Thánh Nhân
21/6/05
2.414
29.257
113
54
Lang thang trên net, thấy loạt bài của Buffer hay quá, em tranh thủ dịch phọt phẹt vài đoạn giới thiệu với các bác.

Thấy tình hình bà con tám với nhau về các sự kiện trên biển liên qua đến Khựa nhiều quá, nên em chọn phần Hải Quân của Khựa để dịch. Phần Hải Quân của Khựa bao gồm cả chương trình tàu sân bay, nhưng thấy con Thị Lang phọt phẹt quá em lướt bỏ qua, chỉ quan tâm đến hệ thống tàu mặt nước, tàu ngầm và hệ thống tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân của Hải Quân Khựa mà thôi

Trước hết là về đội tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân - SSBN ( Submarine Ballistic Nuclear)

Vũ khí hạt nhân răn đe.

Khi vũ khí hạt nhân răn đe của Trung Quốc chủ yếu được đặt tại các căn cứ quân sự trên đất liền và được trang bị trên các dàn phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM – Intercontinental Ballistic Missile) cơ động, nhưng Hải Quân Trung Quốc (PLAN People Liberation’s Army Naval) từ lâu đã có tham vọng trang bị vũ khí hạt nhân trên các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm. Tàu ngầm đàu tiên được trang bị tên lửa đạn đạo là tàu thuộc lớp Golf, tàu chạy bằng năng lượng diesel được đóng với sự trợ giúp của Nga. Tuy nhiên, con tàu đấy đã chưa bao giờ được đưa vào biên chế tác chiến, thay vào đấy nó chỉ mang mục đích thử nghiệm cho các thiết kế sau này là chủ yếu.


2dadmi8.jpg


Chiếu tàu lớp Golf này ngần đây đã được tái trang bị, có lẽ nhằm phát triển chương trình đạn đạo tầm xa JL-2 của Trung QUốc. Vì tính “tang hình” yếu và các giới hạn trong hoạt động trong phạm vi vùng biển của Trung Quốc, nơi mà tên lửa đạn đạo JL-2 có thể tấn công bao phủ toàn bộ khu vực bao gồm Australia, Nhật Bản, Đài Loan một phần của Nga và vùng biển của Hoa Kỳ bao gồm Alaska nhưng không vươn tới được đất liền của Hoa Kỳ, nên tàu ngầm lớp Golf này hầu như không được trọng dụng. Đơn cử là Gofl chỉ mang được 2 Tên Lửa Đạn Đạo Hạt Nhân Phóng Từ Tàu Ngầm - SSBN (Submarines Ballistics Nuclear), trong khi hầu hết các tàu ngầm hiện đại của Hoa Kỳ, Nato và Nga mang được đến 16 SSBN

Trung Quốc còn có chiếc tàu ngầm lớp Hạ (Xia) Type – 092 hiện đại hơn, chạy bằng năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên chiếc Hạ này cũng ít khi hoạt động được ngoài vùng biển Trung Hoa, và chỉ được trang bị tên lửa đạn đạo JL-1, vì vậy không ngây ra một sự đe doạ thực thụ nào đối với các SSBN strong thập niên 1980. Hai chiếc tàu này đã được hạ thuỷ. Tính cho đến nay thì một chiếc đã bị “mất” và chỉ còn lại chiếc lớp Hạ mà mới đây lại được nâng cấp để mang được các tên lửa đạn đạo tầm xa. Hiện chiếc Hạ đang neo đậu tại căn cứ hải quân ngần Thanh Đảo.


dxo8hv.jpg


23wwaw.jpg


Có đồn đoán đáng chú ý cho rằng chiếc Hạ được hoán cải để trở thành khu trục hạm mang tên lửa hạt nhân, tuy nhiên thông tin này chưa được kiểm chứng.


Theo sau chiếc Hạ là chiếc lớp Tần (Jin) SSBN. So với chiếc Hạ thì nó có thiết kế tương tự, nhưng dài hơn với tên lửa được đặt xa hơn phía sau, và động cơ được cải tiến. Chiếc này được so sánh ngang hàng với các tàu của phương Tây, chẳng hạn như chiếc lớp Le Triomphant của Pháp.


ourvcg.jpg


33nyhrs.jpg


Ít nhất Trung Quốc có 2 chiếc lớp Tần đang hoạt động, và dự định biên chế đến 5 chiếc. Chỉ được trang bị 12 SSBN, chiếc lớp Tần vẫn ít tên lửa hơn so với các đối thủ là Nga và phương Tây, nhưng thong tin rằng tên lửa JL-2 có tầm bắn lên đến 8.000km thực gây quan ngại cho phương Tây. Tuy nhiên, người ta cũng không biết nó có được trang bị đầu đạn đa mục tiêu (MIRV – Multiple Independence Re-entry Vehicle) hay không.


kasc5e.jpg


Để đe doạ được các mục tiêu của Hoa Kỳ trên đất liền, chiếc Tần phải vượt qua được hệ thống tầm soát tàu ngầm mà đã được Hoa Kỳ cài cắm trong khi vực (chẳng hạn các căn cứ tại Guam, cực Alaska và quần đảo Hawaii), thậm chí các đồng minh “thân” phương Tây như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và cả Úc. Tương tự như Nga, các căn cứ hải quân của Trung Quốc đã bị các lực lượng phương Tây “bao vây”. Nếu Nga còn có cách là cho tàu ngầm đi dưới lớp băng Bắc Cực để tấn công, thì tàu ngầm Trung Quốc chỉ có mỗi vịnh Bố Hải (Bohai) đến Đại Liên là an toàn, nhưng tại Bố Hải thì tàu Trung Quốc không đe doạ được ai, nó phải đi ra biển thì mới phát huy tác dụng.


Có lẽ các cuộc tuần tiễu hợp lý nhất là cho các tàu ngầm này đi xuống phía Nam, thâm nhập vào vịnh Thái Lan hoặc biển Java (Nam Dương - Indonesia) một cách cẩn thận để nhắm đến các mục tiêu của Ấn Độ, nơi mà nó ít có cơ hội bị phát hiện bởi hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Ấn Độ. Đã có các nghi nhận việc các tàu ngầm Type – 092 SSBNs đang neo đậu tại căncu71 hải quân tại Hải Nam (Hainam) phía Nam Trung Quốc.

Còn tiếp...
 
O.S.P.D
9/12/06
1.832
5
38
Đất cò rán
Theo em thì Tung Của lấy tàu ngầm chở quân đi đêm ngày nghỉ đến bờ biển Mỹ thả quân đánh bộ có khi...thắng. Chứ chơi kiểu này ra nhiêu quân là Mỹ xơi tái hết thôi
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Hải quân Trung Quốc thì chỉ đi hù dọa mấy nước nhỏ và thiếu điều kiện trang bị thôi. So với Hải quân Nhật thì rõ ràng là chưa phải là đối thủ bởi HQ Nhật được trang bị tốt cả chất và lượng. TQ tuy có nhiều phương tiện áp đảo hơn nhưng không thể cùng một lúc điều động toàn bộ lực lượng trong khi Nhật chỉ cần bảo vệ vùng biển của mình.

Hơn nữa, đứng sau lưng Nhật còn có quân Mỹ. Trong trường hợp chiến tranh xảy ra giữa TQ và Nhật, Mỹ không nhất thiết phải nhảy vào vòng chiến mà chỉ cần giúp Nhật phong tỏa eo biển Malacca, biển Đông và tây Thái Bình Dương. Bóp cổ các yết hầu cung cấp nhiên liệu và hàng hóa đến và đi từ TQ thì trong vòng vài tháng là nền kinh tế TQ sẽ lâm vào tình thế khủng hoảng.

Còn nếu tấn công Mỹ hoặc Nhật bằng vũ khí hạt nhân thì Trung Quốc sẽ bị xóa sổ trên bản đồ ngay lập tức. Một vài tên lửa đường đạn của TQ có thể may mắn lọt qua mạng lưới chống tên lửa của Mỹ gây thiệt hại có giới hạn. Bù lại, chỉ cần Mỹ trả đũa bằng 1/10 số lượng vũ khí hạt nhân của họ thì cái tên TQ sẽ chỉ được nhắc đến qua internet trong khi đất nước TQ sẽ thành một đống hoang tàn đầy phóng xạ không thể cư ngụ trong nhiều thế kỷ.
 
Thánh Nhân
21/6/05
2.414
29.257
113
54
Từ từ các bác ạh :D. Để so sánh với Nhật Bản, Buffer nó cũng có loạt bài về Japanese Fortress, bao gồm Hải Quân, hệ thống phòng thủ bờ biển, hệ thống tên lửa đánh chặn, lưới phòng không AAA...

Với ngân sách quốc phòng được công bố là hơn 100 tỷ $/năm, thì Khựa đáng sợ hơn chúng ta tưởng. Nói rằng Khựa "chén" Mẽo ngay trên đất Mẽo thì nghe vô căn cứ quá, nhưng nói rằng trong phạm vi 500 hải lý tính từ bờ biển của Khựa, Mẽo mà chiếm được ưu thế khi có xung đột vũ trang thì hơi vội vàng :D
 
Hạng D
17/2/08
1.623
2
38
Da Nang City
tàu ngầm TQ chỉ được cái to xác chứ về độ yên lặng thì còn lâu mới bì được so với phương Tây, ngay cả tàu ngầm xịn nhất của Nga còn bị phía Mỹ phát hiện
 
Hạng B1
23/2/11
60
0
6
Mỹ chẳng có cơ hội đụng TQ đâu, Mỹ ăn hiếp mấy anh yếu thế. TQ đang lên.
Mà thực tế Mỹ cũng cần TQ phá phách 1 chút để có cớ ở lại châu Á. Không thôi dân Nhật sẽ đuổi cổ hết tụi Mỹ. Mà họ cũng mở rộng căn cứ Guam để sẳn sàng rút đi rồi.

Thế giới sẽ còn nhiều bất ngờ về TQ, và VN ta em đoán sắp tới cũng ăn nhiều akay với thằng hàng xóm tốt này. Khi mà giá dầu leo thang, trữ lượng lại giảm dần, thì ko có lý do gì ko chiến giành thức ăn.
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Việc Mỹ "có cớ ở lại" hay "trở lại" Châu Á chỉ là một cách tuyên truyền đánh lừa dư luận của TQ thôi. Bởi vì Mỹ có rời Châu Á hồi nào đâu mà trở lại? Từ trước thế chiến II thì Mỹ đã có mặt ở Châu Á rồi và tuy thời cuộc thăng trầm nhưng dường như chuyện có mặt của Mỹ ở Châu Á chỉ có chiều hướng tăng dần lên. Nhưng cái lý do chính cho chuyện "tăng dần" là sự phát triển của những nền kinh tế "con hổ" châu Á mà trong đó quyền tự do qua lại trên biển -nhất là biển Đông- phải được duy trì tính ổn định hoàn toàn. Đường biển này là huyết mạch cho hơn 1/2 số lượng hàng hóa giao thương của thế giới. Người Nhật tuy không thích mấy nhưng việc có sự hiện diện của quân đội Mỹ làm cán cân quân bình sự bành trướng của TQ là chuyện cần thiết nên đành phải 'sống với lũ'.

Trung Quốc ngày nay nuôi ý định chiếm gần hết biển Đông để dễ bề khai thác tài nguyên cũng như thao túng cả khu vực. Việc này đe dọa trực tiếp tới nền kinh tế của Mỹ -chưa kể hành lang di chuyển tàu quân sự. TQ bày ra cái cảnh Mỹ "quay trở lại" để la toáng lên là Mỹ xía vào chuyện "nội bộ" nhưng thực tế là vừa ăn cướp vừa la làng.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/10/09
8.170
32.496
113
đọc bài này mới thấy ưu thế của chú Sam so với chú Nga. TQ còn lâu mới đạt đến con số này nhá
http://tuoitre.vn/The-gioi/508712/Cang-thang-vung-Vinh-My-ban-vu-khi-da-doi.html
Căng thẳng vùng Vịnh, Mỹ bán vũ khí "đã đời"
TTO - Xuất khẩu vũ khí của Mỹ tăng gấp ba lần trong năm 2011 lên mức cao kỷ lục, do các hợp đồng lớn từ những đồng minh vùng Vịnh lo ngại về các tham vọng của Iran,
Một nghiên cứu mới công bố cho quốc hội nước này được AP dẫn lại ngày 26-8.
Máy bay F-15 và F-16 của Singapore, nhập khẩu từ Mỹ - Ảnh: AP Theo đó, doanh số bán vũ khí ra nước ngoài của Mỹ đạt 66,3 tỉ USD, chiếm gần 78% thị phần vũ khí toàn cầu có giá trị ước tính 85,3 tỉ USD. Nga xếp thứ hai nhưng với khoảng cách rất xa, chỉ đạt doanh số 4,8 tỉ USD.
Kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Mỹ năm nay “đặc biệt tăng cao” so với mức 21,4 tỉ USD vào năm 2010, theo nghiên cứu, và là năm có doanh số bán vũ khí cao nhất trong lịch sử nước Mỹ. Kỷ lục trước kia thuộc về năm 2009, khi Mỹ xuất khẩu ra nước ngoài số vũ khí trị giá gần 31 tỉ USD.
Suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm giảm việc mua vũ khí trong những năm gần đây, nhưng gia tăng căng thẳng với Iran khiến các quốc gia vùng Vịnh, Saudi Arabia, UAE và Oman đều mua vũ khí của Mỹ ở mức kỷ lục. Các nước này không có biên giới chung với Iran và nhập khẩu vũ khí của họ tập trung vào các máy bay chiến đấu và hệ thống phòng thủ tên lửa rất đắt tiền.
Báo cáo trên được Cơ quan Nghiên cứu quốc hội, một cơ quan không đảng phái và thuộc Thư viện quốc hội, thực hiện. Nghiên cứu được chuyển cho quốc hội vào tuần trước, được coi là văn bản chi tiết nhất về tình hình buôn bán các loại vũ khí của Mỹ được công khai cho dư luận.
Các thỏa thuận với Saudi Arabia bao gồm việc mua 84 máy bay F-15 hiện đại, nâng cấp 70 máy bay F-15 khác hiện nước này đang sở hữu và hàng loạt đạn dược, tên lửa, thiết bị hậu cần đi kèm. Ngoài ra, Saudi Arabia còn mua hàng chục máy bay trực thăng chiến đấu Apache và Black Hawk. Tổng kim ngạch nhập khẩu vũ khí của nước này từ Mỹ lên tới 33,4 tỉ USD.
UAE mua một hệ thống phòng không cao cấp với các lá chắn tên lửa và rađa trị giá 3,49 tỉ USD, cùng 16 máy bay trực thăng Chinook với giá tổng cộng 939 triệu USD. Oman mua 18 máy bay F-16 giá trị 1,4 tỉ USD.
Hầu hết các nước mua vũ khí, chiếm khoảng 71,5 tỉ USD doanh số, đều là các nước đang phát triển, trong đó mua từ Mỹ là 56,3 tỉ USD. Các hợp đồng bán vũ khí đáng kể khác của Mỹ trong năm vừa rồi là thỏa thuận bán 10 máy bay vận tải C-17 giá trị 4,1 tỉ USD cho Ấn Độ và các hệ thống pin cho tên lửa Patriot cho Đài Loan trị giá 2 tỉ USD.