Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng C
7/5/15
741
975
93
37
Sài Gòn
bác quên "khúc ruột ngàn dặm rồi" hả ?

cũng khoảng 9-10 tỏi ton thì cũng qua được con trăng này, sau này đảo nợ vay tiếp
Khúc đó đâu có tiêu hóa vô mấy ổng hết đâu bác, người ta gửi về cho gia đình người ta chứ có gửi vô ngân khố Nhà máy Nước đâu.
Với tình hình KT như bây giờ người nhận tiền cũng ít tiêu xài đi. Nếu có tiêu xài thì cũng khó về tay Nhà máy Nước vì các thương hiệu ngoại quốc bây giờ lại được chuộng hơn vì chất lượng, mẫu mã, uy tín hơn. Trừ mì gói :D
Khi họ mua hàng ngoại thì tiền lời bọn dãy chết nó cầm, Nhà máy Nước chỉ lấy được thuế thôi. 10 tỏi Obama mà mang ra xài hết thì Nhà máy Nước được khoảng trên dưới 1 tỏi.
Mà em đọc báo Mẽo thống kê 2 năm 2013-2014 Khúc ruột gửi về 13-14 tỏi Obama chứ ko phải 9-10 tỏi đâu bác. Kinh thiệt.
 
  • Like
Reactions: thangtnl
Hạng B1
25/8/15
93
318
53
38
Giá cứ tăng mà đô thị hóa và giãn dân vẫn không theo kịp thì chỉ chờ ngày bong bóng nổ. Nổ xong vài ba năm sau lại bong bóng tiếp...rồi lại nổ...
Việc giãn dân ra các vùng ven SG và các tỉnh lân cận là việc rất hợp lý, hạ tầng SG đang quá tải. Tuy nhiên, các bác nhà ta hình như chỉ quan tâm ( hoặc chưa đủ tiền) nên chỉ mới nghĩ đầu tư đất nền, căn hộ và đường xá vẽ cho đẹp vào nhưng việc phát triển công ăn việc làm đi kèm dường như chưa được hợp lý.

Đại đa số dân nhập cư, họ rời bỏ quê hương cố bám trụ trên mảnh đất SG thì cứ khu trung tâm mà bám. Từ việc bán cà phê cóc, hủ tiếu gõ, mua ve chai đến các công việc văn phòng, kế toán.....Các công ty vẫn đang bám trụ thuê văn phòng khu trung tâm thì dân khó mà giãn. Còn các nhà máy/xí nghiệp phải ra vùng ven nhưng đa phần là công nhân thu nhập thấp thì lấy đâu ra mua những nền đất/căn hộ giá ngất ngưỡng của các chủ đầu tư. Bộ phận trí thức ở các nhà máy họ lại chấp nhận đi xa mà cố bám trụ trung tâm để con cái học hành, tối về còn tụ tập bạn bè, tại sao phải ra ngoại thành. Các bác ra Hà Nội sẽ thấy, ngách, ngõ nhỏ xíu, chung cư chật chội nhưng họ vẫn cố bám trung tâm vì cuộc sống.
 
Hạng C
7/5/15
741
975
93
37
Sài Gòn
Việc giãn dân ra các vùng ven SG và các tỉnh lân cận là việc rất hợp lý, hạ tầng SG đang quá tải. Tuy nhiên, các bác nhà ta hình như chỉ quan tâm ( hoặc chưa đủ tiền) nên chỉ mới nghĩ đầu tư đất nền, căn hộ và đường xá vẽ cho đẹp vào nhưng việc phát triển công ăn việc làm đi kèm dường như chưa được hợp lý.

Đại đa số dân nhập cư, họ rời bỏ quê hương cố bám trụ trên mảnh đất SG thì cứ khu trung tâm mà bám. Từ việc bán cà phê cóc, hủ tiếu gõ, mua ve chai đến các công việc văn phòng, kế toán.....Các công ty vẫn đang bám trụ thuê văn phòng khu trung tâm thì dân khó mà giãn. Còn các nhà máy/xí nghiệp phải ra vùng ven nhưng đa phần là công nhân thu nhập thấp thì lấy đâu ra mua những nền đất/căn hộ giá ngất ngưỡng của các chủ đầu tư. Bộ phận trí thức ở các nhà máy họ lại chấp nhận đi xa mà cố bám trụ trung tâm để con cái học hành, tối về còn tụ tập bạn bè, tại sao phải ra ngoại thành. Các bác ra Hà Nội sẽ thấy, ngách, ngõ nhỏ xíu, chung cư chật chội nhưng họ vẫn cố bám trung tâm vì cuộc sống.
Chính xác, bác gãi đúng chỗ ngứa rồi :D LIKE
 
  • Like
Reactions: nguyenkhang101
Tập Lái
16/4/13
19
424
48
ồ bác đi mua nhà mà ko xem thị trường à? bác xem đầu năm 2016 có gì quan trọng nhất ở VN thì ĐH là nó đó
:"> Quả tình là ko biết nên mới hỏi bác ạ , nghĩ mỗi đến việc thi Đại Học =))
 
  • Like
Reactions: Châu Nguyễn
Hạng B2
27/8/13
254
443
63
Hehe thế hóa ra mợ chuyền bom cho em à? :3dmuonan:
Đâu phải, em vẫn còn ôm 1 trái bom, nhưng cái em chuyền cho bác là táo Mỹ chứ ko phải bom nguyên tử đâu :D
 
Hạng D
29/11/06
2.944
39.438
113
54
Nếu nói BĐS thì chung chung quá, em nghĩ chỉ có căn hộ bị ảnh hưởng thôi, nhà phố, đất nền ( đừng quá xa trung tâm) thì khó xuống. Cứ yên tâm đổ tiền vào đất. Vàng và USD bây giờ chưa có dấu hiệu khởi sắc. Chứng khoán hiện tại càng không ( với đại đa số ngoại trừ các đội lái). Áp lực phá giá VNĐ trong năm 2016 là chắc chắn, không dưới 3%, mặc dù vậy vẫn thua xa lãi suất tiền gửi VNĐ ( trung bình hiện nay là 6,5%), khả năng qua Tết Nguyên Đán lên 7% hoặc 7,5%. Các ngân hàng đang đổ dồn tiền cho các dự án BĐS mà bỏ quên đi các doanh nghiệp SXKD nhỏ và vừa trong nước đang phải gồng mình chịu sức ép hàng hóa nhập từ các nước ĐNA. Một cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động trong năm 2016 liệu có bắt đầu? Các ngân hàng đã bắt đầu tăng tốc trong cuộc đua huy động, liệu có đủ nguồn giải ngân cho các dự án BĐS trong năm 2016?

Mấy bác cứ đề cao đội lái,
Vậy đội lái - anh là ai ?
Anh có lỗ sặc máu hông ?
 
Tập Lái
6/9/11
3
12
3
Tiêu thụ căn hộ TP HCM cao kỷ lục
12 tháng qua, có 36.160 căn hộ được giao dịch thành công tại TP HCM, tăng 98% so với năm ngoái, nâng lượng tiêu thụ lên mức cao nhất từ trước đến nay tính theo chu kỳ một năm, theo CBRE Việt Nam.
Báo cáo quý IV/2015 của đơn vị này ghi nhận toàn thành phố có gần 42.000 căn hộ được chào bán trong cả năm. Nguồn cung mới tăng 122% so với năm trước. Lượng căn hộ tiêu thụ được trong 12 tháng qua đạt hơn 36.000 sản phẩm, thiết lập kỷ lục mới, đánh dấu mốc cao nhất từ trước đến nay tính theo chu kỳ một năm. Đặc biệt, trong tổng số sản phẩm bán được có khoảng 33.348 căn bán lẻ, phần còn lại được nhà đầu tư mua sỉ.
Riêng trong quý cuối cùng của năm 2015, TP HCM tiêu thụ 10.340 căn hộ, tăng 28% so với quý trước, trong đó có hơn 8.200 căn bán lẻ. Căn hộ trung và cao cấp có giá bán 1,3-5 tỷ đồng, chiếm 75% tổng giao dịch toàn thành phố trong năm qua. Điều này cho thấy người mua dần có xu hướng chọn những sản phẩm cao cấp hơn. Các giao dịch thành công tập trung phần lớn vào 2 điểm nóng: tại khu Đông chiếm 57%, trong khi khu Nam đạt 37%.
Trong năm 2015, giá căn hộ trên thị trường sơ cấp (chủ đầu tư mở bán) đạt mức trung bình 2.012 USD một m2, tăng 4,4% so với năm trước. Riêng giá bán sản phẩm cao cấp tăng vọt 8,3% so với 12 tháng qua, tập trung nhiều ở khu Đông Sài Gòn. Cá biệt những dự án có vị trí đẹp, chủ đầu tư uy tín, tỷ lệ tăng giá khoảng 10-15%, thậm chí cao hơn.
Đơn vị này dự kiến năm 2016, TP HCM tiếp tục đón hơn 45.000 căn hộ từ 90 dự án thuộc đủ mọi phân khúc. Tỷ trọng nguồn cung cao cấp và hạng sang trong năm tới có thể tăng thêm khoảng 20% so với năm 2015.

Link nguồn
 
Hạng B2
26/8/12
378
389
63
52
Việc giãn dân ra các vùng ven SG và các tỉnh lân cận là việc rất hợp lý, hạ tầng SG đang quá tải. Tuy nhiên, các bác nhà ta hình như chỉ quan tâm ( hoặc chưa đủ tiền) nên chỉ mới nghĩ đầu tư đất nền, căn hộ và đường xá vẽ cho đẹp vào nhưng việc phát triển công ăn việc làm đi kèm dường như chưa được hợp lý.

Đại đa số dân nhập cư, họ rời bỏ quê hương cố bám trụ trên mảnh đất SG thì cứ khu trung tâm mà bám. Từ việc bán cà phê cóc, hủ tiếu gõ, mua ve chai đến các công việc văn phòng, kế toán.....Các công ty vẫn đang bám trụ thuê văn phòng khu trung tâm thì dân khó mà giãn. Còn các nhà máy/xí nghiệp phải ra vùng ven nhưng đa phần là công nhân thu nhập thấp thì lấy đâu ra mua những nền đất/căn hộ giá ngất ngưỡng của các chủ đầu tư. Bộ phận trí thức ở các nhà máy họ lại chấp nhận đi xa mà cố bám trụ trung tâm để con cái học hành, tối về còn tụ tập bạn bè, tại sao phải ra ngoại thành. Các bác ra Hà Nội sẽ thấy, ngách, ngõ nhỏ xíu, chung cư chật chội nhưng họ vẫn cố bám trung tâm vì cuộc sống.
Người chưa về ở thì sao dịch vụ hay công ăn việc làm và trường học về được hả bác. Để người về thì giá phải hợp túi tiền, bên cạnh yếu tố giao thông. Ai cũng đầu cơ đất thì khi nào mới có giá hợp lý nổi. Túm lại là đợi xem bong bóng tiếp.
 
Status
Không mở trả lời sau này.