựng theo kiểu vector chứ không phải đồ hoạ nên có kích thước nhỏ (khảng 3 MB/vùng) và xử lý khá nhanh chứ không nặng như chạy online. Các thành phố như Đà Lạt, Nha Trang...đều nằm gọn trong vùng nầy. Như thế, nếu bộ nhớ của máy mính khá, thì ta có thể download khá nhiều vùng của bản đồ Việt Nam.
4- Sử dụng:
Khi vào vùng không có sóng để giao tiếp online với Google Map qua internet hoặc không muốn dùng internet cho đỡ hao pin/tiền cước...thì ta mở Google Maps như bình thường. Nói thêm là hệ thống GPS độc lập và không liên quan trực tiếp với mạng internet và mạng ĐTDĐ. Kinh nghiệm của tôi là nên kích hoạt GPS receiver trước bằng một phần mềm riêng (GPS Status chẳn hạn), sau khi máy bắt được tín hiệu GPS rồi thì ta mới kích hoạt Google Maps thì sẽ nhanh hơn. Google Maps cũng có tính năng kích hoạt thu tín hiệi GPS nhưng thường chạy chậm hơn.
Tuy nhiên cũng lưu ý rằng, trong trường hợp offline thì ta chỉ sử dụng được phần bản đồ 16 x 16 miles đã download trong "Pre-cache map" với đủ chi tiết thôi. Có thêm GPS receiver thì máy sẽ cho thấy ta đang ở đâu trên bản đồ nầy. Còn các chức năng khác như đo, tính toán, chỉ đường, hình vệ tinh...thì không sử dụng đươc vì các tính năng nầy vốn được cung cấp bởi máy chủ của Google Maps (muốn có thì lúc đó phải được load về qua internet).
Chúc các bác thành công.
A- Để khai thác Google maps như tiêu đề của mục nầy ta phải có các điều kiện sau:
1- Có điện thoại loại thông minh được cài đặt chạy hệ điều hành Android.
2- Điện thoại cũng phải có chức năng nhận tín hiệu vệ tinh định vị toàn cầu (GPS receiver)
3- Điện thoại giao tiếp được với mạng Internet (qua Wifi - GPRS - 3G)
(nếu có máy tính bảng với đủ tính năng trên thì cũng được)
B- Các bước trang bị, cài đặt:
1- Download và setup Google maps:
- Máy phải setup kết nối với internet (tốt nhất là qua WIFI vì rẻ tiền và nhanh, it hao pin)
- Vào tiện ích (Application) Maket hoặc Play Store để tải và install Google Maps về máy mình. (máy tôi đang dùng Google Maps phiên bản 6.4.0)
2- Setup Google Maps để chạy tính năng Offline Maps:
- Kích hoạt Google Map.
- Vào Setting -> Labs -> Pre-cache map area chọn đánh dấu (để cho phép kích hoạt tính năng nầy)
3- Load vùng bản đồ (mình muốn) về máy:
- Trở lại màn hình/chế độ dùng bản đồ.
- Chọn vùng muốn load về máy để dùng khi offline bằng cách: ấn ngón tay giữa vùng đó và giữ chừng 2 giây. Khi đó trên vùng nầy sẽ hiện khung chữ: "Loading address >" . Ấn vào mủi tên >. Ở khung hội thoại tiếp hiện, ta chọn/ấn hàng chữ "Pre-cache map area". Vùng nầy chỉ có diện tích 16x16 miles ( 25,6 x 25,6 km) và bản đồ được dựng theo kiểu vector chứ không phải đồ hoạ nên có kích thước nhỏ (khảng 3 MB/vùng) và xử lý khá nhanh chứ không nặng như chạy online. Các thành phố như Đà Lạt, Nha Trang...đều nằm gọn trong vùng nầy. Như thế, nếu bộ nhớ của máy mính khá, thì ta có thể download khá nhiều vùng của bản đồ Việt Nam.
4- Sử dụng:
Khi vào vùng không có sóng để giao tiếp online với Google Map qua internet hoặc không muốn dùng internet cho đỡ hao pin/tiền cước...thì ta mở Google Maps như bình thường. Nói thêm là hệ thống GPS độc lập và không liên quan trực tiếp với mạng internet và mạng ĐTDĐ. Kinh nghiệm của tôi là nên kích hoạt GPS receiver trước bằng một phần mềm riêng (GPS Status chẳn hạn), sau khi máy bắt được tín hiệu GPS rồi thì ta mới kích hoạt Google Maps thì sẽ nhanh hơn. Google Maps cũng có tính năng kích hoạt thu tín hiệi GPS nhưng thường chạy chậm hơn.
Tuy nhiên cũng lưu ý rằng, trong trường hợp offline thì ta chỉ sử dụng được phần bản đồ 16 x 16 miles đã download trong "Pre-cache map" với đủ chi tiết thôi. Có thêm GPS receiver thì máy sẽ cho thấy ta đang ở đâu trên bản đồ nầy. Còn các chức năng khác như đo, tính toán, chỉ đường, hình vệ tinh...thì không sử dụng đươc vì các tính năng nầy vốn được cung cấp bởi máy chủ của Google Maps (muốn có thì lúc đó phải được load về qua internet).
Chúc các bác thành công.