Tháng 7 bác đi Tây Bắc thì em thấy hơi ngại, tầm này trời bắt đầu mưa nhiều, đường lên Tây Bắc (Hà Nội - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu - Sa Pa - Lào Cai - Yên Bái) thường là bên là vực, bên là taluy nên trời mưa lớn hay bị sạt lở. Bác quyết đi thì cũng được nhưng trước khi đi phải thăm dò trước để tránh những trở ngại không đáng có. Em thì thích đi Tây Bắc vào mùa cuối năm, thời tiết vào mùa khô nên đi lại khá thuận tiện, trời mùa này thường có sương mù và lạnh.turau nói:Hình đẹp quá, 15/7 này em nhất định đạp xe ra đó một chuyến, không biết vào thời điểm đó có bị mưa lũ gì không
Em góp mấy ảnh chụp bằng IPhone đợt tết rồi em đưa gấu về nơi em chôn rau cắt rốn (Sơn La) ạ. Ảnh chụp xấu nên các bác thông cảm. Xin lỗi bác Joseph_Nguyen nếu làm loãng thớt của bác.
Tấm này em đứng trên đường chụp thung lũng Mai Châu (từ thị trấn này có thể đi tắt đến Thanh Hóa - đường Hồ Chí Minh)
Tấm này em chụp đoạn vừa qua ngã ba Mạn Đức. Do đi từ Ninh Bình theo lối Nho Quan, qua đường Hồ Chí Minh vào Hòa Bình, đoạn đường này xuống cấp nghiêm trọng nên em đã "ngả xe" cho gấu em nằm tạm xuống đường 2 lần nên quần áo dính tí gọi là "bụi đường" ạ.
Tấm này em chụp đoạn chuẩn bị vào đất Mộc Châu, trời hôm đó lại nắng chói chang, cái nắng lạ kỳ giữa mùa đông giá lạnh của Tây Bắc.
Cũng chỗ này thì ngay sau lưng sương mù giăng mù mịt. Thời tiết Tây Bắc thật lạ kỳ ở chỗ đó...
nhìn thế này thường mọi người nghĩ càng vào sâu thì rừng càng nguyên sinh. Nhưng thực tế thì vào sâu khoảng 1km thì rừng nó trọc như ông sư luôn...
Tấm này em chụp ở Loóng Luông - Mộc Châu, mùa này hoa mận nở trắng đồi nhưng chả hiểu sao em chụp lên thì nó lại lưa thưa như vậy.
Đồi hoa cải trắng ở Mộc Châu. Cô bé đang leo đồi kia đi cùng một anh chàng đẹp trai, dân phượt thì phải vì em thấy đi xe honda biển Sài Gòn.
Cái này là em chụp Gấu nhà em đứng trên cầu treo ở Yên Châu, con suối này chạy dọc theo quốc lộ 6 từ Mộc Châu đến Yên Châu rồi rẽ ngang quốc lộ 6 đổ ra sông Đà bên phía Bắc Yên.
Xóm nhỏ người dân tộc Thái bên kia dòng suối. Ở đây không có đường lưới điện hạ thế, người dân dùng điện được phát từ bộ phát điện chạy bằng nước từ dòng suối bên dưới. Hy vọng công cuộc hiện đại hóa đất nước thì người dân ở đây có điện lưới để mà xài.
Đây là hình em chụp trên đường vào Chiềng Sung (nơi em sinh ra), trước đây vào những năm 1978 - 1980 khu này hùm, beo rất nhiều, người dân không dám đi ra ngoài vào buổi tối, đi làm rẫy cũng phải đi cả đoàn. Xung quanh khu vực này là rừng cây cổ thụ bạt ngàn, bố em đi làm ngoài huyện mỗi lần đi ra đi vào đều phải mang theo súng, dao quắm để phòng thân. Giờ đây đất nước đổi mới nên rừng đồi nó cũng đổi mới, thay vì rừng già ngày xưa thì thành rừng, đồi trọc lóc...
Người H'Mông ở đây bây giờ ít mặc sắc phục dân tộc, hầu như chỉ có dịp tết người H'Mong (Tết dương lịch), tết ta thì mới mặc thế này. Ngày thường thì chỉ có người già mặc chứ trẻ em thì toàn quần tây áo thun hay sơ mi không à.
Đây là chút rừng còn sót lại ở nơi mà khi em sinh ra người ta gọi là "rừng thiêng nước độc"
Cái xóm nhỏ dưới chân đồi kia là của người dân lòng hồ thủy điện Sơn La về tái định cư.
Khu này có khoảng 2 chục hộ mà người ta làm đường trải nhựa như thế này...
Hành trang phượt Tây Bắc vào mùa lạnh nó như thế này đây. Phải mang đồ kín mít, chân phải đeo túi nilon để gió khỏi lùa vào, áo lạnh thì 2 - 3 lớp, khăn quấn kín để gió, sương khỏi quất vào mặt.
Em tự hứa với lòng là cuối năm nay em sẽ làm một chuyến xuyên Tây Bắc bằng xe máy và sẽ làm một bài phóng sự Tây Bắc đầy đủ nhất có thể với tấm lòng của người con sinh ra từ mảnh đất này.
Em dự kiến đi như sau:
Ninh Bình -> Nho Quan -> Mạn Đức (QL6) -> Mai Châu -> Mộc Châu -> Yên Châu -> Sơn La -> Đèo Phadin (Tuần Giáo) -> Điện Biên -> Mường Lay (Lai Châu) -> Phong Thổ -> Thị xã Lai Châu -> Tam Đường -> Đèo Ô Quy Hồ (tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam) -> Sa Pa -> Lào Cai -> Huyện Văn Bàn -> Than Uyên -> Mù Căng Chải -> La Pán Tẩn -> Đèo Khau Phạ -> Nghĩa Lộ -> Phú Thọ -> Hà Nội.
Thời gian chắc em đi khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Hy vọng là em sẽ thực hiện được ước mơ của mình.