Tàu Ngầm
Cũng như các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân SSBN, hải quân Trung Quốc PLAN (People Liberation Army Naval) còn sở hữu một lượng đáng kể các hạm đội tàu ngầm ngày càng tiên tiến bao gồm cả tàu hạt nhân và tàu tấn công qui ước.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân. (SSN – Submarine Nuclear)
- 5 chiếc lớp Hán (Han), type-091.
- 2 chiếc Type-093 lớp Thượng (Shang), dự trù là 5 chiếc.
Tàu ngầm lớp Thượng (Shang) Type-093 là tàu thuộc lực lượng nòng cốt của đội tàu ngầm hạt nhân của hải quân Trung Quốc. Tàu lớp Thượng thường được xem như là ngang hang với tàu lớp Los Angeles đời đầu của Hoa Kỳ và là mối đe doạ đáng ngại đối với các tranh chấp hiện nay, đặc biệt là đối với các hệ thống vũ khi chống tàu ngầm ASW – Anti-Submarine Warfare. Hải Quân Trung Quốc sử dụng tàu ngầm rất thường xuyên và bí mật, thậm chí còn theo dõi các nhóm tàu sân bay của Hoa Kỳ. Đặc tính kỹ thuật và trang bị vũ khí của tàu lớp Thượng không được biết rõ, như nhiều khả năng được trang bị thuỷ lôi tương tự loại VA-111Shkval-E của Nga và tên lửa chống tàu và chí cả tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu trên bộ.
Chiếc Thượng được đúc kết các cải tiến từ chiếc Hán. Đấy là những chiếc tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc và có rất nhiều điểm tương đồng với chiếc lớp Hạ Type-092 SSBN. Chiếc Hán có thiết kế của thập niên 1970 nhưng hoạt động khá ổn định, ngần đây các hình ảnh vệ tinh cho thấy ít nhất một chiếc lớp Hán đang được nâng cấp các trang bị vũ khí.
Tàu ngầm tấn công qui ước - SSK (Diesel Electric hunter-Killer Submarine)
- 4 chiếc Type-041A/B lớp Nguyên (Yuan).
- 10 chiếc Type 636 lớp Kilo (Việt Nam ta đến 2016 thì cũng có 6 chiếc)
- 2 chiếc Type 877-EKM lớp Kilo.
- 16 chiếc Type-039/G/G1 lớp Tống (Song)
- 10 đến 15 chiếc Type-035 lớp Minh (Ming).
- 5-8 chiếc Type-033 lớp Romeo.
- Tàu ngầm tấn công qui ước SSK đáng ngại nhất của Trung Quốc hiện đang được triển khai là các tàu Type-041 lớp Nguyên. Chiếc lớp Nguyên được phát triển hoàn toàn dựa vào các tàu thuộc lớp Kilo của Nga, và Trung Quốc đã cho cải tiến rất nhiều, hiện nay thì nó tương đương với các tàu lớp Lada của Nga. Chiếc lớp Nguyên được cho rằng có các hệ thống đẩy không khí độc lập (air-independence propulsion) nhằm tạo ít tiếng ồn hơn khi hoạt động, tương tự như những thế hệ tàu ngầm SSK hiện đại nhất của phương Tây. Trung Quốc có 2 loại: -A và –B cho chiếc Nguyên, trong tương lai Trung Quốc sẽ cho ra đời các tàu lớp Nguyên được trang bị động cơ đẩy bơm phản lực (Pump-Jet Propulsion)
Chiếc Nguyên cùng với một biên đội Kilos.
Tàu ngầm lớp Kilo được trang bị thuỷ lôi Shkval và tên lửa hành trình săn tàu chiến Club, đặc biệt hiệu quả khi hoạt động ngần bờ. Căn cứ chính của Kilos tại Qiangtouzhen (???), phía Nam của Thượng Hải (Shanghai)
Các tàu SSK hiện đại khác của PLAN là Type-039 và Type-039G/G1 lớp Tống (Song). Được phát triển giữa những năm 1990 và chịu nhiều ảnh hưởng của các thiết kế của Pháp, nhưng vẫn còn nhiều chi tiết giống với các lớp cũ là Romeo và Minh.
Nguyên bản của chiếc Tống tương tự như chiếc lớp Minh, nhưng ngần đây đã được cải tiến thành “G” và “G1” nhằm giảm thiếu tiếng ồn khi hoạt động.
Trung Quốc cũng đang triển khai một số lượng lớn các tàu ngầm diesel lớo Minh và Romeo. Chiếc lớp Minh được phát triển từ lớp Romeo và được sản xuất bởi chính Trung Quốc, nhưng không đáng tin cậy. Hầu hết các tàu lớp Romeo đã được cho nghỉ hưu và các chiếc lớp Minh cũng sẽ vậy
KHông có báo cáo nào về việc Trung Quốc sử dụng tàu ngầm huấn luyện, nhưng điều này không bị loại trừ. Trong quá khứ Trung Quốc đã có vài tàu ngầm huấn luyện, chủ yếu là dạng prototypes, trên Google Earth có thể thấy một chiếc tàu ngầm huấn luyện của Trung Quốc ở trên bờ.
P/S: chú ý các hình ảnh vệ tinh được lấy từ Google Earth, trên các ảnh vệ tinh có Kinh Vĩ Độ, các bác có thể tự bật Google Earth lên và browse.
Còn tiếp: Tàu tàng hình và tàu tấn công.
Cũng như các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân SSBN, hải quân Trung Quốc PLAN (People Liberation Army Naval) còn sở hữu một lượng đáng kể các hạm đội tàu ngầm ngày càng tiên tiến bao gồm cả tàu hạt nhân và tàu tấn công qui ước.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân. (SSN – Submarine Nuclear)
- 5 chiếc lớp Hán (Han), type-091.
- 2 chiếc Type-093 lớp Thượng (Shang), dự trù là 5 chiếc.
Tàu ngầm lớp Thượng (Shang) Type-093 là tàu thuộc lực lượng nòng cốt của đội tàu ngầm hạt nhân của hải quân Trung Quốc. Tàu lớp Thượng thường được xem như là ngang hang với tàu lớp Los Angeles đời đầu của Hoa Kỳ và là mối đe doạ đáng ngại đối với các tranh chấp hiện nay, đặc biệt là đối với các hệ thống vũ khi chống tàu ngầm ASW – Anti-Submarine Warfare. Hải Quân Trung Quốc sử dụng tàu ngầm rất thường xuyên và bí mật, thậm chí còn theo dõi các nhóm tàu sân bay của Hoa Kỳ. Đặc tính kỹ thuật và trang bị vũ khí của tàu lớp Thượng không được biết rõ, như nhiều khả năng được trang bị thuỷ lôi tương tự loại VA-111Shkval-E của Nga và tên lửa chống tàu và chí cả tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu trên bộ.
Chiếc Thượng được đúc kết các cải tiến từ chiếc Hán. Đấy là những chiếc tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc và có rất nhiều điểm tương đồng với chiếc lớp Hạ Type-092 SSBN. Chiếc Hán có thiết kế của thập niên 1970 nhưng hoạt động khá ổn định, ngần đây các hình ảnh vệ tinh cho thấy ít nhất một chiếc lớp Hán đang được nâng cấp các trang bị vũ khí.
Tàu ngầm tấn công qui ước - SSK (Diesel Electric hunter-Killer Submarine)
- 4 chiếc Type-041A/B lớp Nguyên (Yuan).
- 10 chiếc Type 636 lớp Kilo (Việt Nam ta đến 2016 thì cũng có 6 chiếc)
- 2 chiếc Type 877-EKM lớp Kilo.
- 16 chiếc Type-039/G/G1 lớp Tống (Song)
- 10 đến 15 chiếc Type-035 lớp Minh (Ming).
- 5-8 chiếc Type-033 lớp Romeo.
- Tàu ngầm tấn công qui ước SSK đáng ngại nhất của Trung Quốc hiện đang được triển khai là các tàu Type-041 lớp Nguyên. Chiếc lớp Nguyên được phát triển hoàn toàn dựa vào các tàu thuộc lớp Kilo của Nga, và Trung Quốc đã cho cải tiến rất nhiều, hiện nay thì nó tương đương với các tàu lớp Lada của Nga. Chiếc lớp Nguyên được cho rằng có các hệ thống đẩy không khí độc lập (air-independence propulsion) nhằm tạo ít tiếng ồn hơn khi hoạt động, tương tự như những thế hệ tàu ngầm SSK hiện đại nhất của phương Tây. Trung Quốc có 2 loại: -A và –B cho chiếc Nguyên, trong tương lai Trung Quốc sẽ cho ra đời các tàu lớp Nguyên được trang bị động cơ đẩy bơm phản lực (Pump-Jet Propulsion)
Chiếc Nguyên cùng với một biên đội Kilos.
Tàu ngầm lớp Kilo được trang bị thuỷ lôi Shkval và tên lửa hành trình săn tàu chiến Club, đặc biệt hiệu quả khi hoạt động ngần bờ. Căn cứ chính của Kilos tại Qiangtouzhen (???), phía Nam của Thượng Hải (Shanghai)
Các tàu SSK hiện đại khác của PLAN là Type-039 và Type-039G/G1 lớp Tống (Song). Được phát triển giữa những năm 1990 và chịu nhiều ảnh hưởng của các thiết kế của Pháp, nhưng vẫn còn nhiều chi tiết giống với các lớp cũ là Romeo và Minh.
Nguyên bản của chiếc Tống tương tự như chiếc lớp Minh, nhưng ngần đây đã được cải tiến thành “G” và “G1” nhằm giảm thiếu tiếng ồn khi hoạt động.
Trung Quốc cũng đang triển khai một số lượng lớn các tàu ngầm diesel lớo Minh và Romeo. Chiếc lớp Minh được phát triển từ lớp Romeo và được sản xuất bởi chính Trung Quốc, nhưng không đáng tin cậy. Hầu hết các tàu lớp Romeo đã được cho nghỉ hưu và các chiếc lớp Minh cũng sẽ vậy
KHông có báo cáo nào về việc Trung Quốc sử dụng tàu ngầm huấn luyện, nhưng điều này không bị loại trừ. Trong quá khứ Trung Quốc đã có vài tàu ngầm huấn luyện, chủ yếu là dạng prototypes, trên Google Earth có thể thấy một chiếc tàu ngầm huấn luyện của Trung Quốc ở trên bờ.
P/S: chú ý các hình ảnh vệ tinh được lấy từ Google Earth, trên các ảnh vệ tinh có Kinh Vĩ Độ, các bác có thể tự bật Google Earth lên và browse.
Còn tiếp: Tàu tàng hình và tàu tấn công.