Hải trình nhật ký: Đi về phía Ban Mai
Lời giới thiệu
Một chuyến đi dài. Bộn bề, ngổn ngang và lâng lâng những cảm xúc. Đúng cả nghĩa bóng và nghĩa đen khi đến giờ thấy mình vẫn còn bồng bềnh như trên sóng. Lính hải quân người ta gọi cảm giác ấy là Say đất. Nhưng có lẽ mình đã Say sóng, giờ Say đất và sẽ còn Say mãi cái tình của những gương mặt đã gặp; dù ngắn ngủi nhưng như đã trở thành bằng hữu tâm giao. Ấy không chỉ đơn thuần là cái Tình của hai người bạn hữu duyên mà còn lớn hơn nữa; đó là cái Tình của những người con Việt đối với giang sơn cẩm tú.
Vâng, đã từng có mặt trên những con tầu ở Biển Bắc, Đại Tây dương, Địa Trung Hải, lần này tôi mới có dịp đi trên biển lớn của Tổ quốc trên một con tầu của Hải quân Nhân dân Việt Nam oai hùng để đi về phía Ban Mai của tổ quốc: Về Trường Sa.
Cảm xúc đến ào ạt quá, mãnh liệt quá đặc biệt vào đúng những ngày tháng kỷ niệm chiến thắng của cả dân tộc nên quả nhiên rất khó để hệ thống lại bài bản, dẫn dắt câu chuyện một cách lớp lang, bài vở. Chỉ biết rằng, cho dù không thể đưa gia đình nhỏ bé đi xem bắn pháo hoa tối 30/4, hay duỗi dài người dưới nắng vàng, biển xanh của một resort nào đó cùng ly Margarita lạnh quắn môi (hic, dấu đôi mắt khả nghi sau cặp kính mắt để dõi theo những cô gái chân dài, mắt ướt ... tả thế cho nó hiện thực nhỉ) thì kỳ nghỉ này vẫn mãi sẽ là kỳ nghỉ có ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi.
Không có bức ảnh nào hơn để đưa vào lời giới thiệu này xứng đáng hơn ảnh tấm poster này - tầm poster mà chắc rằng có mặt trên mọi con tầu, mọi căn cứ cũng như mọi con tim của mỗi người lính Hải quân Nhân dân Việt Nam
Lên đường
Mỗi lần quay lại Sài Gòn đều muốn trèo lên cao cao một chút, phóng tầm mắt ra xa. Có thế mới thấy được sự nảy nở đến từng giờ của thành phố.
Những khối nhà, những tay cẩu ken kín chân trời
Đường phố cờ hoa luôn tấp nập không chỉ trong Tết thống nhất ... Sài Gòn đẹp quá Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi ...
Sài Gòn hôm nay còn có cả những du thuyền xa xỉ cùa lớp thượng lưu ... không giống như con thuyền của các anh đi ra biển
Có chăng nét thân thuộc cũ chính là những con phà bến Thủ Thiêm A vẫn cần mẫn hàng ngày nối liền giao thông hai bờ sông Sài Gòn trong khi chờ đợi thời điểm kết thúc sứ mệnh lịch sử. Có lẽ thời khắc ấy cũng không còn xa khi thành phố đã có vô số những cây cầu và sắp tới là cả con đường ngầm rộng thênh thênh...
Vài bước loanh quanh lại thấy mình đang đứng trước nơi đã từng là Givral Cafe. Thẫn thờ vác máy ảnh về tay không vì mong muốn 1 lần nữa được ngồi ở Givral để chứng kiến nhịp đời Sài Gòn đã không thể thành hiện thực. Buồn. Có lẽ ở góc phố đó rồi sẽ có 1 Givral mới ... nhưng chắc cảm xúc sẽ chẳng được cũ kỹ như xưa.
Nên chăng tôi phải thay đổi chính mình ...
Tiễn chân chúng tôi đi về phía Ban Mai Tổ quốc có nắng sớm Sài Gòn. Một buổi sớm mai như bao buổi sớm mai. Tiếng xe, tiếng rao quà và có cả tiếng chim hót trên cao. Không khí cập rập trước phút lên đường làm tôi như sống lại những ngày xếp bút nghiên lên đường làm nghĩa vụ đời trai năm nào.
Màu trắng áo lính thủy như trắng hơn trong nắng sớm. Và phía ngoài kia, biển xanh đang vẫy gọi. Tôi thấy mình như ghen tỵ với các anh ... bởi tôi không có vinh dự được đứng trong hàng ngũ ấy ...
Tiễn chúng tôi không chỉ có những hàng quân uy vũ, có cả những nụ cười ...
Và những ánh mắt xa xăm của những người em gái hải quân
Cô bé nhà bên ... Có ai ngờ ... Cũng đi vào lính thủy
Con tầu của chúng tôi rúc lên 3 hồi còi dài âm âm chào cảng, chào những người đồng chí và hướng mũi về phía biển khơi ...
Kẻ ở, người đi. Trăm lần như một, cuộc chia tay nào hướng về nơi ấy cũng bịn rịn và đầy ý nghĩa.
Hải cảng và những con tầu đang dần lùi lại để chúng tôi đến với cực Đông, nơi đón những ánh ban mai đầu tiên Tổ quốc
Sóng nước sông Sài Gòn cũng tiễn bước chúng tôi ...
Nhịp sống lao động vẫn cứ tiếp diễn như hằng ngày vẫn thế ...
Tầu chúng tôi đi qua Cần Giờ, nơi xưa kia đã từng là căn cứ nổi tiếng của lực lượng đặc công rừng Sác. Có đi qua mới thấu hiểu sao người ta đã từng nói "Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù". Từng rễ cây sú, cây vẹt, cây được ken chặt lấy nhau ... Che chở cho các anh còn có cả lòng dân nữa
Có lẽ cũng đã lău lắm rồi tôi mới được hưởng lại cảnh sông nước Nam Bộ như vậy ... Sảng khoái từ trong ra ngoài
Văng vẳng đâu đây một giọng hò sông nước ...
Xây nhà kiên cố để nuôi yến hoang dã đang là một nghề phát triển nơi đây. Tiếng chim yến mồi được phát ra loa nghe rất vui tai ... Có lẽ phải vào tìm hiểu cặn kẽ trong một chuyến đi khác ... "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" - Chuẩn.
Một con tầu cao tốc rẽ sóng chạy ngược về phía Sài Thành hoa lệ ...
Mô hình được nhân rộng, chắc phải có thu nhập tốt ... Sao chim yến lại thích về đây? Phải chăng, "Đất lành chim đậu"
Thấm thoắt, tầu đã ra cần đến Cấp (Vũng Tầu, cách gọi của người Sài Gòn xưa). Sóng, gió bắt đầu lớn hơn. Con tầu của chúng tôi với lượng dãn nước hơn 1.000 tấn vẫn cứ miệt mài đè sóng hướng thẳng khơi xa
Biển khơi giờ đây đã thành một màu tím thẫm; không còn màu xanh lá như phía cửa sông. Lúc này mới hiểu sao bộ binh phục hải quân lại mang màu trắng và tím thẫm ...
Mũi tầu của chúng tôi
Một con tầu Made in Vietnam với 16 năm phục vụ trong quân ngũ (có lẽ máy nhập của nước ngoài). Nếu ngày hạ thủy coi như chiếc tầu này được phong quân hàm thiếu úy chỉ huy thì năm nay cũng đã đến niên hạn phong trung tá rồi đó các bác ạ. Nghe đâu, tầu Hoa Sen cũng đã chuyển về cho Hải quân quản lý ... nếu vậy, chắc anh em đi công tác sẽ đỡ vất vả hơn nhiều đó
Boong cứu sinh (cũng là hội trường lớn ngoài trời nơi diễn ra mọi sự kiện trên tầu)
Từ mũi tầu nhìn lại boong cứu sinh và khoang lái (kabin thuyền trưởng)
Cánh tay cẩu để hạ cano
Khoang lái với những sĩ quan hải quân rất trẻ nhưng mang trong mình tình yêu biển đảo lớn lao
Hành lang dọc tầu dẫn đến phòng ăn chính của tầu (hai bên là các dãy phòng với 8 giường/phòng). Nội thất bài trí từa tựa tầu Thống Nhất Bắc Nam
Sóng trào cấp 3. Mấy hành khách trẻ lúc đầu giờ còn ra trước mũi tầu thử cảm giác giang cánh của Titanic nay đã lui xuống phòng để lấy lại thăng bằng cho cái tiền đình thành thị. Một số đã phụ lòng Tổ phục vụ mà bỏ mất bữa cơm nặng tình lính biển hết lòng chiều khách ... Cũng chẳng thiếu thứ gì so với đất liền
Thân tầu lắc, nhồi theo hình tròn (kiểu dao động như mũi khoan vậy). Đầu hơi biêng biêng và dạ dày thực sự có cảm giác quặn lại, khan và nôn nao trên cổ. Vẫn cố giữ tư thế cựu binh mà và lấy 2 lưng cơm + nước rau để làm vui lòng anh em chiến hữu. Như thấu hiểu, Chuẩn đô đốc Nguyễn Cộng Hòa, phó Chính ủy Hải quân cười rất hiền và nói với anh em dân sự theo đoàn: Với Hải quân thì sóng cấp 3 chưa được tính sóng đâu ...
Trường Sa Lớn - Thủ đô Đảo nổi
Cuối cùng, sau gần 50 tiếng lênh đênh, còn chưa tỉnh hẳn sau bữa rượu tối chào nhau làm quen (lính thủy cũng thẹn gớm, phải đợi đến tối thứ hai mới hiểu nhau một cách chừng mực được), tôi cũng nghe tiếng gọi nhau í ới, tiếng bước chân thình thịch trên boong ... rồi các anh chị em trong đoàn cũng rậm rịch lấy đồ lề hòm xiểng. Tới Trường Sa Lớn rồi - Thủ đô đảo nổi.
Cái ảnh này cắt cúp thì đẹp hơn chút (tính em hơi cầu kỳ đoạn ảnh ọt) ... từ cầu cảng nhìn ra phía biển
Nói thực là nhìn thấy đảo mà cảm động rưng rưng (hay là em mong manh dễ vỡ quá) ... Biết bao lần đọc báo, nghe đài, xem TV ... đến hôm nay mới đặt được chân lên đảo. Mé phải ...
Đây cũng là đảo được kiên cố hóa nhiều nhất, nhiều công trình nhất trong quần đảo Trường Sa. Mé trái đảo ...
Xuống khỏi tầu, bước lên cầu cảng mà ngỡ cứ như mơ vậy
Và kia rồi cột mốc chủ quyền, hiên ngang sừng sững ở vị trí trung tâm đảo. Trời nắng chang chang như đổ lửa, giữa đường băng nóng như chảo rang mà anh em chúng tôi trong đoàn, bất kể quân, dân, thân, sơ, phật, lương đều đứng sát bên nhau mà ngắm mãi lá cờ đỏ sao vàng bay phần phật trên nền trời xanh biếc ...
Máu chạy trong huyết quản rần rật, cứ ngây cả người ra mà chẳng biết nói gì với nhau nữa
Một cách thật bản năng, trong đầu tôi văng vẳng mấy câu thơ của Lý Thường Kiệt năm nào ...
[blockquote][blockquote][blockquote]Nam Quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư[/blockquote][/blockquote][/blockquote]Cũng có những hàng quân đón tiếp chúng tôi nhưng không khí chộn rộn, ấm áp tình người ...
Khoái nhất là ku cậu này, được con xế từ đất liền gửi ra đón tận cầu cảng luôn ... mảng vui quên cả xếp hàng ... Chợt bỗng nghĩ đến, lâu lắm rồi không thấy đứa trẻ nào mong ước mình đi làm lính thủy cả ... Chẹp, trẻ con bây giờ chỉ thích làm CEO, âu cũng là thời cuộc phỏng ạ
Những công dân trên đảo cũng xúng xính quần áo ra đón đoàn chúng tôi. Tôi biết họ vui thật lòng chứ không chỉ vì quay phim chụp ảnh ...
Nguyễn Đức Thiện, nhỏ con nhưng đĩnh đạc, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa Lớn. Kỹ sư hóa thực phẩm nhưng không nề hà nhận nhiệm vụ công tác ngoài đảo xa ... Gương mặt rất lành và tươi ...
Thế rồi như chưa từng say sóng, nhóm văn công cứ thế đàn hát bập bùng ... ai có việc gì cứ làm, vừa làm vừa nghe ... Tiếng hát với cây ghi ta thùng giữa đảo xa sao mà giá trị đến thế làm tôi nhớ lại ngày nào gõ ca cho đồng đội hát trên cao điểm năm nào
Chỉ lính đảo xa mới có, cây đàn ghita một dây ... Chỉ lính đảo xa mới hát ... Át tiếng sóng, át tiếng gió ...
FROM OF
http://otofun.net/showthr..php?t=168863&page=4
Lời giới thiệu
Một chuyến đi dài. Bộn bề, ngổn ngang và lâng lâng những cảm xúc. Đúng cả nghĩa bóng và nghĩa đen khi đến giờ thấy mình vẫn còn bồng bềnh như trên sóng. Lính hải quân người ta gọi cảm giác ấy là Say đất. Nhưng có lẽ mình đã Say sóng, giờ Say đất và sẽ còn Say mãi cái tình của những gương mặt đã gặp; dù ngắn ngủi nhưng như đã trở thành bằng hữu tâm giao. Ấy không chỉ đơn thuần là cái Tình của hai người bạn hữu duyên mà còn lớn hơn nữa; đó là cái Tình của những người con Việt đối với giang sơn cẩm tú.
Vâng, đã từng có mặt trên những con tầu ở Biển Bắc, Đại Tây dương, Địa Trung Hải, lần này tôi mới có dịp đi trên biển lớn của Tổ quốc trên một con tầu của Hải quân Nhân dân Việt Nam oai hùng để đi về phía Ban Mai của tổ quốc: Về Trường Sa.
Cảm xúc đến ào ạt quá, mãnh liệt quá đặc biệt vào đúng những ngày tháng kỷ niệm chiến thắng của cả dân tộc nên quả nhiên rất khó để hệ thống lại bài bản, dẫn dắt câu chuyện một cách lớp lang, bài vở. Chỉ biết rằng, cho dù không thể đưa gia đình nhỏ bé đi xem bắn pháo hoa tối 30/4, hay duỗi dài người dưới nắng vàng, biển xanh của một resort nào đó cùng ly Margarita lạnh quắn môi (hic, dấu đôi mắt khả nghi sau cặp kính mắt để dõi theo những cô gái chân dài, mắt ướt ... tả thế cho nó hiện thực nhỉ) thì kỳ nghỉ này vẫn mãi sẽ là kỳ nghỉ có ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi.
Không có bức ảnh nào hơn để đưa vào lời giới thiệu này xứng đáng hơn ảnh tấm poster này - tầm poster mà chắc rằng có mặt trên mọi con tầu, mọi căn cứ cũng như mọi con tim của mỗi người lính Hải quân Nhân dân Việt Nam
Lên đường
Mỗi lần quay lại Sài Gòn đều muốn trèo lên cao cao một chút, phóng tầm mắt ra xa. Có thế mới thấy được sự nảy nở đến từng giờ của thành phố.
Những khối nhà, những tay cẩu ken kín chân trời
Đường phố cờ hoa luôn tấp nập không chỉ trong Tết thống nhất ... Sài Gòn đẹp quá Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi ...
Sài Gòn hôm nay còn có cả những du thuyền xa xỉ cùa lớp thượng lưu ... không giống như con thuyền của các anh đi ra biển
Có chăng nét thân thuộc cũ chính là những con phà bến Thủ Thiêm A vẫn cần mẫn hàng ngày nối liền giao thông hai bờ sông Sài Gòn trong khi chờ đợi thời điểm kết thúc sứ mệnh lịch sử. Có lẽ thời khắc ấy cũng không còn xa khi thành phố đã có vô số những cây cầu và sắp tới là cả con đường ngầm rộng thênh thênh...
Vài bước loanh quanh lại thấy mình đang đứng trước nơi đã từng là Givral Cafe. Thẫn thờ vác máy ảnh về tay không vì mong muốn 1 lần nữa được ngồi ở Givral để chứng kiến nhịp đời Sài Gòn đã không thể thành hiện thực. Buồn. Có lẽ ở góc phố đó rồi sẽ có 1 Givral mới ... nhưng chắc cảm xúc sẽ chẳng được cũ kỹ như xưa.
Nên chăng tôi phải thay đổi chính mình ...
Tiễn chân chúng tôi đi về phía Ban Mai Tổ quốc có nắng sớm Sài Gòn. Một buổi sớm mai như bao buổi sớm mai. Tiếng xe, tiếng rao quà và có cả tiếng chim hót trên cao. Không khí cập rập trước phút lên đường làm tôi như sống lại những ngày xếp bút nghiên lên đường làm nghĩa vụ đời trai năm nào.
Màu trắng áo lính thủy như trắng hơn trong nắng sớm. Và phía ngoài kia, biển xanh đang vẫy gọi. Tôi thấy mình như ghen tỵ với các anh ... bởi tôi không có vinh dự được đứng trong hàng ngũ ấy ...
Tiễn chúng tôi không chỉ có những hàng quân uy vũ, có cả những nụ cười ...
Và những ánh mắt xa xăm của những người em gái hải quân
Cô bé nhà bên ... Có ai ngờ ... Cũng đi vào lính thủy
Con tầu của chúng tôi rúc lên 3 hồi còi dài âm âm chào cảng, chào những người đồng chí và hướng mũi về phía biển khơi ...
Kẻ ở, người đi. Trăm lần như một, cuộc chia tay nào hướng về nơi ấy cũng bịn rịn và đầy ý nghĩa.
Hải cảng và những con tầu đang dần lùi lại để chúng tôi đến với cực Đông, nơi đón những ánh ban mai đầu tiên Tổ quốc
Sóng nước sông Sài Gòn cũng tiễn bước chúng tôi ...
Nhịp sống lao động vẫn cứ tiếp diễn như hằng ngày vẫn thế ...
Tầu chúng tôi đi qua Cần Giờ, nơi xưa kia đã từng là căn cứ nổi tiếng của lực lượng đặc công rừng Sác. Có đi qua mới thấu hiểu sao người ta đã từng nói "Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù". Từng rễ cây sú, cây vẹt, cây được ken chặt lấy nhau ... Che chở cho các anh còn có cả lòng dân nữa
Có lẽ cũng đã lău lắm rồi tôi mới được hưởng lại cảnh sông nước Nam Bộ như vậy ... Sảng khoái từ trong ra ngoài
Văng vẳng đâu đây một giọng hò sông nước ...
Xây nhà kiên cố để nuôi yến hoang dã đang là một nghề phát triển nơi đây. Tiếng chim yến mồi được phát ra loa nghe rất vui tai ... Có lẽ phải vào tìm hiểu cặn kẽ trong một chuyến đi khác ... "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" - Chuẩn.
Một con tầu cao tốc rẽ sóng chạy ngược về phía Sài Thành hoa lệ ...
Mô hình được nhân rộng, chắc phải có thu nhập tốt ... Sao chim yến lại thích về đây? Phải chăng, "Đất lành chim đậu"
Thấm thoắt, tầu đã ra cần đến Cấp (Vũng Tầu, cách gọi của người Sài Gòn xưa). Sóng, gió bắt đầu lớn hơn. Con tầu của chúng tôi với lượng dãn nước hơn 1.000 tấn vẫn cứ miệt mài đè sóng hướng thẳng khơi xa
Biển khơi giờ đây đã thành một màu tím thẫm; không còn màu xanh lá như phía cửa sông. Lúc này mới hiểu sao bộ binh phục hải quân lại mang màu trắng và tím thẫm ...
Mũi tầu của chúng tôi
Một con tầu Made in Vietnam với 16 năm phục vụ trong quân ngũ (có lẽ máy nhập của nước ngoài). Nếu ngày hạ thủy coi như chiếc tầu này được phong quân hàm thiếu úy chỉ huy thì năm nay cũng đã đến niên hạn phong trung tá rồi đó các bác ạ. Nghe đâu, tầu Hoa Sen cũng đã chuyển về cho Hải quân quản lý ... nếu vậy, chắc anh em đi công tác sẽ đỡ vất vả hơn nhiều đó
Boong cứu sinh (cũng là hội trường lớn ngoài trời nơi diễn ra mọi sự kiện trên tầu)
Từ mũi tầu nhìn lại boong cứu sinh và khoang lái (kabin thuyền trưởng)
Cánh tay cẩu để hạ cano
Khoang lái với những sĩ quan hải quân rất trẻ nhưng mang trong mình tình yêu biển đảo lớn lao
Hành lang dọc tầu dẫn đến phòng ăn chính của tầu (hai bên là các dãy phòng với 8 giường/phòng). Nội thất bài trí từa tựa tầu Thống Nhất Bắc Nam
Sóng trào cấp 3. Mấy hành khách trẻ lúc đầu giờ còn ra trước mũi tầu thử cảm giác giang cánh của Titanic nay đã lui xuống phòng để lấy lại thăng bằng cho cái tiền đình thành thị. Một số đã phụ lòng Tổ phục vụ mà bỏ mất bữa cơm nặng tình lính biển hết lòng chiều khách ... Cũng chẳng thiếu thứ gì so với đất liền
Thân tầu lắc, nhồi theo hình tròn (kiểu dao động như mũi khoan vậy). Đầu hơi biêng biêng và dạ dày thực sự có cảm giác quặn lại, khan và nôn nao trên cổ. Vẫn cố giữ tư thế cựu binh mà và lấy 2 lưng cơm + nước rau để làm vui lòng anh em chiến hữu. Như thấu hiểu, Chuẩn đô đốc Nguyễn Cộng Hòa, phó Chính ủy Hải quân cười rất hiền và nói với anh em dân sự theo đoàn: Với Hải quân thì sóng cấp 3 chưa được tính sóng đâu ...
Trường Sa Lớn - Thủ đô Đảo nổi
Cuối cùng, sau gần 50 tiếng lênh đênh, còn chưa tỉnh hẳn sau bữa rượu tối chào nhau làm quen (lính thủy cũng thẹn gớm, phải đợi đến tối thứ hai mới hiểu nhau một cách chừng mực được), tôi cũng nghe tiếng gọi nhau í ới, tiếng bước chân thình thịch trên boong ... rồi các anh chị em trong đoàn cũng rậm rịch lấy đồ lề hòm xiểng. Tới Trường Sa Lớn rồi - Thủ đô đảo nổi.
Cái ảnh này cắt cúp thì đẹp hơn chút (tính em hơi cầu kỳ đoạn ảnh ọt) ... từ cầu cảng nhìn ra phía biển
Nói thực là nhìn thấy đảo mà cảm động rưng rưng (hay là em mong manh dễ vỡ quá) ... Biết bao lần đọc báo, nghe đài, xem TV ... đến hôm nay mới đặt được chân lên đảo. Mé phải ...
Đây cũng là đảo được kiên cố hóa nhiều nhất, nhiều công trình nhất trong quần đảo Trường Sa. Mé trái đảo ...
Xuống khỏi tầu, bước lên cầu cảng mà ngỡ cứ như mơ vậy
Và kia rồi cột mốc chủ quyền, hiên ngang sừng sững ở vị trí trung tâm đảo. Trời nắng chang chang như đổ lửa, giữa đường băng nóng như chảo rang mà anh em chúng tôi trong đoàn, bất kể quân, dân, thân, sơ, phật, lương đều đứng sát bên nhau mà ngắm mãi lá cờ đỏ sao vàng bay phần phật trên nền trời xanh biếc ...
Máu chạy trong huyết quản rần rật, cứ ngây cả người ra mà chẳng biết nói gì với nhau nữa
Một cách thật bản năng, trong đầu tôi văng vẳng mấy câu thơ của Lý Thường Kiệt năm nào ...
[blockquote][blockquote][blockquote]Nam Quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư[/blockquote][/blockquote][/blockquote]Cũng có những hàng quân đón tiếp chúng tôi nhưng không khí chộn rộn, ấm áp tình người ...
Khoái nhất là ku cậu này, được con xế từ đất liền gửi ra đón tận cầu cảng luôn ... mảng vui quên cả xếp hàng ... Chợt bỗng nghĩ đến, lâu lắm rồi không thấy đứa trẻ nào mong ước mình đi làm lính thủy cả ... Chẹp, trẻ con bây giờ chỉ thích làm CEO, âu cũng là thời cuộc phỏng ạ
Những công dân trên đảo cũng xúng xính quần áo ra đón đoàn chúng tôi. Tôi biết họ vui thật lòng chứ không chỉ vì quay phim chụp ảnh ...
Nguyễn Đức Thiện, nhỏ con nhưng đĩnh đạc, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa Lớn. Kỹ sư hóa thực phẩm nhưng không nề hà nhận nhiệm vụ công tác ngoài đảo xa ... Gương mặt rất lành và tươi ...
Thế rồi như chưa từng say sóng, nhóm văn công cứ thế đàn hát bập bùng ... ai có việc gì cứ làm, vừa làm vừa nghe ... Tiếng hát với cây ghi ta thùng giữa đảo xa sao mà giá trị đến thế làm tôi nhớ lại ngày nào gõ ca cho đồng đội hát trên cao điểm năm nào
Chỉ lính đảo xa mới có, cây đàn ghita một dây ... Chỉ lính đảo xa mới hát ... Át tiếng sóng, át tiếng gió ...
FROM OF
http://otofun.net/showthr..php?t=168863&page=4
Last edited by a moderator:
Chủ đề tương tự
Người đăng:
Thảo Điền 68
Ngày đăng:
Người đăng:
Lopxehaitrieu.com
Ngày đăng:
Người đăng:
Ẩn sĩ quận Sáu
Ngày đăng: