- Tags
- os caravan tết lào
Khất thực ở Lào
Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài, những hiền nhân nay đây mai đó, những người từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác, và sở hữu của họ không có gì ngoài ba chiếc áo và một cái bình bát. Danh từ khất sĩ có từ đó. Khất Sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm. Từ ban đầu, họ không phải là những nhà tu khổ hạnh tự hành xác để sám hối và không xem lối sống đơn giản tự nó là cứu cánh mà chỉ là phương tiện để giải thoát những phiền toái hàng ngày hầu có thể tập trung toàn lực vào công việc quan trọng duy nhất là đạt giác ngộ cho mình và giúp ích cho người.
Khất thực có nghĩa là xin ăn. Cách nuôi thân một cách chân chính do Phật dạy cho những đệ tử xuất gia. Đó là thực hành chính mạng thanh tịnh. Tưởng cũng nên nói thêm ở đây là tu sĩ của một số tôn giáo khác ở xã hội Ấn Ðộ thời đức Phật còn tại thế, thường dùng những phương tiện không chính đáng để mưu sinh, bởi lẽ những công việc ấy nhẹ nhàng, dễ làm, không khó nhọc như các nghề coi bói toán, xem tinh tú, bùa chú, xem ngày xấu, giờ tốt, xem phong thổ, địa lý, xây nhà, đào ao, v…v... Ðức Phật nhận thấy đây là điều không thể chấp nhận và không phải là việc làm của người tu sĩ Phật giáo, không phải là hành chánh mệnh thanh tịnh.
Đi khất thực còn gọi là đi bình bát hay trì bát. Chữ Bát có nghĩa là đồ dùng để chứa đựng các thực phẩm chỉ đủ vừa sức ăn cho một người. Bình bát là loại bình được làm bằng đá, bằng sành, bằng đất sét nung thật chín rồi tráng men bên trong cho khỏi rỉ nước, chứ không được làm bằng vàng bạc hay tất cả những kim khí quý, ... Nếu dùng bằng kim khí quý thì không đúng phẩm hạnh của người xuất gia. Các vị đã phát tâm xuất gia tức là tập hạnh xả bỏ tất cả, kể cả thân mạng nếu cần và đúng với chánh pháp, nghĩa là xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo. Ở các nước theo Nam Tông Phật giáo, chư Tăng đi khất thực nên thường dùng bình bát. Các nước theo Bắc Tông Phật giáo thì không đi khất thực nên chỉ dùng bình bát trong ba tháng an cư kiết hạ, có nơi còn ba tháng kiết đông nữa; đồng thời, thỉnh thoảng có quý thí chủ phát tâm cúng dường trai tăng thì cũng dùng bình bát để cúng Phật trước khi thọ trai.
Chuyến đi khất thực bao giờ cũng diễn ra vào buổi sáng và chấm dứt trước giờ ngọ tức trước lúc mặt trời đứng bóng. Các Tỳ-kheo đi một mình hay từng nhóm, không đứng trước cửa chợ mà đi theo thứ tự, từ nhà này sang nhà khác, không phân biệt, mắt nhìn xuống và yên lặng đứng đợi trước mỗi cửa nhà để xem thức ăn có được đặt vào bình bát không. Các thí chủ chỉ cúng dường những thức ăn đã được nấu sẵn, không cúng dường các vật liệu chưa làm thành món ăn, như cúng cơm chứ không cúng gạo, cúng món rau xào chứ không cúng bó rau chưa nấu chín. Nếu chưa đủ dùng, chư vị tiếp tục đi theo hàng dọc đến nhà bên cạnh nhưng không được quá bảy nhà. Chư vị không được phép bỏ sót nhà nào, hoặc dành ưu tiên cho phố xá ở các thị trấn phồn thịnh, các gia chủ giàu hay nghèo đều phải được tạo cơ hội đồng đều để gieo trồng phước duyên, cũng không muốn gây cảm tưởng là chư vị ham thích những khu phố giàu có vì thức ăn ngon hơn.
Khất thực xong, các vị trở về tịnh xá để ăn trước khi mặt trời đứng bóng. Đây là bữa ăn duy nhất trong ngày. Thông thường thức ăn được phân ra làm bốn phần: một phần nhường lại cho các bạn đồng tu nếu thấy họ không có hay có ít, một phần san sẻ cho người nghèo, một phần dành cho loại chúng sinh không phải là người nhưng sống chung với người và cuối cùng còn lại là phần mình dùng. Khi thọ dụng thức ăn các vị Tỷ kheo xem như là việc uống thuốc để duy trì sự sống mà tu hành, ngon không ham, dở không bỏ. Thọ dụng cúng phẩm của người đời vừa khỏi đói khát thì thôi, không được ham cầu cho nhiều, phá vỡ thiện niệm của họ. Sau bữa ăn, các vị rửa bát, xếp gọn các y, ngơi nghỉ trong chốc lát, liền lại đến một gốc cây hay căn nhà trống, hay tịnh thất ngồi thiền định như hành Tứ niệm xứ hay niệm hơi thở vào, hơi thở ra.
Hằng năm, chư Tăng ni an cư vào ba tháng mùa mưa. Tất cả trở về sống chung trong các tịnh xá lớn. Trong thời gian này, chư Tăng không đi khất thực, đã có thiện nam, tín nữ, đến tịnh xá "để bát" và lo tứ sự cúng dường. Cứ đến ngày lễ Bố-tát vào ngày trăng tròn và ngày đầu trăng, chúng Tỳ kheo cùng sống trong một vùng phải tập họp lại một chỗ gọi là giới trường để tụng đọc Giới bổn Ba La Đề Mộc Xoa. Chư Ni thì có đại diện đến xin lãnh giới ở chư Tăng và trở về tịnh xá riêng của Ni để tụng đọc Giới bổn Ni. Ngoài ba tháng an cư, chư Tăng được tung ra khắp các phương hướng, đi đến các trú xứ khác nhau, trong các quốc độ, vừa khất thực để độ nhật, vừa thuyết pháp độ sinh, và vừa nỗ lực tinh cần tiếp tục hành Thiền để đoạn trừ tham sân si.
(nguồn http://dulichmoisinh.blogspot.com/2012/05/khat-thuc-o-lao.html)
Sáng sớm 5h, em tranh thủ đi xem Khất Thực ở Lào, đây là một nén văn hóa đặc trưng ở cố đô Lào ..
5 giờ sáng đã có hàng trăm người ngồi chờ ở khắp cung đường nơi đoàn Khất Thực đi qua ...
Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài, những hiền nhân nay đây mai đó, những người từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác, và sở hữu của họ không có gì ngoài ba chiếc áo và một cái bình bát. Danh từ khất sĩ có từ đó. Khất Sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm. Từ ban đầu, họ không phải là những nhà tu khổ hạnh tự hành xác để sám hối và không xem lối sống đơn giản tự nó là cứu cánh mà chỉ là phương tiện để giải thoát những phiền toái hàng ngày hầu có thể tập trung toàn lực vào công việc quan trọng duy nhất là đạt giác ngộ cho mình và giúp ích cho người.
Khất thực có nghĩa là xin ăn. Cách nuôi thân một cách chân chính do Phật dạy cho những đệ tử xuất gia. Đó là thực hành chính mạng thanh tịnh. Tưởng cũng nên nói thêm ở đây là tu sĩ của một số tôn giáo khác ở xã hội Ấn Ðộ thời đức Phật còn tại thế, thường dùng những phương tiện không chính đáng để mưu sinh, bởi lẽ những công việc ấy nhẹ nhàng, dễ làm, không khó nhọc như các nghề coi bói toán, xem tinh tú, bùa chú, xem ngày xấu, giờ tốt, xem phong thổ, địa lý, xây nhà, đào ao, v…v... Ðức Phật nhận thấy đây là điều không thể chấp nhận và không phải là việc làm của người tu sĩ Phật giáo, không phải là hành chánh mệnh thanh tịnh.
Đi khất thực còn gọi là đi bình bát hay trì bát. Chữ Bát có nghĩa là đồ dùng để chứa đựng các thực phẩm chỉ đủ vừa sức ăn cho một người. Bình bát là loại bình được làm bằng đá, bằng sành, bằng đất sét nung thật chín rồi tráng men bên trong cho khỏi rỉ nước, chứ không được làm bằng vàng bạc hay tất cả những kim khí quý, ... Nếu dùng bằng kim khí quý thì không đúng phẩm hạnh của người xuất gia. Các vị đã phát tâm xuất gia tức là tập hạnh xả bỏ tất cả, kể cả thân mạng nếu cần và đúng với chánh pháp, nghĩa là xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo. Ở các nước theo Nam Tông Phật giáo, chư Tăng đi khất thực nên thường dùng bình bát. Các nước theo Bắc Tông Phật giáo thì không đi khất thực nên chỉ dùng bình bát trong ba tháng an cư kiết hạ, có nơi còn ba tháng kiết đông nữa; đồng thời, thỉnh thoảng có quý thí chủ phát tâm cúng dường trai tăng thì cũng dùng bình bát để cúng Phật trước khi thọ trai.
Chuyến đi khất thực bao giờ cũng diễn ra vào buổi sáng và chấm dứt trước giờ ngọ tức trước lúc mặt trời đứng bóng. Các Tỳ-kheo đi một mình hay từng nhóm, không đứng trước cửa chợ mà đi theo thứ tự, từ nhà này sang nhà khác, không phân biệt, mắt nhìn xuống và yên lặng đứng đợi trước mỗi cửa nhà để xem thức ăn có được đặt vào bình bát không. Các thí chủ chỉ cúng dường những thức ăn đã được nấu sẵn, không cúng dường các vật liệu chưa làm thành món ăn, như cúng cơm chứ không cúng gạo, cúng món rau xào chứ không cúng bó rau chưa nấu chín. Nếu chưa đủ dùng, chư vị tiếp tục đi theo hàng dọc đến nhà bên cạnh nhưng không được quá bảy nhà. Chư vị không được phép bỏ sót nhà nào, hoặc dành ưu tiên cho phố xá ở các thị trấn phồn thịnh, các gia chủ giàu hay nghèo đều phải được tạo cơ hội đồng đều để gieo trồng phước duyên, cũng không muốn gây cảm tưởng là chư vị ham thích những khu phố giàu có vì thức ăn ngon hơn.
Khất thực xong, các vị trở về tịnh xá để ăn trước khi mặt trời đứng bóng. Đây là bữa ăn duy nhất trong ngày. Thông thường thức ăn được phân ra làm bốn phần: một phần nhường lại cho các bạn đồng tu nếu thấy họ không có hay có ít, một phần san sẻ cho người nghèo, một phần dành cho loại chúng sinh không phải là người nhưng sống chung với người và cuối cùng còn lại là phần mình dùng. Khi thọ dụng thức ăn các vị Tỷ kheo xem như là việc uống thuốc để duy trì sự sống mà tu hành, ngon không ham, dở không bỏ. Thọ dụng cúng phẩm của người đời vừa khỏi đói khát thì thôi, không được ham cầu cho nhiều, phá vỡ thiện niệm của họ. Sau bữa ăn, các vị rửa bát, xếp gọn các y, ngơi nghỉ trong chốc lát, liền lại đến một gốc cây hay căn nhà trống, hay tịnh thất ngồi thiền định như hành Tứ niệm xứ hay niệm hơi thở vào, hơi thở ra.
Hằng năm, chư Tăng ni an cư vào ba tháng mùa mưa. Tất cả trở về sống chung trong các tịnh xá lớn. Trong thời gian này, chư Tăng không đi khất thực, đã có thiện nam, tín nữ, đến tịnh xá "để bát" và lo tứ sự cúng dường. Cứ đến ngày lễ Bố-tát vào ngày trăng tròn và ngày đầu trăng, chúng Tỳ kheo cùng sống trong một vùng phải tập họp lại một chỗ gọi là giới trường để tụng đọc Giới bổn Ba La Đề Mộc Xoa. Chư Ni thì có đại diện đến xin lãnh giới ở chư Tăng và trở về tịnh xá riêng của Ni để tụng đọc Giới bổn Ni. Ngoài ba tháng an cư, chư Tăng được tung ra khắp các phương hướng, đi đến các trú xứ khác nhau, trong các quốc độ, vừa khất thực để độ nhật, vừa thuyết pháp độ sinh, và vừa nỗ lực tinh cần tiếp tục hành Thiền để đoạn trừ tham sân si.
(nguồn http://dulichmoisinh.blogspot.com/2012/05/khat-thuc-o-lao.html)
Sáng sớm 5h, em tranh thủ đi xem Khất Thực ở Lào, đây là một nén văn hóa đặc trưng ở cố đô Lào ..
5 giờ sáng đã có hàng trăm người ngồi chờ ở khắp cung đường nơi đoàn Khất Thực đi qua ...
View attachment 456987
View attachment 456988 View attachment 456989 View attachment 456990 View attachment 456991 View attachment 456992 View attachment 456993 View attachment 456994
Cung đường đèo thường xuyên bị sạt lở và đầy bụi đường ..
View attachment 456995
Đi trên đất Lào, xe Hilux phổ biến nhất ở Lào như dân Việt Nam chuộng Toyota Innova
View attachment 456996
Ôi nhìn đôi mắt biết ngay là Bi, xuống cái mũi nữa thì chỉ Bi là duy nhất