Nói thêm về vấn đề thực phẩm ở VN.
Bản thân thực phẩm khi chế biến nó sẽ gây độc hại, cũng như vài loại thực phẩm có những chất chống ung thư. Vấn đề của VN là những loại đó nhiễm thuốc thì sự nguy hại nó tăng lên vài lần.
Bây giờ thử hình dung mà ko cần nghiên cứu nào hết. Các món kim chi (dưa muối) được cho là ko tốt cho sk dạ dày. Vì nó có nhiều loại nấm phát sinh trong quá trình lên men.
Ở VN, bản thân kim chi còn tẩm thêm cái thứ gì ko ai biết. Ít nhất măng thì tẩm màu vàng, cà pháo thì phèn the cho dòn. Chưa kể chất bảo quản để lâu hư. Như vậy sự độc hại có phải tăng thêm ko?
Rồi quá trình nuôi trồng, họ cho thêm kháng sinh, tăng trưởng. Mà những chất này toàn là chất độc hại. Như vậy làm sao có thể nói nguy cơ ung thư qua đường ăn uống là ko đáng kể? vậy đường nào mới là chủ yếu? Di truyền chăng?
Thử liệt kê 1 ít các chất mà chúng ta tiêu thụ mỗi ngày.
1.
Độc tố của nấm: Aflatoxin–tác nhân gây ung thư thuộc nhóm 1 (Theo phân loại của IARC-WHO- Nhóm 1 là nhóm chắc chắn gây ung thư cho người.
Khi bảo quản kém, thực phẩm dễ sinh ra các loại nấm xanh, nấm có mũ… chứa chất aflatoxin. Đây là chất độc gây hại khắp cơ thể nhưng nhiều nhất là gan. Khi xâm nhập vào gan, nó sẽ dẫn tới gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan.
Hình bên dưới là gan nhiễm độc, mình có hình slide của quá trình nhiễm độc gan chuột thí nghiem qua mỗi tuần, nhưng làm biếng cắt qua. Chỉ cần hình dung rằng tiêu thụ khoảng 2mg trong 2 tháng thì 1 năm sau, bảo đảm bị ung thư gan.
2.
Thuốc chống thối Formaldehyde- tác nhân gây ung thư thuộc nhóm 1
3.
Thuốc nhuộm màu Auramine O- tác nhân gây ung thư thuộc nhóm 1. Tìm thấy trong mẫu thử nghiệm măng ở Đà Nẵng gửi vào SG.
4. Thuốc trừ sâu, diệt cỏ malathion, diazinon và glyphosate "có nhiều" khả năng gây ung thư (Nhóm 2A). Hai loại còn lại, tetrachlorvinpho và parathion, được coi là “có thể” (Nhóm 2B).
5. Một số virus viêm gan B, C. Tác nhân gây ung thư nhóm 1.
6.
Kháng sinh: Cloramphenicol- tác nhân gây ung thư nhóm 2A (Có khả năng gây ung thư cho người).
7.
Chất hàn the, formon: đây là hợp chất hữu cơ rất độc nhưng lại bị lạm dụng trong chế biến các loại thực phẩm thông dụng như bánh phở, hủ tiếu, bún,… để giữ tạo độ dai và lâu thiu. Các chất này làm biến dị các nhiễm sắc thể, có thể gây một số bệnh ung thư như ung thư xoang mũi, họng, phổi, ung thư đường tiêu hóa. Bên cạn đó, hàn the khi đưa vào cơ thể, khoảng 20% sẽ tích tụ vĩnh viễn và gây tổn thương các tế bào gan, teo tinh hoàn và là một tác nhân gây nhiều bệnh ung thư.
8. Chất 3-MCPD và 1,3-DCP: được tạo ra từ quá trình thủy phân chất béo (váng dầu) bằng dung dịch axit clohydric, có trong
nước tương do quy trình công nghệ không hợp lý. Chất này có khả năng biến đổi gen gây nên khối u thận, biểu mô miệng, lưỡi…
9. Chất độc từ rượu: Quá trình chuyển hóa của rượu trong cơ thể sinh ra acetaldehyd (Aa). Đây là chất gây biến dị vi khuẩn và các tế bào. Sau thời gian nghiện rượu mãn tính, nồng độ Aa trong máu cao sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư gan và các tổ chức khác trong cơ thể bởi khả năng làm đột biến DNA.
10. Chất độc từ thuốc lá: Các chât độc từ thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà còn gây nguy hại với những người vô tình hít phải khói thuốc, nhất là phụ nữ và trẻ em. Thành phần khói thuốc lá rất phức tạp, có tới hơn 4.000 hợp chất trong đó 200 loại hóa chất có hại cho sức khỏe và 40 chất có thể gây ung thư.
Ngoài ra 1 loạt các chất từ nhựa, xăng dầu....