Hạng B1
27/6/12
89
138
33
Chào các Bác ..!
Sau khi xem lại các cung đường em đưa ra 1 hành trình mới có chút thay đổi so với chương trình củ.
Lộ trình củ ngày đầu sẽ qua cửa khẩu Mộc Bài/ Bavet (cách HCMC 70km) - Svayrieng - Kompong Cham - Kompong Thom - Anglong Veng - Siem Reap (Tồng số KM ngày đầu là 620km). Ngày thứ 2 tham quan đền Preahvihear và về Siem Reap theo đường Ang Long Veng ,Tham quan và ăn trưa ở Anglong Veng. Tồng số KM ngày đầu là 620km. ngày 2 là 230km
Lộ trình củ
Hành Trình Di Sản Đền PREAH VIHEAR – ANGKOR (5 ngày 4 đêm)

Lộ trình mới, ngày đầu sẽ qua cửa khẩu Xa Mát / Trabeng Plong (cách HCMC 140km) - Kompong Cham - Kompong Thom - Preahvihear (tổng số KM ngày đầu là 540KM) . Ngày thứ 2 tham quan đền Preahvihear và về Siem Reap theo đường 67 tham quan đền Kohker và đền Beng Mealea (số KM ngày 2 là 240km) , vì cung đường này xuyên qua các làng quê Cambodia và các cánh rừng không có nhà hàng ăn trưa, sẽ tổ chức ăn dã ngoại. Các ngày còn lại không thay đổi.
Lộ trình mới
Hành Trình Di Sản Đền PREAH VIHEAR – ANGKOR (5 ngày 4 đêm)

Koh Ker là tên một di tích nằm trong quần thể di tích Angkor, cách thành phố Siêm Riệp 100 km. Đây là kinh đô cũ của đế chế Angkor được xây dựng dưới triều đại vua Jayavarman IV, khởi công từ năm 921 đến năm 944 mới hoàn tất. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự khủng hoảng quyền lực của vương triều Angkor sau khi vua Indravarman I băng hà.
Koh Ker được xem là cố đô của vương triều và được người dân quen gọi với cái tên Kim tự tháp của nền văn minh Angkor.
Theo những bi ký tìm thấy trong phế tích Angkor và tư liệu của nhà khảo cổ Pháp Georges Coedes: Năm 921, quốc vương Jayavarman IVHasavarman I bỏ vùng Angkor về ở Koh Ker và xây nhiều cung điện to tát. Rồi 23 năm sau, vào năm 944 vua nối ngôi trở về ngự ở Angkor. Nguyên nhân nào khiến cho vị vua xây dựng một ngôi đền nguy nga tráng lệ trong suốt 23 năm ròng với sự tham gia của hàng ngàn nô lệ cùng kiến trúc sư Khmer chính tại Koh Ker? Vì vị thế nơi đây thật sự không thuận lợi cho việc duy trì một vương quốc: khu vực toàn núi đá và không có hệ thống sông ngòi cung cấp nước cho kinh thành. Kinh thành Koh Ker trở nên chết yểu bởi chính vị thế không thật sự thuận lợi của mình.
Vẫn như bao đền đài khác ẩn mình trong rừng sâu hàng ngàn năm, kinh đô Koh Ker một thời giờ đây gần như hoang phế, chỉ còn lại những dãy tường thành to lớn bao bọc cung điện. Ấn tượng nhất vẫn là ngọn tháp cao vút giữa trung tâm Koh Ker tuy đã bị sụp mất phần mái nhưng vẫn uy nghi đứng giữa rừng già. Kinh đô Koh Ker chỉ tồn tại đúng với thời gian xây dựng nên nó: 23 năm. Ngay sau khi lên ngôi, con của Jayavarman IVHasavarman I đã cho dời đô trở lại Angkor, và ngay từ năm 944, Koh Ker đã bị quên lãng. Mãi đến năm 2003, Koh Ker mới chính thức được đưa ra ánh sáng sau 1.059 năm bị lãng quên. Đó là kỳ quan và là cố đô được xem là "yểu mệnh" nhất trong thời kỳ Angkor.
Pháo đài giữa khu đền được xây dựng hoàn toàn khác với kiến trúc Angkor, có hình kim tự tháp với những bậc đá lên đỉnh gần như dựng đứng. Tư liệu cổ ghi lại rằng do loạn lạc, vua Jayavarman IV đã cho xây ngôi tháp vừa làm nơi huấn luyện quân đội, vừa làm đền thờ. Các bức tường thành bao bọc kinh đô Koh Ker cũng rất dày và chỉ có một lối độc đạo ra vào để tránh bị tấn công.
Kim tự tháp Koh Ker được xem là công trình độc đáo nhất khu phế tích với gần 54[sup][1][/sup] ngọn tháp giống như nhau. Nhiều người gọi đây là con đường lên trời với những bậc tam cấp nhỏ và gần như thẳng đứng, Ủy ban Apsara đã thiết kế một cầu thang dành cho du khách.
Ngày xưa các quan quân vua Jayavarman IV dùng "đường lên trời" để luyện tập, những ai kiên cường, dẻo dai mới có thể chinh phục được đỉnh tháp, do đó đã có không ít người bỏ mạng khi luyện tập với "đường lên trời" này. Từ trên đỉnh tháp, phóng tầm mắt có thể thấy cả những dãy núi Prasat Preah Vihear, núi Kulen hùng vĩ phía xa xa.
Đền Koh Ker chia làm nhiều cụm tháp to nhỏ rãi khắp một khu vực rộng lớn.[sup][3][/sup] Sau đây là tên chi tiết các tháp trong khu vực:
Cố đô Koh Ker rộng đến 30km2, chỉ trung tâm hoàng thành có đến 54 ngọn tháp bằng đá lớn, chưa kể hàng trăm ngôi đền thờ những chiếc Linga khổng lồ còn nằm khuất sau những cánh rừng quanh đền, mà cho đến giờ Ủy ban Apsara vẫn chưa thể thống kê được. Hàng vạn nô lệ đã bỏ mạng để xây dựng nên Koh Ker, vậy mà nó chỉ tồn tại đúng 23 năm.
Ngôi đền cũng giống như số phận của những ngôi đền khác ngoài khu vực trung tâm, dù là kinh thành, hoàng cung và được mệnh danh là cố đô lừng lẫy trong lịch sử, cùng với Beng Mealea, Koh Ker bị chìm vào quên lãng suốt 1059 năm không một bóng người. Hiện nay, di tích đang tiếp tục bị bỏ hoang và chưa có dấu hiệu của sự trùng tu. Chỉ vài sửa chữa nhỏ nhặt mà Ủy ban Apsara thiết kế dành cho số ít du khách tham quan nơi đây. Di tích chỉ thích hợp với du khách ba lô hay đi bằng xe moto, bởi địa thế nằm khá xa trung tâm cùng sự hoang phế của nó. Cá biệt, có một số ngôi đền nằm lẩn khuất trong rừng già….
HÌnh ảnh Kohker

Hành Trình Di Sản Đền PREAH VIHEAR – ANGKOR (5 ngày 4 đêm)
Hành Trình Di Sản Đền PREAH VIHEAR – ANGKOR (5 ngày 4 đêm)
Hành Trình Di Sản Đền PREAH VIHEAR – ANGKOR (5 ngày 4 đêm)
Hành Trình Di Sản Đền PREAH VIHEAR – ANGKOR (5 ngày 4 đêm)
Hành Trình Di Sản Đền PREAH VIHEAR – ANGKOR (5 ngày 4 đêm)

Đền Beng Mealea(theo tiếng Việt:đọc là Bơng Mì Lia) là ngôi đền nằm trong quần thể di tích thời Angkor dùng là nơi chôn cất vua Suryavarman II. Đây được xem là phiên bản của đền Angkor được các nhà khoa học Pháp phát hiện vào năm 1954.
Cách Siêm Riệp 70 km về phía Đông Bắc theo quốc lộ số 6 đến ngã ba DamDek rồi rẽ ngược lên là đến đền Beng Mealea - nơi chôn cất vua Suryavarman II.
Vương triều Angkor từng là vương triều hùng mạnh dưới sự trị vì của vua Suryavarman II – là vị vua được mệnh danh là ‘’vị vua bách chiến bách thắng ‘’. Song song đó, chính ông là người xây dựng nên Angkor Wat – một công trình vỹ đại mà người đời thán phục. Đế chế Khmer dưới sự trị vì của ông đã bành trướng đến biên giới Bắc Lào ngày nay, phía nam đến tận bán đảo Malay, phía tây đến tận vương quốc PaganMyanma. Cuộc xâm lược Đại Việt của vương triều bị thất bại vào năm (1145 – 1150) theo những bia ký lưu giữ lại. Sau khi nhà vua băng hà, cái chết của ông cùng với vương triều chìm sâu vào quên lãng, người ta không biết và cũng không ai có thể giải thích về những bí mật của vương triều.
Năm 1954, Theo tư liệu người Pháp để lại tại Viện Viễn Đông bác cổ, năm 1954 các nhà khoa học Pháp đã có thông tin về một khu đền lớn như một phiên bản của đền Angkor nằm trong khu rừng cách, nhưng hoàn toàn không có đường vào.
Mãi đến năm 1965, các toán thám hiểm phương Tây đầu tiên mới đặt chân đến khu rừng này. Và qua những tư liệu cổ, cũng như các bia ký còn đặt trong đền, người ta mới biết đền Boeng Mealea chính là nơi chôn cất thi hài vua Suryavarman II cũng như tất cả vàng bạc châu báu của vương triều. Nhưng do chiến tranh triền miên, khu đền Boeng Mealea lại chìm đắm giữa rừng hoang. Năm 2003, chính phủ khai phá một con đường mòn dẫn vào Beng Mealea. Beng Mealea chính thức được đưa ra ánh sáng.
Khu vực đền đã sụp đổ khá nhiều, nhưng vẫn có thể nhận ra dáng dấp hoành tráng của nó không thua gì Angkor Wat, thậm chí các khối đá xây đền nơi này còn to hơn cả đền Angkor, nặng trung bình 8 tấn so với 3-5 tấn của Angkor Wat. Đền Boeng Mealea ngày xưa như một thành phố nhỏ với diện tích 108ha và có hào nước bao bọc quanh thành, có nơi rộng đến 45m. Đền có ba lớp tường bao bọc và được trấn giữ bởi những cánh cổng bằng đá khổng lồ, chính giữa là ngọn tháp cao đến 42m nhưng đã bị gãy đổ. Đặc biệt hơn, Beng Mealea có đến bốn thư viện ở bốn góc thành trong cảnh hoang tàn, so với hầu hết các đền đài thời kỳ Angkor chỉ có hai thư viện. Vượt qua vòng thành đổ nát, đi lên rồi trèo xuống những đống gạch đá đổ nát là du khách đến được với trung tâm của Đền. Chiếc quan tài của vua Suryavarman II nằm lăn lóc dưới đất. Theo Ủy ban Apsara, từ những năm chiến tranh, không chỉ các nhà nghiên cứu khảo cổ học mà còn những băng nhóm đào bới mộ cổ đã tìm đến đây và khai quật ngôi mộ cổ này, nhiều vàng bạc châu báu đã bị lấy đi, những mảng phù điêu tuyệt mỹ trên tường của đền cũng bị đục lấy mất và xô ngã chiếc quan tài từ trên đền xuống đất. Nhưng họ không tìm thấy được thi hài của Suryavarman II. Nhiều giả thuyết cho rằng sau khi băng hà, để tránh bị xâm hại, hoàng tộc đã cho hỏa táng thi hài vua, sau đó nghiền ra tro và đưa vào thờ trong đền Angkor Wat, quan tài và ngôi đền này được xây nên chỉ làm nơi thờ cúng hình bóng quốc vương.
Nằm cách Siêm Riệp đến 70 km khá xa xôi cách trở và hẻo lánh, khu vực đền Beng Mealea từng cho là một phiên bản thứ hai của Angkor Wat, to hơn Angkor Wat nhưng ngày nay, những gì còn sót lại của đền thì thật hoang tàn, mức độ tàn phá do chiến tranh lẫn con người, thiên nhiên đã khiến cho một di tích chìm sâu vào quên lãng.
HÌnh ảnh Beng Mealea​
Hành Trình Di Sản Đền PREAH VIHEAR – ANGKOR (5 ngày 4 đêm)
Hành Trình Di Sản Đền PREAH VIHEAR – ANGKOR (5 ngày 4 đêm)
Hành Trình Di Sản Đền PREAH VIHEAR – ANGKOR (5 ngày 4 đêm)
Hành Trình Di Sản Đền PREAH VIHEAR – ANGKOR (5 ngày 4 đêm)
Hành Trình Di Sản Đền PREAH VIHEAR – ANGKOR (5 ngày 4 đêm)
Hành Trình Di Sản Đền PREAH VIHEAR – ANGKOR (5 ngày 4 đêm)
Hành Trình Di Sản Đền PREAH VIHEAR – ANGKOR (5 ngày 4 đêm)
Hành Trình Di Sản Đền PREAH VIHEAR – ANGKOR (5 ngày 4 đêm)
Hành Trình Di Sản Đền PREAH VIHEAR – ANGKOR (5 ngày 4 đêm)
Hành Trình Di Sản Đền PREAH VIHEAR – ANGKOR (5 ngày 4 đêm)
Hành Trình Di Sản Đền PREAH VIHEAR – ANGKOR (5 ngày 4 đêm)


Xin ý kiến các Bác nhé
 

Attachments

O.S.P.D
25/5/05
636
15
18
44
Hóc Môn
@kenvinPAK:
nhà em 2 lớn + 2 nhỏ (1 bé 8t,1 bé 11t)= 3 suất x 515 $ = 1.545$
giảm 5% còn 1467.75$
tiền xe 150$
Tổng cộng: 1617.75$
Bác kiểm tra giúp nếu đúng thì đầu giờ e chuyển tiền luôn.
thanks bác.
 
Tập Lái
6/9/18
2
12
5
@kenvinPAK:
nhà em 2 lớn + 2 nhỏ (1 bé 8t,1 bé 11t)= 3 suất x 515 $ = 1.545$
giảm 5% còn 1467.75$
tiền xe 150$
Tổng cộng: 1617.75$
Bác kiểm tra giúp nếu đúng thì đầu giờ e chuyển tiền luôn.
thanks bác.

Chào bác,
Chi phí cho gia đình nhà bác như sau:
# xe 180$ giảm 30$ còn 150$
# người 515$ trừ 25$ tip ra còn 490$/người x 3 = 1.470$ x 5% giảm (73.5$) = 1396.5$ + 75$ tip = 1471.5$ (đã bao gồm típ)
Tổng: 1471.5$ người + 150$ xe = 1621.5$ x 21.500 = 34.862.250VNĐ
Noted: 515$ là bao gồm tip, landtour 490$.
Trân trọng.
KevinPak
 
Tập Lái
6/9/18
2
12
5
THÔNG BÁO
Dự kiến ngày 25/04 (thứ bảy) chúng ta sẽ họp đoàn trước khi khởi hành./
# thời gian: 8h30 ngày 25/04/2015, thứ bảy
# địa điểm: cafe ROSE (238 Đường 3 Tháng 2 , Phường 12, Quận 10, TP. HCM)
Nội dung: chia sẻ các vấn đề đi caravan do giáo sư tiến sĩ Công Khanh từ Cambodia sang.
Trân trọng thông báo
KevinPak
 
  • Like
Reactions: Namps